Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Năm, Ngày 1 tháng 3-2012
|
Biến hình.
Trong Mùa Chay, Giáo
Hội đặt trước mắt chúng ta những
mầu nhiệm có vẻ rất tương phản nhau:
một bên là Chúa Kitô đau khổ và chịu đóng
đinh, một bên là Chúa Kitô vinh quang và Phục sinh,
để chúng ta suy niệm và khám phá ra hai chân lý hay hai
thực tại khác không kém phần tương phản,
đó là tội lỗi trầm trọng của nhân loại
và lòng yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa, hiểu
được hai thực tại này thì chúng ta sẽ
hiểu được phần nào hai mầu nhiệm
đau khổ và vinh quang. Cũng chính trong ý hướng
đó Chúa Giêsu đã chuẩn bị tinh thần và củng
cố niềm tin cho các môn đệ bằng việc Ngài
tỏ lộ cho các ông thấy phần nào vinh quang của Ngài
mà chúng ta gọi là Chúa biến hình.
Biến hình là
thế nào? Có phải là một chuyện thần
thoại không? Cách đây ít lâu, trên đài truyền hình
thành phố, chúng ta rất thích thú được xem các trò
biến hình của Tôn Ngộ Không, một kẻ có 72 phép
thần thông biến hóa, chỉ cần một cái lắc
mình, họ Tôn có thể biến thành một con vật,
một cô thiếu nữ hay một trái bí… đó là những
chuyện thần thoại, không có thực, còn việc Chúa
Giêsu biến hình, không phải là một chuyện thần
thoại mà là một chuyện có thực.
Biến hình, theo nghĩa thông thường người ta
thường hiểu là thay đổi một hình dạng
khác với hình dạng bình thường. Các môn đệ
đã sống với Chúa Giêsu ba năm rồi, các ông
thấy Chúa chỉ là một người có xương có
thịt, có hình dạng như mọi người, dù các ông
đã được nghe những lời giảng dạy
hay ho, cao siêu của Chúa, dù các ông đã được
chứng kiến những phép lạ Chúa làm, nhưng các ông
chưa thấy chân tướng đích thực của Ngài,
bây giờ Chúa biến hình cho các ông thấy, Ngài thay
đổi hình dạng “con người” cho các ông thấy
hình dạng “Thiên Chúa” của Ngài.
Nói rõ hơn, Chúa Giêsu
biến hình là Chúa bày tỏ cho các môn đệ biết thân
thế đích thực của Ngài: Ngài chính là Con yêu dấu
của Chúa Cha, Ngài là Đấng làm đẹp lòng Chúa Cha và
là Đấng mà người ta phải nghe lời. Nhưng làm sao có thể nhận ra thần tính trên
khuôn mặt nhân tính của Chúa? Đó là thắc
mắc lớn của các môn đệ trên đường theo Chúa, và cũng là mối bận tâm của
Chúa trong công cuộc giáo huấn của Ngài, thế nên
mới có biến hình, đó cũng là mục đích
của việc Chúa biến hình.
Ngoài mục đích
bày tỏ, bộc lộ chân tướng đích thực là
Con Thiên Chúa của mình, Chúa Giêsu còn nhằm một mục
đích khác nữa, Ngài muốn khích lệ, động viên
các môn đệ để các ông vững lòng trước
mầu nhiệm thập giá, nghĩa là sau khi loan báo về
cuộc khổ nạn Ngài sẽ phải trải qua, làm các
ông khiếp sợ, Chúa lật cho các ông thấy đàng sau
cây thập giá có gì, đó là sự phục sinh vinh quang,
giống như Ngài biến hình trước mắt các ông
lúc này. Qua đó, Chúa cũng muốn nhắn nhủ các ông:
cuộc đời của các ông cũng thế, sẽ
phải trải qua đau khổ rồi mới
bước vào chốn vinh quang, vì vậy, hãy tin
tưởng, can đảm và kiên nhẫn chịu
đựng, Chúa luôn ở bên để hỗ trợ các
ông.
Có một câu chuyện kể rằng: một
người đàn bà giàu có đang hấp hối trên
giường bệnh, trong tờ chúc thư để
lại, bà kể tên của tất cả mọi
người thân thuộc và xa gần sẽ hưởng gia
tài của bà, tuyệt nhiên bà không hề đá động
đến cô gái nghèo và trung thành hầu hạ bà bấy lâu
nay, quà tặng duy nhất mà bà để lại cho cô là
một thánh giá làm bằng thạch cao. Cô gái nhận lấy
món quà nhưng lòng đầy cay đắng buồn
phiền, cô tự nghĩ: mình đã trung thành phục
vụ, hầu hạ sớm hôm để rồi chỉ
được một món quà không ra gì, không còn đủ
bình tĩnh để nuốt lấy từng giọt
đắng cay, cô đã kéo thập giá xuống khỏi
tường và ném mạnh trên nền nhà, cây thập giá vỡ
tung, và kìa, trước sự ngạc nhiên của cô,
tất cả những mảnh vụn thoát ra khỏi
lớp vỏ thạch cao đều là những viên kim
cương óng ánh. Cô gái chỉ có thể
hiểu được lòng tốt của người
chủ khi cô nhận ra giá trị của món quà.
Lắm khi Thiên Chúa cũng gửi đến cho chúng ta
những món quà được bao bọc bằng hình thù
của thập giá, sự sần sùi và dáng vẻ thê
thảm của thập giá làm chúng ta không thể hiểu
được lòng tốt của Thiên Chúa, Ngài yêu
thương chúng ta, Ngài không bao giờ muốn điều
dữ cho chúng ta, bởi vì tất cả mọi sự
xảy đến cho chúng ta đều nhằm dẫn
đưa chúng ta đến hạnh phúc cao cả hơn.
Quả thực,
ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có thập giá,
đã mang tiếng khóc vào đời, con người
tiến bước trong cuộc sống với tất
cả gánh nặng của thập giá. Tại sao Thiên Chúa
đã để cho con người phải đau khổ?
Mãi mãi dường như con người sẽ không bao
giờ tìm được câu giải đáp cho vấn
đề đau khổ, Chúa Giêsu không bao giờ đặt
vấn đề và cũng không bao giờ đem lại
một giải đáp cho vấn đề, trong thinh
lặng, Ngài đã vác lấy thập giá, và khi sống
lại, Ngài cho chúng ta thấy rằng thập giá là con
đường dẫn đến sự sống. “Hãy vác
lấy thập giá và theo Ta”, đó là
lệnh truyền của Ngài. Mang lấy thập giá với
tinh thần chấp nhận và mến yêu, chúng ta sẽ
thấy ánh sáng bừng lên trong cuộc sống, mang lấy
thập giá, chúng ta sẽ thấy tình yêu mạnh hơn
sự chết, mang lấy thập giá, chúng ta sẽ
chiến thắng được hận thù và thất
vọng. Tóm lại, không chối bỏ thực tại
của đau khổ, chết chóc, nhưng chúng ta luôn
được mời gọi để không nhìn vào đó
như tiếng nói cuối cùng, như ngõ cụt, bởi vì
vinh quang của Thiên Chúa là con người được
sống, cho nên hướng đi của lịch sử loài
người không phải là ngõ cụt của sự
chết mà là sự sống, bên kia khổ đau, chết
chóc, cuộc sống vẫn còn tiếp tục có ý nghĩa
và đáng sống.
Đây cũng là
điều nhắc nhở chúng ta: đàng sau mọi gian nan
thử thách, đàng sau mọi đau khổ của
cuộc đời, luôn có Thiên Chúa hiện diện
để bảo vệ và nâng đỡ, để an
ủi và khích lệ, và nếu chúng ta chẳng nhận
được gì ở đời này, chúng ta vẫn tin
rằng: Thiên Chúa sẽ thưởng công cho chúng ta ở
đời sau.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|