Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Chúng Ta Đang Sống Ở Giờ Nào? – Achille Degeest.
|
|
Thứ Bảy, Ngày 24 tháng 3-2012
|
Chúng ta đang sống ở giờ nào?
– Achille Degeest.
(Trích trong
‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Trong Phúc Âm của thánh Gioan, Chúa Giêsu
thường hay nói đến “giờ” của
Người. Giờ của Người
đây, tức là lúc Người đạt tới
đỉnh sự mệnh Cứu thế của
Người, nghĩa là cuộc Khổ nạn và sự Sống
lại của Người. Không nên tách
rời hai việc đó. Cái chết là sự
vượt qua cần thiết do tình yêu đòi hỏi, như
sự Phục Sinh đem lại cho nó một ý nghĩa
bằng cách đề cao và tăng thêm sự sống.
Giờ của Chúa Giêsu vừa là ngày Thứ Sáu Tuần
Thánh, vừa là ngày Chúa Nhật Phục Sinh và giờ đó,
ngày nay vẫn tiếp trong mỗi người Kitô hữu
là một kẻ cũng bị đóng đinh và Phục Sinh.
Ở đây, Chúa Giêsu dùng dịp mấy
người ngoại giáo đến gặp Người
để nói về Giờ của Người. Những người ngoại giáo này là những
người “Hy lạp” có cảm tình với đạo Do
Thái. Họ đến Giêrusalem để
hành hương, mặc dầu họ chưa thuộc
về dân của Abraham. Đồng
thời Chúa Giêsu cũng nói đến Giờ của
Người, tức là sự Cứu chuộc, cũng dành
cho người này. Tại sao vậy?
Người nói đến sự Cứu
chuộc bằng cách đem so sánh với hạt lúa gieo
xuống đất chết đi trổ lên thành bông khác.
Hạt giống chết đi, chính là
Người, Đức Giêsu. Những hạt lúa
được tăng gấp lên trong bông lúa là tất
cả các dân tộc, hết thảy mọi người,
tất cả những người “ngoại giáo” sẽ
trở thành tín hữu.
Trong đoạn Phúc Âm hôm nay, chúng ta nêu
lên ba đề tài suy tư:
1)
Hết thảy mọi Kitô hữu được kêu
gọi sống “Giờ của Chúa Giêsu”.
Chúng ta phải lưu ý điểm này là
trong Phúc Âm của thánh Gioan, hai tiếng Vinh quang, và Chết
rất gần nhau, hầu như nhập làm một.
Điều này gợi lên cho chúng ta hai ý: thứ nhất,
người Kitô hữu không được miễn trừ
việc khai tử nơi mình, những gì chống lại
sự sống thật. Phép rửa tội
đã dấn thân họ trong một mầu nhiệm của
sự chết. Họ không hơn Thày
họ. Họ phải chết về
thể xác, song họ cũng phải qua một cái chết
tinh thần nào đó. Cái chết tinh
thần được mệnh danh là sự từ bỏ
chính mình. Thứ hai, họ có
được phép vì thế, mà phải tỏ ra vẻ
khắc khổ và buồn sầu không? Trái
lại là khác, họ cũng đồng thời phải
sống mầu nhiệm Phục Sinh-Vinh quang và hoan lạc.
Sự từ bỏ của người Kitô
hữu chỉ có ý nghĩa trong sự hiệp nhất
với cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu,
trong việc bắt chước Chúa Giêsu. Đức Giêsu Kitô đã liên kết trong “Giờ”
của Người cái thực tại bất khả phân
của sự đau khổ và sự tôn vinh của
Người. Người Kitô hữu,
người của sự từ bỏ cũng vậy,
họ cùng lúc phải là người của sự hoan
lạc tinh thần. Phải chăng
“Giờ” của Chúa Giêsu là đánh dấu mỗi giờ
trong cuộc đời chúng ta?
2)
Mỗi người Kitô hữu đều được
kêu gọi trở thành hạt giống gieo xuống
đất.
Điều này làm nên phần riêng
của tình trạng việc cứu rỗi thế giới. Dầu bên ngoài có được kêu
gọi hay không, mỗi người Kitô hữu do sự
kết hiệp với Đức Kitô cũng có
được mời gọi tham gia vào việc cứu
rỗi hết mọi người anh em mình. Nếu họ
không thể hành động được, người
đó hãy nuôi dưỡng ý chí tán dương mà của
lễ thầm kín của sự cầu nguyện, đau khổ
và cái chết của người đó kết hiệp cùng
Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa, để cứu rỗi nhiều
anh em mình. Nếu họ có sứ mệnh
hoạt động thì họ phải nhớ rằng
sự hiệu nghiệm của các hoạt động mình
tùy thuộc trước hết và trên hết sự
hiệp thông của mình với lời cầu nguyện và
cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu.
3) Chúa
Giêsu nói: “Ai yêu sự sống mình thì mất nó, còn ai ghét
sự sống mình đời này thì sẽ giữ nó cho
sự sống đời đời!”
Điều quan trọng là phải
hiểu Đức Kitô muốn nói gì. Đây không phải là
chuyện tương phản giữa yêu và ghét. Chúa Giêsu nói bằng ngôn ngữ đó, sự
tương phản nhiều khi chỉ là 1 cách so sánh.
Chúa Giêsu nói: “Ai yêu sự sống đời này hơn
số phận vĩnh cửu của mình sẽ mất
hết.
Vậy để được
sống đời đời, phải biết từ
bỏ ít nhiều thỏa mãn thế tục. Như vậy người ta gặp
lại ở đây đề tài: phải biết chết
cho mình, để đạt tới đời sống
đích thật. Người Kitô hữu theo Chúa Giêsu trong
sự đau khổ và trong cái chết của Người,
nghĩa là trong lễ tế của Người, và cũng
theo sát Người trong cuộc Phục Sinh và Vinh quang
Người, trong lúc chờ đợi thực hiện cho
mình lời hứa của Thày Chí Thánh: Ta ở đâu, môn
đệ Ta cũng sẽ ở đấy (Gio 14,3).
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|