MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tuân Phục
Thứ Hai, Ngày 27 tháng 2-2012

Tuân phục

(Chúa Nhật II Mùa Chay, năm B)

Tuân phục là vâng lời, còn gọi là thanh tuân. Vâng lời là nhân đức quan trọng: “Vâng phục thì tốt hơn là dâng hy lễ” (1 S 15:22). Vâng lời là một trong ba (hoặc bốn, hoặc năm, tùy dòng) lời khấn của các tu sĩ: Vâng lời, khó nghèo, khiết tịnh (thanh tuân, thanh bần, thanh tịnh). Con cái phải biết vâng lời cha mẹ, người nhỏ phải biết vâng lời người lớn, nhân viên phải biết vâng lời giám đốc,… Nếu không vâng lời thì mọi thứ sẽ đảo lộn. Tất nhiên vâng lời phải theo nghĩa tích cực, không thể vâng lời khi người trên dạy làm điều sai trái hoặc độc đoán.

VÂNG LỜI TUYỆT ĐỐI

Trình thuật St 22:1-2.9-13.15-18 kể chuyện về đức vâng lời của tổ phụ Ápraham.

Sau nhiều chuyện, Thiên Chúa lại thử lòng ông Ápraham. Người gọi ông: “Ápraham!”. Ông thưa: “Dạ, con đây!”. Người phán: “Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là Ixaác, hãy đi đến xứ Môrigia mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho”.

Ông Ápraham chỉ có một đứa con trai yêu dấu, mà theo tục lệ Do Thái, “anh Hai” rất quan trọng vì là con thừa tự và có quyền trưởng nam, thế mà Chúa lại bảo dâng đứa con đó làm lễ toàn thiêu. Căng quá! Thế nhưng ông Ápraham không hề so đo, không hề thắc mắc, không hề nghi ngờ, không hề tiếc, mà ông còn mau mắn tuân phục lời Chúa dạy.

Tới nơi Thiên Chúa đã chỉ, ông Ápraham dựng bàn thờ tại đó, xếp củi lên, trói Ixaác con ông lại, và đặt lên bàn thờ, trên đống củi. Rồi ông Ápraham đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình. Gay cấn quá! Nhưng sứ thần của Đức Chúa từ trời gọi ông: “Ápraham! Ápraham!”. Ông thưa: “Dạ, con đây!”. Người nói: “Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa: đối với Ta, con của ngươi, con một của ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc!”.

Thật tuyệt vời! Ông Ápraham ngước mắt lên nhìn, ông thấy phía sau có con cừu đực bị mắc sừng trong bụi cây. Ông Ápraham liền đi bắt con cừu ấy mà dâng làm lễ toàn thiêu thay cho con mình. Sứ thần của Đức Chúa từ trời gọi ông Ápraham một lần nữa và nói: “Đây là sấm ngôn của Đức Chúa, Ta lấy chính danh Ta mà thề: Bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính vì ngươi đã vâng lời Ta”.

Càng tin tưởng thì người ta càng có thể mau mắn vâng lời. Tác giả Thánh vịnh bộc bạch: “Tôi đã tin cả khi mình đã nói: “Ôi nhục nhã ê chề!” (Tv 116:10). Bị nhục nhã ê chề mà còn tin ư? Thật khó quá! Thật thế, thường thì chúng ta chỉ tạ ơn Chúa khi mình được ơn này, ơn nọ, vì thấy “hợp ý mình”, còn nếu “trái ý mình” thì chắc hẳn chúng ta không muốn tạ ơn Chúa, cho vậy là “phi lý”, thậm chí có người còn có thể trách Chúa! Tuy nhiên, nếu suy cho thấu đáo, chúng ta sẽ khả dĩ chân nhận tất cả đều là Hồng ân Thiên Chúa, vì “thân này là tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài, xiềng xích trói buộc con, Ngài đã tháo cởi” (Tv 116:16). Do đó, chúng ta càng phải biết “dâng lễ tạ ơn, và kêu cầu thánh danh Đức Chúa” (Tv 116:17). Vâng lời và tạ ơn Chúa không chỉ là bổn phận mà còn là niềm hãnh diện và hạnh phúc của chúng ta.

Trong Rm 8:31-34, thánh Phaolô đặt ra một loạt câu hỏi: “Vậy còn phải nói gì thêm nữa? Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta?”.

Những câu hỏi đó lại chính là những câu trả lời rạch ròi và chính xác. Đúng là không phải nói gì thêm!

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Giêsu Biến Đổi Hình Dạng (2/29/2012)
Nhiệt Tâm Lo Việc Nhà Chúa (2/28/2012)
Hãy Quan Tâm (2/28/2012)
Đức Giám Mục Hải Phòng: “trong ‘cõi Người Ta’, Cái Gì Cũng Chỉ Là Tương Đối” (2/28/2012)
Hãy Quan Tâm, Lm Vĩnh Sang (2/28/2012)
Tin/Bài cùng ngày
Hy Sinh, Lm Giuse Trần Việt Hùng (2/27/2012)
Hạnh Phúc Miên Man (2/27/2012)
Ba Chước Cám Dỗ, Gm Jb. Bùi Tuần (2/27/2012)
Hy Sinh (2/27/2012)
Thế Nào Là Ăn Chay ? (2/27/2012)
Tin/Bài khác
Suy Niệm Mùa Chay (2/26/2012)
Cạm Bẫy (2/26/2012)
Mong Manh (2/26/2012)
Từ Bỏ Tội Lỗi Và Trung Tín Với Tình Yêu Thiên Chúa (2/26/2012)
Tin Là Chấp Nhận Đường Thập Giá – Noel Quesson (2/26/2012)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768