Mầu nhiệm tình
yêu.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba ngôi là mầu
nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo, Đây là một
mầu nhiệm thâm sâu nhất, cao cả nhất mà lý trí
con người, ngay cả óc tưởng tượng của
con người, cũng không thể nào thấu hiểu hay
hình dung được. Bởi vì Thiên Chúa Ba Ngôi không phải
là một vấn đề, càng không phải là một vấn
đề toán học. Mầu nhiệm không phải là vấn
đề hay bài toán: 3 là 3; 1 là 1. Không tính với toán nào mà 1
là 3 hay 3 thành 1 được. Thiên Chúa không phải là những
con số. Không thể làm trò ảo thuật hay lý luận
đưa ngón tay ba đốt hay hình tam giác mà ví von. Thậm
chí con người nói rằng; là như thế là đùa bỡn
với Thiên Chúa, còn tệ hơn phủ nhận Ngài.
Vậy ai đã cho chúng ta biết mầu
nhiệm này? Chính Chúa Giêsu Kitô. Nếu Chúa không dạy bảo
thì loài người không thể nào biết được.
Cho tới trước khi Chúa Kitô đến, loài người
không có một ý niệm nào, dân Do thái, dân riêng của Chúa,
cũng không biết gì về mầu nhiệm này. Cựu
Ước chỉ nói tới một Thiên Chúa duy nhất, tạo
dựng và làm chủ vũ trụ. Chính Chúa Giêsu, trong đời
sống công khai giảng dạy đã mạc khải dần
dần, tức là Ngài đã dần dần vén lên bức màn
của mầu nhiệm này.
Ngài cho biết; Chúa Cha là Thiên Chúa, còn ngài
là Con Một của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha là một. Ngài ở
trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài, nghĩa là Ngài cùng bản
tính với Chúa Cha, Ngài cũng là Thiên Chúa. Ngài cũng cho biết:
Chúa Thánh Thần là Đấng Ngài và Chúa Cha sai đến,
cũng là Thiên Chúa. Như vậy, chỉ là một Thiên Chúa
duy nhất nhưng có Ba Ngôi riêng biệt nhau chứ không phải
là ba Chúa.
Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm và mãi
mãi vẫn là mầu nhiệm. Vậy tại sao Chúa Giêsu lại
mạc khải cho chúng ta một mầu nhiệm quá cao siêu
như thế? Chắc chắn không phải là để thử
thách thiện chí của con người, hoặc để
xây lên bức tượng chặn đứng suy luận và
óc tưởng tưởng của con người. Nhưng
vì Chúa muốn chúng ta hiểu biết đời sống nội
tại của Thiên Chúa, đó là tình yêu. Thiên Chúa là Tình yêu. Mầu
nhiệm Chúa Ba Ngôi nói lên điều đó.
Thiên Chúa là tình yêu. Thiên Chúa yêu
thương con người. Đó là một công thức
khác để nói về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Vì tình yêu
thương, Thiên Chúa đã tạo dựng con người
giống hình ảnh Chúa, nghĩa là ban cho con người
được hạnh phúc như Chúa. Nhưng con người
đã phạm tội phản nghịch đánh mất hạnh
phúc. Thiên Chúa không từ bỏ con người. Ngài đã quyết
định ban con yêu dấu của Ngài để cứu
chuộc. Và vì yêu thương con người, Đức
Kitô đã vâng lời Chúa Cha đến trần gian thực
hiện sứ mệnh yêu thương đó. Và khi hoàn tất,
Ngài về trời, Ngài đã sai Thánh Thần đến
để tiếp tục công việc của Ngài, công việc
yêu thương. Nhờ Chúa Thánh Thần, tình yêu của Thiên
Chúa tiếp tục được bày tỏ mãi cho tới
chúng ta hôm nay và mãi về sau nữa.
Cho nên, khi mừng kính mầu nhiệm Một
Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội Không chỉ nhắc nhở chúng ta xác
tín lại tín điều quan trọng này, nhưng còn mời
gọi chúng ta hãy sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, là sống
yêu thương và hiệp nhất. Như tình yêu
thương giữa Ba Ngôi Thiên Chúa không khép kín lại trong
Ba Ngôi, nhưng đã trào tràn trên mọi thụ tạo, thì
tình yêu thương của người Kitô hữu cũng vậy,
phải mở ra cho hết mọi người. Sống yêu
thương là cách diễn tả đúng và đầy đủ
ý nghĩa cuộc sống làm người và làm con Chúa; đồng
thời cũng diễn tả cuộc sống của Chúa
Ba Ngôi: yêu thương và hiệp nhất.
Ngày kia, có
một đan viện phụ tìm đến một thiền
sư. Vị đan viện phụ buồn rầu cho biết
tình trạng bi đát của tu viện mình và xin ý kiến.
Trước đây, tu viện là một trung tâm hành
hương lớn, thu hút không biết bao nhiêu tâm hồn mộ
đạo. Nhưng bây giờ tu viện gần như
đã trở thành ngôi chùa trống vắng. Nghe xong vị
thiền sư nói: “Tội đã và đang xảy ra trong cộng
đoàn là tội vô tình. Thiên Chúa đã cải trang thành một
người giữa chư vị, nhưng chư vị
đã vô tình không nhận ra Ngài”. Khi biết điều
đó, trong tu viện, mọi người đều thắc
mắc không biết ai trong số những thành viên của
tu viện là Thiên Chúa đã cải trang. Và từ đó ai
cũng đối xử với nhau như đối xử
với chính Chúa. Không mấy chốc, bầu khí yêu
thương, huynh đệ, sức sống và niềm vui
đã trở lại với tu viện.
Mạc khải lớn nhất mà Chúa
Giêsu đã ban cho chúng ta, đó là Thiên Chúa Cha yêu thương
chúng ta vô cùng. Tình yêu của Ngài là một lời mời gọi.
Ngài muốn chúng ta lên đường, nói theo Con Một của
Ngài: sống yêu thương nhau, vì tất cả đều
là anh chị em, con cùng một Cha. Thiên Chúa hằng mời gọi
chúng ta tham dự vào cuộc sống của Ngài, cuộc sống
của Ba Ngôi Thiên Chúa, một cuộc sống của tình
yêu thương, có nghĩa là Ngài kêu gọi chúng ta hãy sống
hiến thân cho anh em, đừng sống ích kỷ cho riêng
mình, nhưng hãy mở rộng đôi tay, mở rộng tầm
nhìn, nới dài đôi chân và mở rộng tấm lòng đến
với mọi người chung quanh. Xin Chúa cho chúng ta luôn biết
sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, bằng cách sống yêu
thương nhau. Và sống yêu thương nhau là cách thế
tuyên xưng mầu nhiêm Chúa Ba Ngôi vậy.