Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Đền Thờ Đích Thật Của Sự Thờ Phượng Và Tập Hợp.
|
|
Thứ Bảy, Ngày 10 tháng 3-2012
|
Đền thờ đích thật của
sự thờ phượng và tập hợp.
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille
Degeest)
Đoạn Phúc âm
của thánh sử Gioan nói về Chúa đuổi những
kẻ buôn bán ra khỏi đền thờ có một
mạch lạc và đầy đủ ý nghĩa mà
người ta khó lòng nhận ra được dễ dàng
như vậy ở các thánh sử khác. Các thánh sử này
biên soạn Phúc âm từ những quan điểm khác và quy
tụ một các khác những tài liệu do đời
sống Chúa cung cấp. Có những câu hỏi
được đặt ra ở đây về sự phù
hợp giữa những gì mà Gioan nói và những gì mà các Phúc
âm Nhất lãm nói. Không đi sâu vào chi tiết, chúng ta
chỉ đồng ý rằng: các khó khăn sẽ tan
biến một khi người ta nhớ lại là thánh Gioan
ưa trình bày một cảnh trí chung từ một sự
kiện riêng rẽ. Cuộc đời Chúa Giêsu do thánh
sử Gioan viết không có tính cách giai thoại. Bằng cách dùng những chi tiết cụ thể,
thánh sử Gioan trình bày ở đây cho chúng ta thấy
một bối cảnh qua đó, thánh sử muốn làm cho
chúng ta nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai.
Giáo huấn rút ra
từ cảnh tượng các kẻ buôn bán trong Đền
thờ bị đuổi, có tính cách song đôi. Nó chứng tỏ
cho chúng ta: 1. Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai; 2. Chúa Giêsu,
Đấng Thiên Sai đích thân kế tiếp thực-
tại tôn-giáo, được biểu thị qua
Đền Thờ.
1) Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai. Chúa xử sự
trong Đền thờ với một uy quyền mà chỉ
có Đấng được Thiên Chúa sai đến và
người Do Thái hằng mong đợi, mới dám tự
cho mình như vậy, Người xuất hiện như
trưởng tử của ngôi nhà và Người xưng hô
Thiên Chúa là ‘Cha’ Người. Trước
mắt người Do thái đương thời thì đó
là đặc quyền dành cho Đấng Thiên Sai. Họ quả không lầm nên liền đó, họ
xin Chúa Giêsu một dấu chỉ bảo đảm
nguồn gốc Thiên Sai của Người. Nhưng Chúa Giêsu không cho dấu chỉ mà họ
đòi hỏi, vì Chúa biết họ không thể tin
được. Người ta đã vạch lá tìm sâu
rất nhiều câu nói sau đây của Chúa: “Đừng
biến nhà Cha Ta thành cửa tiệm buôn bán”. Dĩ
nhiên khi người ta buôn bán trong nhà thờ, người ta
xúc phạm đến Ngôi Nhà của Thiên Chúa. Thỉnh thoảng cũng cần phải lột
mặt nạ sự buôn bán thật sự này nọ. Ví dụ, khi người ta gay gắt đả
kích thói tục đốt nến, thì từ khi đó,
người ta có quyền dùng toà giảng để
đề cao những lợi ích có tính cách thế tục,
dầu là ở lãnh vực chính trị hay bất cứ lãnh
vực nào không?
2) Hãy phá Đền thờ này, trong 3 ngày Ta
sẽ xây lại. Đó là câu trả lời
của Chúa Giêsu cho người Do thái khi họ đòi
hỏi Người một dấu chỉ. Dấu chỉ đó là cái chết, và sự
phục sinh của Người. Quả
thật, Chúa Giêsu đã đưa ra một câu trả
lời che đậy mà chính các môn đệ cũng không
hiểu ngay. Họ sẽ hiểu sau này
khi Chúa sống lại. Sau này, họ
sẽ hiểu là Đền thờ vật chất nơi
tế lễ và tập hợp dân chúng, sẽ bị phá
huỷ, sẽ trở thành vô ích. Nó sẽ bị
“giải nhiệm” theo ý nghĩa là,
một Đền thờ khác sẽ được
dựng lên cho việc tế lế và tập hợp nhân
loại. Đền thờ đó, chính là
bản thân Chúa Giêsu. Người đích thân chu toàn việc tế lễ trọn hảo
của sự ngợi khen và đền tạ. Người quy tụ nơi mình Người
tất cả chúng sinh trong một sự hiệp thông
chặt chẽ và phổ quát. Chúng ta
phải tìm gặp Thiên Chuá (cách đích thật) và anh em ta
(cách sâu sắc) ở đâu?
Ba ngày đây ám
chỉ đến quãng thời gian vắn vỏi giữa
cuộc khổ nạn và sự Phục sinh của Chúa
Giêsu.
Kiểu nói ‘Ba ngày’ này còn có cái lợi khác: nó dùng để
chỉ ‘chẳng bao lâu nữa’. Ngày nay, chúng ta quen nói: ‘Trong
giăm phút nữa’ để diễn tả một thời
gian ngắn nữa thôi. Chúa Giêsu phán: ‘Trong ba ngày’ để
chỉ rằng: Chúa làm chủ thời gian và khi nào
Người muốn, Thiên Chúa sẽ chi phối mọ chi
tiết. Nhân dịp này, chúng ta có thể
nghĩ đến thân xác chúng ta mà thánh Phaolô gọi là
‘Đền thờ’ của Thiên Chúa. Nó
sẽ bị cái chết phá huỷ. Bao
giờ nó sẽ được tái thiết, chừng nào nó
sẽ phục sinh? Chúng ta biết rằng mọi
kỳ hạn nơi Thiên Chúa vắn vỏi, mặc dầu
những tính toán của con người đo lường
thời gian bằng đơn vị nghìn vạn thế
kỷ.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|