Phải có hoa hồng
trên cây hồng – Guy Morin.
Chúng
ta đã quen với qui luật về hiệu năng. Tại nhà máy, người ta cho thôi việc người
thợ nào sản xuất kém. Cũng vậy, người
công dân đòi hỏi phải có những cảnh sát hữu
hiệu, bắt được tội phạm. Người làm vườn không thể chấp nhận
một cây hồng mà lại không sinh hoa. Ai
trong chúng ta chịu để một cây hoa tàn héo trong bồn
hoa nhà mình?
Mặc dù Tin Mừng đầy dẫy
những cử chỉ nhưng không thế mà người
ta cũng gặp nơi đó qui luật về hiệu
năng. Chúa Kitô chúc
dữ cho cây vả không có trái, kết án
người đầy tớ đã chôn vùi nén bạc của
mình. Lời Ngài, hạt giống gieo vào lòng con người,
phải sinh hoa kết quả. Bản thân Chúa
Giêsu cũng không thoát khỏi qui luật này. “Nếu hạt lúa mì rơi vào lòng đất có chết
đi thì nó mới sinh nhiều bông hạt”.
Chúa nhật trước chúng ta
đã đọc câu chuyện về cây nho mà người ta
tỉa những cành không sinh trái. Chúa Giêsu đã nói: “Điều làm
vinh danh Cha Thầy là các con mang nhiều hoa trái, và như vậy
các con sẽ trở thành môn đệ của Thầy”. Bài Tin Mừng hôm nay nói cho chúng ta biết phải
sinh hoa trái nào.
Hoa trái, đó là đức ái huynh đệ.
“Các con là bạn hữu của Thầy nếu các con
làm điều Thầy truyền dạy. Điều Thầy
truyền dạy các con là hãy yêu thương nhau”. Qui luật về hiệu năng được
áp đặt cho người môn đệ đó là đức
bác ái. Không gì thay thế được.
Không phải là chuyện xây cất một tòa nhà hay một
vương cung thánh đường nhưng là xây dựng
Thân Mình Chúa Kitô bằng tình yêu thương. Giáo
Hội có thể triển nở mà không cần nhà thờ
nhưng không thiếu những mối tương quan huynh
đệ được. Hoa quả làm
vinh danh Chúa Cha, đó là xây dựng Thân Mình Chúa Kitô. Thánh Giacôbê tóm tắt qui luật này một cách mạnh
mẽ rằng đạo thật là viếng thăm trẻ
mồ côi và kẻ góa bụa lâm cảnh cơ cực.
Đức ái huynh đệ không
phải là tình cảm cũng không phải là thiện cảm
tự nhiên nhưng là vâng phục Thiên Chúa trong và bằng việc
phục vụ người đồng loại. Việc phục vụ cụ thể:
chia sẻ của cải, nâng đỡ tinh thần, quan tâm
đến người nghèo và những người bên lề
xã hội, tôn trọng tha nhân. Đối với
kẻ thù, việc phục vụ này là kiên nhẫn chịu
đựng và cầu nguyện cho họ. Đây là đức ái vô vị lợi. Cho mà không mong đáp trả và không điều tra về
công trạng của người được yêu
thương. Cứu giúp mọi người
và cho đi cách rộng rãi như Thiên Chúa đã làm cho chúng ta
nơi Chúa Giêsu Kitô.
Những dấu chỉ nội tâm
để nhận ra đức ái huynh đệ.
Khi người Kitô hữu, môn đệ của Chúa
Giêsu thực thi đức ái, đức ái này được
biểu lộ nơi những cử chỉ, những thái
độ, những lời nói, những cách nhìn và đối
xử với người khác. Đó là những
dấu chỉ bên ngoài. Nhưng thánh Gioan nêu cho chúng ta
ba dấu chỉ nội tâm: biết Thiên Chúa, lời cầu
xin được chấp nhận, niềm vui.
Ở khởi điểm, người
Kitô hữu trở thành môn đệ bởi vì họ đón
nhận tình yêu của Thiên Chúa được mặc khải
nơi Chúa Giêsu. Về sau, nhờ thực thi đức ái huynh
đệ, họ đào sâu kinh nghiệm về tình yêu của
Thiên Chúa. Quả thật, mỗi một
cử chỉ huynh đệ nhắc nhở họ nhìn nhận
rằng Thiên Chúa đã yêu thương họ trước
nơi Chúa Giêsu Kitô. Như vậy, họ
càng ngày càng cởi mở đối với tình yêu của
Chúa Cha. Vì tình yêu lớn lên khi tự hiến
mình đi.
Một dấu chỉ nội tâm khác, đó là lời
cầu xin được chấp nhận: “Tất cả
những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ
ban cho các con”. Tên Giêsu nghĩa là “Thiên Chúa cứu”.
Những lời cầu xin của chúng ta nhân danh Chúa Giêsu tức
là hướng về ơn cứu độ, thì sớm hay
muộn, chắc chắn Chúa Cha cũng sẽ chấp nhận.
Dấu chỉ này không hiển nhiên. Nhiều Kitô hữu than phiền là Thiên Chúa làm
thinh. Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần sẽ giúp
chúng ta nhận ra lời đáp của Chúa đối với
lời cầu xin của chúng ta. Một
lời đáp khó hiểu hoặc làm ta phải bỡ ngỡ.
“Thầy đã nói với các con điều này để
cho niềm vui của Thầy ở trong các con và niềm vui
của các con được trọn vẹn”. Niềm vui cũng là một dấu chỉ nội
tâm cho những ai thi hành đức bác ái. Khi sự sống được triển nở,
đó là niềm vui. Mỗi lần đức ái huynh
đệ được thể hiện, thì sự sống
của Thiên Chúa và ơn cứu độ của Ngài
tăng thêm nơi chúng ta hơn một chút và trở thành cụ
thể. Triều đại của Thiên Chúa tiến
một bước vì loài người cảm nghiệm
được tình yêu của Thiên Chúa đối với họ
qua tình yêu của người anh em. Lúc
đó, chúng ta là dấu chỉ cho nhau rằng Thiên Chúa tiếp
tục hành động và cứu độ. Do đó mà
niềm vui, dù niềm vui này thường đi chung với đau khổ.
Sứ điệp.
Hôm nay, Chúa mời gọi tôi sinh
hoa kết quả, hoa quả của đức ái. Đức ái sẽ xiết chặt
những mối liên hệ giữa tôi với Ngài, sẽ làm
cho lời cầu nguyện của tôi mang lại hiệu quả
và sẽ ban cho tôi niềm vui của Ngài. Lẽ
nào tôi từ chối?