Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Năm, Ngày 12 tháng 4-2012
|
Bình an.
Ông Tôma là một
người có óc thực tế, có vẻ chậm hiểu
và chậm tin hơn các môn đệ khác. Điều
đó cũng đúng và dễ hiểu thôi. Ông có đủ
lý do để nghi ngờ, vì ông chưa được thấy
Chúa sống lại rõ ràng như các môn đệ khác. Và sự kiện ông đòi chính mình phải kiểm
chứng mới tin lại có lợi cho chúng ta, và là dịp
khiến Chúa Giêsu liên tưởng tới đông đảo
những Kitô hữu, từ đó cho đến ngày cánh
chung, sẽ tin vào Ngài. Chúa chúc phúc cho họ, vì họ
là những người, dù không thấy tận mắt sự
kiện phục sinh nhưng vẫn tin vào Ngài: “Phúc
cho những kẻ đã không thấy mà tin”. Lời Chúa Giêsu trên đây được coi là mối
phúc thứ chín trong đời mỗi Kitô hữu. Chúng ta phải cám ơn ông Tôma, chính vì thái độ
thực tế của ông mà chúng ta được thêm một
lần Chúa Kitô Phục sinh hiện ra để minh chứng
Ngài đã sống lại, và ban cho chúng ta, qua ông Tôma, một
mối phúc thật khác là “phúc thật đức tin”.
Một điều lý thú nữa trong bài Tin Mừng hôm nay,
đó là lời chào và cũng là lời cầu chúc của
Chúa Kitô Phục sinh cho các môn đệ: “Bình an
cho anh em”. Lời cầu chúc này được
Chúa nói đến ba lần, đối với các môn đệ
lúc ấy thật ý nghĩa và cần thiết. Còn gì
vui mừng và sung sướng hơn cho họ nữa không? Họ được gặp lại một
người thân yêu nhất vừa mới chết. Họ
được thấy tận mắt Thầy của họ,
được nghe tận tai tiếng
nói của Thầy. Thầy của họ
đã sống lại thật rồi và còn được
thầy ban cho một món quà mà họ đang khao khát nhất,
đang cần nhất, đó là “bình an”. Món
quà ấy Chúa cũng dành cho mỗi người chúng ta hôm
nay. Bởi vì Chúa quá hiểu tâm lý con người nhân
loại. Chúa quá hiểu cục diện thế
giới này, ít khi có bình an, lúc nào cũng đầy những
bất hòa, bất thuận, chia rẽ, xô xát, đố kỵ,
ích kỷ, nghi ngờ, giả dối… nên ai cũng muốn
xin được hai chữ “bình an”. Có hiểu như
thế chúng ta mới thấy lời chúc bình an của Chúa
thật ý nghĩa và là món quà quý giá Chúa dành cho các môn đệ
xưa kia và mỗi người chúng ta
hôm nay.
Anh chị em hãy hồi
tưởng lại cuộc đời mình xem: có phải
anh chị em rất cần sự bình an
không? Có lần người ta hỏi ông Đan-tê, một
đại thi hào của nước Ý rằng: “ Điều ông mong mỏi và tìm kiếm nhất
trong cuộc đời là gì?”. Bậc vĩ
nhân đã trả lời rằng: “Tôi vẫn luôn đi tìm kiếm
điều mà bất cứ ai cũng tìm kiếm, đó là sự
bình an”. Chúng ta cần và chúng ta tìm kiếm sự bình an, là bởi
vì cuộc sống của chúng ta lúc nào cũng đầy những
lo âu và phức tạp về bản thân mình, về gia
đình mình và xã hội chung quanh… luôn gây cho chúng ta những bất
an. Có khi chúng ta muốn an ổn mà không được, vì
cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Không
cần nói đâu xa, ngay trong gia đình chúng ta cũng đầy
những ngột ngạt, lườm nguýt, hành tỏi, xích
mích, tranh giành, lừa dối nhau, nghi ngờ nhau… khi thì chiến
tranh lạnh khi thì chiến tranh nóng, mạnh ai nấy sống.
Thậm chí có những người chỉ muốn
sống ở những nơi khác mà không muốn về nhà mình.
Chính vì thế mỗi người chúng ta, mỗi người
trong gia đình, cần suy nghĩ xem: tại sao mình không có
bình an, lý do là bởi ai, bởi đâu? Và
chính mình có là nguyên nhân gây bất an cho gia đình, cho những
người chung quanh không? Người
ta nói: “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết oan”, “hai con voi
đánh nhau, dẫm nát đám cỏ non”, nghĩa là chúng ta là
những người lớn, là cha mẹ mà cãi nhau, oán thù
nhau, thì ảnh hưởng tai hại không nhỏ cho chính những
con cái trong nhà, cho anh hàng xóm chung quanh và xã hội. Xin mọi
người hãy suy nghĩ hai chữ “bình an”
hôm nay để chính mình sống bình an và giúp người
khác cùng sống bình an. Tất cả chúng ta, ai ai cũng cần
sự bình an, có khi còn cần hơn cả cơm ăn áo mặc
nữa. Vì thế, Chúa luôn luôn muốn ban bình an
cho chúng ta. Giáo hội cũng mong muốn
như vậy. Cho nên mỗi khi tham dự thánh lễ,
linh mục thay mặt Chúa cũng như Giáo hội cầu
chúc chúng ta: “Bình an của Chúa ở cùng
anh chị em”, rồi linh mục bảo chúng ta: “Anh chị
em hãy chúc bình an cho nhau”. Vâng, đúng vậy, có bình an của Chúa ở nơi mình, chúng ta mới
có bình an để chia sẻ cho nhau. Bình an là một hồng
ân Chúa ban và cũng là một trách nhiệm. Không phải chúng
ta chỉ cầu khẩn và tìm kiếm bình an cho mình mà còn phải
là “khí cụ bình an của Chúa”, nghĩa là góp phần tạo
nên bình an cho mọi người và cho toàn xã hội. Xin nhớ
rằng: nếu chúng ta không chia sẻ bình an
thì thôi nhưng đừng bao giờ làm mất bình an của
người khác.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|