Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Năm, Ngày 10 tháng 5-2012
|
Mến Chúa và
yêu người.
Chúa Giêsu đã quan niệm về hạnh
phúc như thế nào?
Theo tôi nghĩ Ngài đã quan niệm hạnh phúc như là sự
hòa hợp của mối tương quan ba chiều: Thiên
Chúa, bản thân và tha nhân.
Trong toán học, hễ có ba điểm
trong không gian thì người ta có thể vẽ được
một vòng tròn cố định. Cái vòng tròn hay tình trạng viên mãn
của hạnh phúc cũng phải được hình thành
từ mối tương quan giữa con người và
Thiên Chúa, cũng như giữa con người với nhau. Chẳng hạn trong đời sống gia
đình, hạnh phúc hệ tại mối tương quan
hòa hợp giữa cha mẹ và con cái, cũng như giữa
con cái với nhau. Thực vậy, con cái
không thể nào hạnh phúc nếu chỉ hòa thuận với
cha mẹ mà không hòa hợp với anh chị em. Hay trái lại, không thể hạnh phúc nếu chỉ
hòa thuận với nhau mà không hòa hợp với cha mẹ.
Điểm mới lạ Chúa Giêsu đem đến
chính là khẳng định tính cách ngang bằng và bất khả
phân ly giữa tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu
đối với tha nhân, hay nói đúng hơn chỉ có một
tình
yêu liên kết con người với Thiên Chúa và liên kết
con người với con người. Cũng
như hai mặt của một đồng tiền. Nếu
nó rách bên này thì cũng rách bên kia, không thể
có sự nguyên vẹn của mặt này nếu mặt kia
không có hay đã nhàu nát.
Chính vì thế mà Chúa Giêsu đã phán: Điều răn
thứ nhất đó là kính mến Chúa hết lòng. Còn điều
răn thứ hai cũng quan trọng như điều
răn thứ nhất, đó là hãy yêu mến tha nhân như
chính bản thân mình. Và chúng ta thấy, cây thập giá là biểu
tượng cho sự gắn bó và hòa hợp giữa tình yêu
Thiên Chúa và tình yêu tha nhân: chiều dọc biểu tượng
cho mối tương quan đối với Thiên Chúa, còn chiều
ngang biểu tượng cho mối tương giao giữa
người với người. Không có thanh dọc,
thì thanh ngang chỉ có thể nằm dưới đất,
không thể nâng cao được. Trái lại nếu
thiếu thanh ngang thì cây thập giá chỉ còn là một cái cọc
chơ vơ. Không có tình yêu Thiên Chúa thì
tình yêu con người khó có thể được nâng cao và
không thể đạt tới viên mãn, nhưng nếu không
có tình yêu con người thì tình yêu Thiên Chúa cũng không thể
đến với con người, bởi vì chẳng ai thấy
được Thiên Chúa bao giờ.
Vì thế, tình yêu của Ngài đối
với chúng ta đã được biểu lộ qua trung
gian của tình yêu huynh đệ giữa chúng ta. Nếu chúng ta yêu
thương nhau thì Thiên Chúa luôn kết hợp với chúng
ta và tình yêu của Ngài mới đạt tới mức hoàn
hảo nơi chúng ta. Nơi Đức Kitô, Thiên Chúa
đã trở thành Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng
ta, mang một khuôn mặt của con người, sống
hoàn toàn như một con người trần thế, ở
giữa mọi người và hơn thế nữa, còn hạ
mình sống thân phận một kẻ nô lệ để có
thể phục vụ và chết cho mọi người. Ngài đã lấy chính cái chết trên thập giá
để mạc khải trọn vẹn chân tính của
mình là Thiên Chúa hằng hữu. Sự hy sinh dâng hiến
ấy, đối với Ngài, chính là nguồn vui, an bình và vinh quang. Con người chỉ có thể
đạt tới hạnh phúc khi thể hiện lòng kính mến
Thiên Chúa qua tình yêu thương đối với tha nhân, với
một ý thức rằng cho một kẻ bé mọn một
chén cơm, một manh áo, một ly nước là phục vụ
cho chính Chúa. Hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc
vào tha nhân cũng như hạnh phúc của tha nhân tùy thuộc
vào chính chúng ta.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|