Mục tử.
Du
khách dừng chân trước một đàn cừu, bỗng
lưu ý tới một con vật nằm dài trên đất
được chủ nó vuốt ve, và băng bó vết
thương ở một chân bị gẫy.
Du
khách hỏi chuyện nhưng bị người chăn cừu
đáp lại bằng một bộ mặt khó chịu. Sau
khi thấy du khách là người hiền lành, người
chăn cừu mới tiết lộ sự thật:
-
Con
cừu này có những đức tính tuyệt hảo. Khi còn
lành mạnh, nó luôn dẫn đầu đàn. Nó biết cách
làm cho mọi con trong bầy vâng phục. Tiếc thay vì quá tự
tin, nó không chịu vâng lời tôi và thường hay dẫn
đàn cừu đi theo sở thích của nó. Cuối cùng,
tôi buộc lòng phải áp dụng biện pháp khá đau
đớn.
Nói
tới đây, người chăn cừu dừng lại
vì bị xúc động. Anh giải thích tiếp:
-
Tôi
đành phải bẻ gẫy chân nó. Kể từ đó, nó
hoàn toàn phụ thuộc vào tôi. Mỗi buổi sáng, tôi vác nó
lên vai, đưa ra đồng cỏ. Rồi buổi chiều,
tôi lại vác nó về. Nó không tự mình đi ăn cỏ.
Từ một tháng nay, nó ăn cỏ giữa lòng bàn tay của
tôi. Những chăm sóc tôi dành cho nó đã tạo nên mối
tương quan mật thiết giữa nó và tôi. Mong sao nó giảm
đau, để rồi từ nay nó sẽ là con vật biết
vâng lời và tôi sẽ lại đặt nó đặt nó
làm con vật đầu đàn.
Từ câu chuyện trên, chúng ta
đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay. Vậy trước
hết, mục tử là người như thế nào? Tôi
xin thưa:
-
Mục tử là người
chăm sóc đàn chiên.
Họ có thể là chính ông chủ,
hay con trai, con gái của ông ta. Họ cũng có thể là
người làm thuê được trả công bằng tiền,
hay bằng sản phẩm của đoàn vật, với
trách nhiệm phải tìm đồng cỏ cho đàn vật
ăn và suối nước cho đàn vật uống.
Ngoài ra, người mục tử
còn có bổn phận phải bảo vệ đàn chiên khi
chúng bị kẻ trộm hay thú dữ đe dọa. Trách
nhiệm này không nhỏ, vì họ có thể bị buộc
phải đần bù về số con vật bị mất.
So sánh Chúa Giêsu với người
mục tử trong câu chuyện vừa nghe, chúng ta thấy
có một số điểm khác biệt như sau .
Trước hết tương
quan giữa chủ chăn và con vật gẫy chân là một
tương quan thu hẹp. Chủ chăn muốn nắm giữ
quyền sở hữu trên mọi con vật trong đàn. Trong
khi đó, con vật đầu đàn lại muốn chiếm
quyền điều khiển cả đàn, nên đã bị
sửa phạt.
Còn tương quan giữa Chúa
Giêsu, vụ mục tử nhân lành với đàn chiên thì lại
khác, đó là một tương quan mở rộng và luôn
hướng tới Chúa Cha. Ngài không qui đàn chiên về mình,
trái lại luôn qui hướng về Chúa Cha, như lời
Ngài đã phán:
-
Cha của anh em, Đấng ngự
ở trên trời, không muốn một ai trong những kẻ
bé mọn này phải hư mất.
Người chủ chăn trong
câu chuyện đã sửa phạt con vật đầu
đàn để nó được thuần tính, bằng
cách bẻ gẫy một chân để nó hoàn toàn lệ thuộc
vào mình.
Còn Chúa Giêsu thì khác. Ngài gọi tên
từng con chiên và dẫn cả đàn đi ăn. Ngài biết
từng con chiên như Chúa Cha biết Ngài. Đồng thời,
Ngài đích thân chắm sóc các con chiên. Mỗi người
đều có một vị trí, một giá trị của
mình trong đàn, vì chính Ngài đã nói:
-
Trên trời sẽ vui mừng vì một
kẻ tội lỗi sám hối trở lại, hơn chín
mươi chín người công chính không cần ăn
năn.
Sau cùng, kẻ chịu đau
đớn trong câu chuyện là con đầu đàn bướng
bỉnh.
Còn Chúa Giêsu thì khác, chính Ngài, với
tư cách là mục tử nhân lành, đã hy sinh mạng sống
cho đàn chiên, như lời Ngài đã nói:
-
Ta hoàn toàn tự nguyện hiến
mạng sống của Ta, trước là để làm
đẹp lòng Chúa Cha, sau là để các chiên Ta được
sống và sống dồi dào.
Hãy bước đi dưới
sự hướng dẫn của vị mục tử nhân
lành là Chúa Giêsu, nhờ đó chúng ta sẽ tới được
bến bờ hạnh phúc.