Thần Khí đổi mới.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Tại một giáo xứ ở miền
Sicilia, thuộc miền Nam nước Ý, có một tập tục
khá ngộ nghĩnh và lý thú. Mỗi năm vào dịp lễ
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, sau bài Tin Mừng, cha xứ
ra lệnh thả ra trong nhà thờ một con chim bồ câu
tượng trưng cho Chúa Thánh Thần. Khi con chim câu nầy
đậu xuống trên vai hay đầu ai thì người ấy
không được tránh né hoặc đuổi đi,
nhưng phải quyết tâm thực hiện một công tác
cụ thể, to hoặc nhỏ tùy theo khả năng của
mình, để chứng tỏ rằng mình làm công việc ấy
là do sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.
Lịch sử giáo xứ ấy có ghi lại
một số sự kiện điển hình như sau:
- Một lần
chim câu đã đậu xuống trên vai ông hiệu trưởng.
Kết quả là ông đã quyết tâm thực
hiện một cuốn sách giáo khoa rất có giá trị.
- Lần
khác, chim câu đáp xuống trên đầu một công tước
vùng ấy, khiến ông ta phải ra tay nghĩa hiệp, bỏ
tiền xây một hệ thống dẫn nước
được đặt tên là “hệ thống dẫn
nước Chúa Thánh Thần”.
- Có một
linh mục trẻ được chỉ định đến
thay thế cho cha xứ già đã đến tuổi hưu.
Dù không tán thành nhưng cũng chưa dứt khoát bỏ
đi tập tục đã thành truyền thống kia. Vào dịp lễ Chúa Thánh Thần hiện
xuống đầu tiên của ngài ở xứ mới, vị
linh mục trẻ vẫn cho giữ thông lệ thả chim
câu, nhưng ra lệnh mở hết tất cả các cửa
chính và cửa sổ với hy vọng là chú chim câu sẽ
bay ra ngoài để tung cánh trong bầu trời cao rộng.
Trớ trêu thay, sau khi bay lượn vài vòng từ đầu
này đến đầu kia của nhà thờ, chim câu đã
đáp xuống vai phải của cha xứ mới trong tiếng
vỗ tay vang dội của giáo dân. Phải hứa
làm gì cụ thể bây giờ đây? Cha
xứ mới chỉ tuyên bố là ngài sẽ đầu
tư mọi khả năng và thời giờ để phục
vụ tốt cộng đoàn giáo xứ. Và ngài đã giữ lời hứa.
Thưa anh chị em,
Với
mỗi người chúng ta hôm nay, Chúa Thánh Thần vẫn là
Đấng thiêng liêng. Chúng ta không thể giới
hạn cách thức tỏ hiện của Ngài trong hình thức
của trận cuồng phong, lưỡi lửa, của
chim bồ câu hay bất cứ một hình thức nào khác.
Quả thực, Ngài không ngừng hiện diện và tác
động nơi chúng ta cách tự do và rộng khắp.
Ơn của Ngài nhằm thôi thúc chúng ta phải làm gì cụ
thể trong việc đổi mới đời sống
con cái đối với Thiên Chúa, góp phần phục vụ
tha nhân, phục vụ cộng đoàn.
Bài sách
Công vụ Tông đồ hôm nay kể lại cho chúng ta những
sự lạ đã xảy ra bên trong và bên ngoài ngôi nhà nơi
các môn đệ đang hội họp, có Đức Maria ở
giữa. Bên trong có tiếng gió mạnh thổi
đến, lùa vào nhà. Có những lưỡi
lửa xuất hiện trên mỗi người. Họ tràn đầy Thánh Thần. Bên ngoài dân chúng
bỡ ngỡ kéo đến bao vây. Sự
gì đã xảy ra? Phêrô, con người nhát đảm
ấy, hôm nay mở tung cửa và bước
ra, theo sau là các môn môn đệ khác. Họ lâng lâng như
người say rượu, khiến dân chúng bàn tán, nhưng
họ không say rượu mà say Chúa! Vì hôm nay, ứng nghiệm
lời tiên tri Gioel đã tiên báo: “Ta sẽ đổ Thánh Thần
xuống và chúng sẽ nói tiên tri”. Phêrô giảng
bài đầu tiên làm cho 3.000 người trở lại.
Các Tông đồ khác cũng bắt đầu sứ mạng
rao giảng, với đặc ân Thánh Thần
ban cho là nói được tiếng bản xứ của mỗi
thính giả từ các nơi đổ về.
Giáo Hội
sinh từ ngày Thánh Thần hiện xuống. Ngày nay
Giáo Hội đã có một trang sử dài gần 20 thế kỷ.
Giáo Hội cũng cần một luống gió
mạnh thổi đến, lùa vào hầu có thể đổi
mới mọi sự. Xưa Phêrô đã mở tung cửa
đón nhận Thần Khí Thiên Chúa thì ngày nay các vị đại
diện Phêrô cũng đã khai mở Công Đồng “như
một lễ Hiện Xuống mới”, đem lại cho
Giáo Hội một bộ mặt mới, một luồng
gió mới.
Mỗi
lễ Hiện Xuống là một ngày khai sinh mới của
Giáo Hội, Thánh Thần là ai? – Thánh Phaolô, trong bài đọc II đã
giải thích gồm tóm trong ý tưởng rằng, Thánh Thần
là linh hồn của Giáo Hội. Thánh Thần ban cho mọi
tín hữu nhận lãnh Phép Rửa một niềm tin duy nhất,
là “Chúa Giêsu là Thiên Chúa đã sống lại”. Chúng ta phải
tin, phải sống và phải loan báo. Tuy rằng
đưcq tin là một, nhưng Thánh Thần sẽ ban cho mỗi
người, mỗi thời đại, những đặc
sủng riêng tư, thích hợp cho từng dịch vụ, từng
sinh hoạt, từng nơi chốn. Thánh Thần
như linh hồn của Giáo Hội, hằng huy động,
hướng dẫn, thống nhất để xây dựng
Giáo Hội.
Đức
Giáo Hoàng Gioan XXIII là một điển hình. Khi mới được
bầu làm Giáo Hoàng, Ngài là một cụ già đã 77 tuổi,
cục mịch như một cha xứ nhà quê, ai cũng cho
là “một Giáo Hoàng giao thời”. Nhưng ai ngờ con người
ấy, trong triều đại chỉ 5 năm, trở
thành dụng cụ của Chúa Thánh Thần để đổi
mới, để thực hiện chính sách mà Ngài gọi là
“ cập nhật hóa” (aggiomento), mở cửa để Giáo
Hội bắt gặp đà tiến triển của thời
đại văn minh. Ngày nay, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II, trong Tông thư “Tiến tới Thiên niên kỷ thứ ba”
chuẩn bị cho toàn thể Giáo Hội mừng Đại
Năm Thánh 2000 đã kêu gọi “trân trong đặc biệt
tất caw những gì Chúa Thánh Thần đã nói với Giáo Hội
và với Giáo Hội (Kh 2,7) cũng
như những gì Thánh Thần nói với các cá nhân qua các
đoàn sủng phục vụ cộng đoàn”. Đức
Thánh Cha nói tiếp: “Tôi muốn nhấn mạnh những gì
mà Chúa Thánh Thần gợi ý cho các cộng đoàn khác nhau, từ
những cộng đoàn nhỏ nhất- như gia đình,
đến những cộng đoàn lớn hơn – như
các quốc gia, các tổ chức quốc tế, kể cả
những nền văn hóa, văn minh và những truyền
thống lành mạnh” (TMA. Số 23).
Nhiều
người tín hữu ngày nay vẫn còn có thái độ
như nhóm nhỏ Tông đồ ngày xưa. Họ
sợ sệt, cửa đóng then cái, e rằng Thầy ra
đi là đi mãi, tương lai mù mịt. Nhưng
Thánh Gioan cho biết, ngay chiều Phục sinh, Chúa Giêsu
đã hiện đến trấn an các
ông: “Bình an cho các con”. Rồi Ngài thổi hơi trên các ông:
“các con hãy nhận lấy Thánh Thần”. Ai lại không liên
tưởng đến “ làn hơi Thiên Chúa” thổi đến
trên mặt nước “trong ngày khai thiên lập địa”
(St 1,2) đến làn sinh khí mà Thiên Chúa thổi vào con người
trong ngày tạo dựng Ađam (St 2,7). Ngày nay, làn hơi ấy
chính là Chúa Thánh Thần, là làn hơi ban sự sống (Ga 3,
5-6) và là sức mạnh tầy xóa mọi tội lỗi:
“các con tha tội cho ai, thì tội người ấy
được tha, các con cầm tội ai, thì tội
người ấy bị cầm lại” (Ga 20,23). Qua làn hơi thở của Chúa, qua sức mạnh
của Chúa Thánh Thần, các Tông đồ cũng như
chúng ta ngày nay phải trở nên những chứng nhân của
Chúa cho đến tận cùng trái đất.
Anh chị em thân mến,
Ngày lễ Chúa Thánh Thần
ngày khai sinh của Giáo Hội, là ngày nhờ sức mạnh
của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội mở rộng vòng tay ôm
cả thê1 giới. Chúa Thánh Thần thôi thúc bên trong để
chúng ta hành động cụ thể, tỏ lộ ơn
Ngài ra bên ngoài và chúng ta sẽ chỉ có thể vững tin rằng
mình đang sống dưới sự tác động của
Chúa Thánh Thần, khi mọi nỗ lực của chúng ta luôn
theo sát với giáo huấn của Chúa Kitô và đều
hướng đến việc kiến tạo tình yêu
thương cảm thông nhau hơn. Chớ chi từ nay,
chúng ta luôn biết mở mắt tâm hồn của mình để
nhận diện ra bao cuộc hiện xuống của Chúa
Thánh Thần trong đời mình và mở rộng tâm hồn
sống theo ơn Ngài thôi thúc, hầu cuộc
sống của chúng ta có thể đổi mới không ngừng
trong tình yêu thương xây dựng.