Tình yêu.
Khi không có động cơ là tình
yêu, thì việc thực hiện một bổn phận, thậm
chí kể cả việc thể hiện lòng tin, cũng
đều có thể đưa đến hậu quả là
làm khô héo tâm hồn con người.
Hai người
có thể đang làm cùng một công việc như nhau, ngay cả
đang làm việc bên nhau, tuy nhiên, họ vẫn có thể
có những thái độ trái ngược nhau đối với
công việc đó. Một người thì
yêu mến công việc của mình, và hoàn toàn hết mình với
công việc. Người đó tự hào
về việc mình đang làm, và đặt tâm hồn của
mình vào đó. Còn người kia thì
ghét công việc của mình, và chỉ làm nửa vời. Đối với người này, đây chỉ
là thuần túy là một công việc mà thôi. Điều
duy nhất mà người này quan tâm đến, đó là số
tiền thù lao.
Đức Giêsu cho ta một ví dụ
hay về điều này, trong dụ ngôn của Người,
nói về kẻ làm thuê và người chăn chiên tốt
lành. Giữa hai người này, có một sự
mâu thuẫn. Đối với kẻ làm
thuê, quan tâm đến đàn chiên chỉ là công việc.
Anh ta làm việc chỉ vì đồng
lương, mà không hề biết gì về đàn chiên, hoặc
chăm sóc gì đến chúng. Hậu quả
là đàn chiên bị đói khổ.
Đối với
người chăn chiên tốt lành, quan tâm đến
đàn chiên không chỉ là công việc, mà còn là một lối
sống, một ơn gọi. Người đó biết rõ về
đàn chiên, và quan tâm chăm sóc chúng, đến mức
độ sẵn sàng liều cả mạng sống của
mình, để cứu đàn chiên. Kết quả
là đàn chiên được phát triển.
Nét khác biệt
rất lớn giữa người chăn chiên tốt lành
và kẻ làm thuê chính là tình yêu của người đó
đối với công việc của mình. Người đó yêu thích và tận tụy với
công việc. Điều này không làm cho
công việc của họ trở nên dễ dàng hơn.
Nếu bất cứ điều gì cũng làm
cho công việc của người đó khó khăn hơn,
là bởi vì họ làm công việc đó một cách kỹ
lưỡng. Nhưng điều này lại
làm cho họ có khả năng đặt hết tất cả
năng lực của mình vào công việc. Nếu bạn muốn yêu mến, thì năng lực
sẽ đến với bạn. Không chỉ
có công việc được lợi ích, mà người làm
công việc đó cũng được lợi ích nữa
– trong cùng một hành động, công việc này đem lại
điều tốt đẹp nhất. Cách làm việc
như vậy đem lại sự giải phóng cho con
người.
Hầu hết chúng ta đều
là những kẻ làm thuê, theo ý nghĩa là
chúng ta không làm việc cho bản thân mình. Nhưng
điều này không có nghĩa là chúng ta phải có tư
tưởng của người làm thuê. Chỉ vì con
người đòi hỏi phải được trả
công đầy đủ, nhưng điều đó không có
nghĩa là người đó thuộc loại làm thuê mà
Đức Giêsu nói đến. Người
đó không được mang thái độ của kẻ
làm thuê vào công việc của mình. Người
đó không được làm việc chỉ vì đồng
lương, mà vẫn có thể mang thái độ của
người chăn chiên tốt lành.
Chúng ta có quyền
đòi một số tiền trả công xứng đáng. Ngoài những
sự đền đáp khác, đây là điều đúng
đắn, do nhân phẩm của con người. Nhưng với tư cách là những Kitô hữu,
chúng ta phải cố gắng nhìn vào công việc như là một
cách thế phục vụ người khác, bất kể
điều gì xảy ra. Nếu
được như vậy, chúng ta mới là những
người chăn chiên tốt lành. Chúng ta phải rời
bỏ hàng ngũ của những kẻ
làm thuê. Chúng ta đều là thành viên của một
cộng đoàn thánh thiêng – đó là những người thực
hiện những công việc cần thiết, nhưng tẻ
nhạt, trong một tinh thần phục vụ. Công việc
vất vả nhưng lương thiện làm cho cơm bánh
của con người trở nên có hương vị ngọt
ngào. Kẻ làm thuê làm việc trong sự bất
lợi trầm trọng nhất – tâm hồn của người
đó không đặt vào trong công việc. Người ta vẫn có thể sống suốt cả
cuộc đời mình, với tâm lý của một kẻ
làm thuê. Hầu như kẻ bị lạc
lối không mang tư tưởng gì cả. Có một sự xói mòn xảy ra trong tâm hồn của
những người nào không quan tâm đến phẩm chất
công việc, mà chỉ để ý đến những động
cơ mà thôi.
“Nếu bạn
cảm thấy mình không có tình yêu, hãy cứ để mặc
người khác một mình. Thay vào đó, bạn
nên bận rộn với nhiều thứ” (Tolstoy).