Mời gọi qua sông – Jean-Yves Garneau.
Chúng ta phải
liên lỉ băng qua bờ bên kia. Thường
thường biển
động. Nhưng
Chúa Kitô ở với chúng ta. Việc băng qua hồ Tibêriát, như thánh Marcô kể lại, mang một ý nghĩa tượng trưng, cho ta thấy một kinh nghiệm quan trọng và sâu sắc mà
các môn đệ đã có được.
Kinh nghiệm này có một
giá trị gương mẫu đối với chúng ta. Thường thường chúng ta phải sống những kinh nghiệm tương tự.
Sang bờ bên kia.
Chúa Giêsu
bảo bạn hữu của Chúa sang bờ bên kia. Vấn
đề không phải chỉ đơn giản là đi từ nơi này đến
nơi khác, nhưng là sống một biến cố sẽ giúp họ lớn
lên. Lúc đó họ chưa biết được điều
này.
Nhiều lần
cả chúng ta nữa, chúng ta đứng trước một tiếng gọi của Chúa Kitô. Gọi
vươn lên, gọi sống đời sống Kitô hữu của chúng ta mãnh liệt hơn, gọi dấn thân một cách mới mẻ… Nếu chúng ta đáp trả tiếng gọi ấy chúng ta không biết trước những gì sẽ xảy
ra cho mình hoặc nó sẽ
đưa mình đến tận đâu.
Từ biển
lặng đến sóng gió.
Không chút
do dự các tông đồ chấp nhận qua bờ bên kia,
thậm chí họ còn có
sáng kiến chuẩn bị nữa. Lúc khởi hành, mọi sự diễn ra suôn sẻ. Biển hồ yên lặng.
Họ là những tay chèo giỏi.
Chúa Kitô nằm ngủ ở mạn thuyền. Rồi gió nổi
lên. Đó là giông bão. Các
môn đệ hoảng
hốt. Từ đáy lòng họ
la lên: “Lạy Thầy, chúng con chết mất!”.
Sự kiện
này có thể
áp dụng vào chính cuộc
sống của chúng ta. Nhiều lần chúng ta phải đáp lại những lời mời gọi của Thiên Chúa. Không
thể nghi ngờ thiện chí của chúng
ta: Như các môn đệ, chúng ta thưa vâng trước những tiếng gọi này. Nhưng việc thực hành những gì tiếng gọi ấy thường có vẻ khó khăn
và gắt gao hơn ta tưởng. Các khó khăn nhất
thiết sẽ xảy đến. Chúng rất thường nhiều hơn và lớn
hơn điều ta
dự tính.
Thế giới
này trong đó chúng ta sống cũng giống như mặt biển động vậy. Sống đạo trên một mặt biển như thế không dễ dàng, không đơn
giản! Không dễ dàng lớn
lên về mặt Kitô hữu trong một xã hội
như xã hội của chúng ta, đang loan truyền đủ mọi thứ khác trừ sứ điệp của Chúa Kitô và
lôi cuốn đến mọi nơi khác trừ
những con đường
của Tin Mừng. Lúc đó ta bị cám
dỗ buông xuôi hết. Trở thành những kẻ không
dấn thân. Không đi nhà thờ nữa, chỉ còn sống
cho mình, chỉ còn mang tên là tín hữu mà thôi. Người ta
vớt vát cho bộ mặt bên ngoài nhưng trong lòng thì không
còn gì nữa.
Phải làm một hành vi đức tin.
Giữa cơn giông tố, các tông
đồ có ý tưởng rất hay là quay về với
Thầy của mình và cầu cứu Ngài. Kết quả
thật lạ lùng. Chúa Kitô ra lệnh cho biển. Biển
lặng như tờ. Ngài trách họ: “Sao lại sợ? Tại
sao các con không có lòng tin?”. Phản ứng của các môn
đệ có thể làm chúng ta ngạc nhiên. Thay vì kêu lên:
“Lạy Chúa, chúng con tin”, họ lại tự hỏi: “Ngài
là ai mà ngay cả đến phong ba và biển cả cũng
phải vâng phục Ngài?”. Không phải một sớm
một chiều mà ta có được một niềm tin
vững chắc và sâu xa. Cần thời gian. Phải
trải qua nhiều kinh nghiệm trong cuộc đời
làm Kitô hữu.
Ba điểm cần
nhớ.
Những gì cần
nhớ trong bài Tin Mừng hôm nay có thể
tóm tắt trong ba điểm.
- Một là: đừng
sợ qua bờ bên kia. Đây là một điều
kiện phải có để lớn lên. Khi cứ ở lại mãi trên
bờ yên tĩnh của thế giới bé nhỏ an toàn của mình, người ta không bao
giờ trở thành một Kitô hữu biết nhìn xa thấy rộng
được Chúa Kitô luôn luôn
mời gọi đi xa hơn,
cao hơn.
- Hai là: đừng
ngạc nhiên về những khó khăn gặp
phải khi muốn
sống một cuộc đời Kitô chân chính.
Biển động là thành phần
của cuộc sống ấy, đó là dịp
để tiến bộ.
- Ba là: không
nghi ngờ về sự hiện diện và quyền năng của Chúa Kitô. Ngài ở với chúng ta. Cùng
với Ngài, chúng ta luôn
luôn tới được những bến bờ khác. Chính Ngài
đã đi qua cái chết… và đã tới
bờ của một cuộc sống mới. Những lần chúng ta phải
đi từ bờ bên này
sang bờ bên kia trong
cuộc sống hằng ngày đó là chúng
ta được chuẩn bị cho cuộc vượt qua cuối cùng.
Coi chừng những cuộc sống Kitô quá yên
ổn, quá an toàn. Chúa Kitô
chờ đời chúng ta trên
biển động.
Thường thường đó
chính là nơi mà Ngài
tự mặc khải cho chúng ta cách
mạnh mẽ.
Và chính ở đó, ở ngoài khơi mà rất
thường đức
tin của chúng ta có thể
được thức
tỉnh hơn hết và có
thể lớn lên.