Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Đức Giêsu Nói Chuyện Với Ông Nicôđêmô – Jkn.
|
|
Thứ Năm, Ngày 15 tháng 3-2012
|
. Đức Giêsu nói chuyện với ông Nicôđêmô – JKN.
Câu hỏi gợi ý:
1. Con người tội
lỗi và rất yếu đuối, nhưng Thiên Chúa có hy
vọng biến đổi con người trở nên
tốt, nên thánh thiện hơn không? Ngài kết án hay tìm cách
giáo hóa con người? Ngài đã làm gì để giáo hóa?
2. Những nỗ lực
của các nhà giáo dục có khả năng hữu hiệu biến
người thụ giáo nên tốt lành thánh thiện không? Các
nhà giáo dục có ban được sức mạnh cho
những người thụ giáo với mình không? Còn
Đức Giêsu, Ngài có làm được điều đó
không? Với điều kiện gì về phía ta?
3. Chúng ta vẫn tự hào
rằng mình tin vào Đức Giêsu, nhưng tại sao chúng ta
xem ra vẫn còn rất là yếu đuối trước
tội lỗi? Có điều gì không ổn trong đức
tin của ta không?
Chia sẻ
1. Con người có thể thay
đổi: người xấu thành người tốt
Sống trên đời, ta thấy ở
bất cứ môi trường nào (đạo, đời),
trong bất kỳ lãnh vực nào (chính trị, văn hóa,
kinh tế, xã hội), trong bất kỳ cấp độ
địa vị nào (cao, thấp), tuổi tác nào (già,
trẻ)... cũng đều có người tốt kẻ
xấu, người nhiều thiện chí kẻ lắm ác
ý, người trung kẻ nịnh, v.v... Tình trạng khác
biệt đó không luôn luôn cố định mà có thể
biến đổi: người tốt có thể biến
thành người xấu, hay ngược lại. Thật
vậy, có người rất ác rất xấu, nhưng sau
một biến cố nào đó, gặp một ai đó,
đọc một cuốn sách nào đó, hoặc sống
trong một môi trường mới nào đó, người
đó thay đổi hoàn toàn, trở thành một
người rất hiền rất tốt. Chẳng
hạn, trong Kinh Thánh có những người như Maria
Mađalêna (x. Mt 26,6-13), người trộm lành (Lc 23,39-43);
trong lịch sử Giáo Hội có những người
như Augustinô...
2. Vai trò của giáo dục
Chúng ta cần phải nắm lấy chân
lý này: con người có thể biến đổi, từ
xấu thành tốt, cũng như từ tốt thành
xấu. Chính vì thế, vấn đề giáo dục rất
quan trọng và cần thiết, nó đem lại hy vọng
cho Giáo Hội và xã hội. Con người - mà tự do
đã bị tội lỗi làm tổn thương - nếu
không được giáo dục, sẽ rất yếu
đuối, dễ bị lôi cuốn vào vòng tội lỗi:
điều thiện mình muốn làm thì lại không làm, mà
điều ác mình không muốn làm thì lại cứ làm (x. Rm
7,15-20). Được giáo dục, con người có thêm
sức mạnh để làm điều thiện và tránh
điều ác hơn. Tuy nhiên, khả năng này rất
giới hạn.
Chính dựa trên khả năng thay
đổi này mà có những nỗ lực giáo dục,
chuyển hóa con người: nhiều nỗ lực đã
thành công vẻ vang, nhưng cũng có nhiều nỗ
lực không đi đến kết quả. Để giáo
hóa, các nhà giáo dục thường dùng những phương
tiện tự nhiên của con người: dạy lý
thuyết, khích lệ, dỗ dành, đe dọa,
thưởng phạt...
3. Đức Giêsu đến để
cải hóa, cứu độ con người bằng
đức tin
Thiên Chúa cũng quan niệm con
người có thể thay đổi và nhờ đó
được cứu rỗi. Khi thế gian bị tội
lỗi làm hư hỏng, Thiên Chúa đã không lên án và hủy
diệt thế gian, nhưng đã “sai Con của
Người đến thế gian, không phải để
lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ
Con của Người, mà được cứu
độ”. Thiên Chúa vẫn hy vọng và chờ đợi
con người thay đổi. Vì cho dù tự do của con
người đã bị tội lỗi hủy hoại
phần nào, khiến con người sẵn sàng làm nô lệ
cho điều ác, nhưng con người vẫn còn
phần nào tự do. Con người vẫn có thể
chọn lựa giữa điều thiện và điều
ác, giữa Thiên Chúa và những gì khác với Ngài. Ngài đã
đi bước trước để làm cho hy vọng
biến đổi con người thành hiện thực,
bằng cách sai Đức Giêsu, Con của Ngài, đến
trần gian. Sứ mạng của Đức Giêsu cũng
là giáo hóa con người: Ngài đến để cải
hóa người tội lỗi (x. Mt 9,13; Lc 5,32), biến
họ nên thánh thiện (x. Rm 6,22), và hơn thế nữa,
giải thoát con người khỏi ách thống trị
của tội lỗi (x. Mt 1,21; Mc 2,17; Rm 6,6.18; Dt 9,26b; 1Ga
1,7b). Ngài còn có quyền tha tội (Mt 9,5-6; Mt 26,28; Cv 10,43; Cl
1,14), và ban ơn cứu rỗi (x. Lc 19,9; Ga 4,42; Cv 4,12;
13,23). Nhưng Ngài cải hóa và cứu độ con
người bằng đức tin: “Ai tin thì sẽ
được cứu độ” (Mc 16,16; x. Cv 16,31).
Đức Giêsu đến không phải
để đem đến một lý thuyết giáo dục,
một triết lý mới để con người theo.
Ngài đến để cứu con người khỏi
xiềng xích của tội lỗi, khỏi ách thống
trị của tội lỗi và sự chết, là những
thứ khiến con người đâm ra bạc
nhược, ý chí yếu đuối. Ngài đến
để đem lại sức mạnh cho con người,
nhờ đó con người có thể đủ sức
mạnh để thực hiện những điều
thiện mình muốn làm, và nói “không” với những
điều ác mình không muốn làm (x. Rm 7,15-20). Để có
được sức mạnh đó, con người không
cần phải học hỏi lý này thuyết nọ.
Điều duy nhất và hết sức quan trọng con
người phải làm để có được sức
mạnh ấy là hoàn toàn tin tưởng vào Ngài, như bài
Tin Mừng hôm nay xác quyết: “Ai tin vào Người thì
được sống muôn đời”, “Ai tin vào Con của
Người thì không bị lên án”. Như vậy, sức
mạnh đến từ đức tin, tin vào Đức
Giêsu Kitô.
4. Giới hạn của giáo dục
Bất kỳ nhà giáo dục nào trên
thế giới cũng đều nhận thấy khả
năng giáo hóa của giáo dục rất giới hạn.
Giáo dục có thể rất thành công trong việc dạy cho
con người biết tất cả điều nào
tốt, điều nào xấu, điều nào phải làm,
điều nào nên tránh. Nhưng có thể một
người biết rất rõ những điều ấy,
và thành thật mong muốn làm theo sự hiểu biết
ấy, vẫn cảm thấy không đủ năng
lực để thực hiện. Người ấy
vẫn cảm thấy có một lực nào đó ở ngay
bên trong mình khiến mình làm ngược lại. Nghĩa là
lực ấy cản trở mình làm điều tốt, và
thúc đẩy mình làm điều xấu. Khốn thay, cái
lực xấu ác ấy nhiều khi lại thắng và làm tê
liệt được sức mạnh của ý chí. Đó
chính là điều mà thánh Phaolô cảm nghiệm rất rõ
nơi bản thân ông, và ông gọi cái lực xấu ác ấy
là “tội”: “Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng
điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm. Nếu tôi
cứ làm điều tôi không muốn, thì (...) không còn
phải là chính tôi làm điều đó, nhưng là tội
vẫn ở trong tôi. (...) Muốn sự thiện thì tôi có
thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi
muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi
lại cứ làm. Nếu tôi cứ làm điều tôi không
muốn, thì không còn phải là chính tôi làm điều đó,
nhưng là tội vẫn ở trong tôi” (Rm 7,15-20). Đây
chính là nguyên nhân của mọi bi thảm trên trái
đất: kẻ tội lỗi nhất thế giới
vẫn luôn luôn phân biệt điều tốt điều
xấu, vẫn luôn ao ước làm điều tốt, vẫn
mong trở nên trở nên người tốt, nhưng không
làm nổi. Vì lực xấu ác kia quá mạnh, đã lôi kéo,
thúc đẩy người ấy làm những điều
hắn không muốn. Lực ấy mạnh đến
nỗi hắn dường như chỉ biết tuân theo, ý
chí yếu đuối của hắn không cưỡng
lại được.
5. Sức mạnh và sự cứu
rỗi đến từ đức tin vào Đức Giêsu
Trước tình trạng bi thảm
ấy, thánh Phaolô đã phải kêu cứu: “Tôi thật là
một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát
tôi khỏi thân xác phải chết này?” (Rm 7,24). Và may mắn
thay, ông đã nhận ra người có khả năng
cứu ông: “Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu
Ki-tô, Chúa chúng ta!” (7,25). Điều này đã được
Đức Giêsu xác định với Nicôđêmô trong bài Tin
Mừng hôm nay: “Ai tin vào Con Người thì được
sống muôn đời”, “Ai tin vào Con của Người thì
không bị lên án”. Trong bài đọc hai, thánh Phaolô cũng
xác nhận điều ấy: “Chính do ân sủng và nhờ
lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không
phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của
Thiên Chúa”. Như vậy, muốn được cứu
khỏi tình trạng yếu đuối, nô lệ tội
lỗi, điều quan trọng là tin vào Đức Giêsu
Kitô.
Đức tin tạo nên sức
mạnh: “Mọi sự đều có thể đối
với người tin” (Mc 9,23), vì “nếu anh em có lòng tin
lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu
này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển
kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6).
Khả năng làm được tất cả mọi
sự ấy không phải là khả năng của bản
thân ta, vì như Đức Giêsu nói: “Không có Thầy, anh em
chẳng làm gì được” (Ga 15,5), mà là quyền năng
của Thiên Chúa, “vì đối với Thiên Chúa, không có gì là
không thể làm được” (Lc 1,27). Vì thế, khi tin
thật sự vào Đức Giêsu, Đấng ban sức
mạnh, ta có thể nói như thánh Phaolô: “Với
Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi có thể làm
được tất cả mọi sự” (Pl 4,13).
Tin vững vàng vào Đức Giêsu, ta
sẽ thật sự trở nên mạnh mẽ. Nhưng hãy
xem, biết bao người mang danh là tin Đức Giêsu,
vẫn cảm thấy mình còn yếu đuối, còn nô
lệ cho tội lỗi. Vậy, vấn đề mà ta
cần phải nghiêm túc đặt lại, là ta đã thật
sự tin vào Đức Giêsu chưa, hay ta chỉ mang danh là
tin Ngài thôi? Đức tin của ta vào Ngài là thứ
đức tin nào: đức tin rẻ tiền (tin hờ,
tin ngoài miệng) hay đức tin đắt giá (tin
thật, bằng hành động, bằng đời
sống dấn thân thật sự)? Rất nhiều Kitô hữu
cảm thấy an tâm vì tưởng rằng khi tuyên xưng
ngoài miệng rằng mình tin thì có nghĩa là mình đã tin.
Thật ra, tin là một việc quan trọng, nhưng tin
thế nào còn quan trọng hơn rất nhiều. Tin mà
vẫn nghi nan trong lòng thì chẳng có tác dụng. Hãy xem
gương của Phêrô, khi thấy Đức Giêsu đi
trên mặt nước đến với thuyền của
mình, nhờ tin vững chắc vào Thầy mình, ông đi
được trên mặt nước đến với
Ngài. Nhưng khi thấy gió thổi, ông đâm sợ và nghi
nan trong lòng. Lập tức ông bị chìm xuống (x. Mt
14,25-31).
Cầu Nguyện
Lạy
Cha, con đã mang danh là tin vào Cha, vào Đức Giêsu biết
bao nhiêu năm nay. Nhưng thử hỏi đức tin
của con đã biến đổi con thế nào? Con đã
thật sự tốt hơn, mạnh mẽ hơn
những người không tin chưa? Đáng lẽ có
đức tin, con phải vượt hơn họ xa
lắm! Phải chăng, con mới chỉ mang danh là tin,
chứ chưa thật sự tin? Xin Cha hãy ban cho con
đức tin đích thật, một đức tin
được minh chứng bằng hành động
thật sự.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|