MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
“xin Lỗi… Hoặc Tôi Không Cần Được Tha Thứ”.
Thứ Ba, Ngày 21 tháng 2-2012
“Xin lỗi… hoặc tôi không cần được tha thứ”. (Suy niệm của Yvon Daigneault) Tiếp cận. Một đề tài nổi bật trong Tin Mừng Chúa nhật hôm nay: việc tha thứ tội lỗi. Ta gặp ngay những khó khăn lớn lao: ý thức về sự tha thứ của Chúa đã giảm sút, người ta xác tín là không cần ơn tha thứ để tái tạo con người: hơn nữa, chúng ta sống trong một xã hội không còn cần đến sự tha thứ ngay cả trong ngôn ngữ: Kẻ còn nói “xin tha thứ cho tôi” xem ra như là một con người đến từ thời xa xưa nào. Làm sao nói về sự tha thứ đây? Dường như điều này đã khó khăn với Chúa Giêsu cũng như đối với chúng ta vậy. Ta hãy bắt chước cách thức của Ngài: bắt đầu bằng một hình ảnh lớn, cụ thể, có tính thách thức và gây chú ý, như hình ảnh bệnh bại liệt! Từ đó ta có thể rút ra vài ý chính: - Còn bi đát hơn bại liệt thể xác, đó là bại liệt tâm hồn. - Tội lỗi của chúng ta, không phải tội của những tổ chức đa quốc gia nhưng là chính tội lỗi của chúng ta là nguyên nhân gây nên thứ bại liệt này. - Thiên Chúa đến cứu vớt chúng ta khi giải thoát chúng ta, khi tái tạo chúng ta bằng việc tha thứ. Bị bại liệt. Nhưng chúng ta không biết bại liệt là như thế nào? Có lẽ chúng ta đã có kinh nghiệm về một chi thể bất động do bởi bị bó bột trong vài tuần lễ. Chúng ta đã làm cho những người xung quanh bực bội do những lời than vãn và sự gắt gỏng, trong lúc chúng ta mơ ước mau chóng được hoạt động lại như trước. So với việc toàn thân không thể nhúc nhích, không làm được những cử động đơn giản nhất, những việc thiết yếu nhất cho cuộc sống, bởi lẽ không có thuốc nào chữa được và các dây thần kinh không vâng theo sự điều khiển của bộ não nữa, thì kinh nghiệm kia không là gì cả. Chúng ta cũng có thể bị bại liệt trong tâm hồn và trong lòng, vì đã cắt đứt một tình yêu hoặc một tình bạn, vì đã làm một việc bất công khi hủy diệt một người về mặt tinh thần. Chúng ta có thể hủy hoại cuộc sống bằng dối trá, hận thù, tham vọng. Trước mặt Thiên Chúa. Người ta đưa một kẻ bất toại đến với Chúa Giêsu mặc dù người này có vẻ lơ là đối với cơn bệnh của mình, nhưng Chúa Giêsu đề cập đến điều chính yếu, đến thứ bại liệt thực sự, thâm sâu bóp nghẹt linh hồn con người này, những tội lỗi đã tách lìa không thể thoát khỏi được. Dù tội lỗi của người ấy thế nào đi nữa, tình trạng tội lỗi của anh ta cho thấy phần nào tình trạng của chúng ta, cho thấy một điều tương tự mà chúng ta cảm nhận được: nỗi bất lực hoàn toàn trước mặt Thiên Chúa! Ơn tha thứ. Quan sát công việc một nhà vật lý trị liệu làm cho một kẻ bại liệt thật là một điều lạ lùng: mátxa, tập lại những cử động, những động tác đề nghị cùng với những lời khuyến khích, nâng đỡ sự cố gắng của bệnh nhân. Rồi sau nhiều này tháng, người ta thấy một bệnh nhân dường như đã chết nay được tái sinh. Tác động của Chúa đối với kẻ tội lỗi là chúng ta đây phần nào cũng giống như thế. Nếu Chúa nói với chúng ta: tội của con được tha rồi, tức là Ngài thực hiện cho chúng ta một hành động sáng tạo và giải thoát, một hành động mà nhờ đó chúng ta được đổi mới và có được phẩm chất sống, làm cho chúng ta đi vào mối tương quan mới mẻ với Ngài. Việc tha thứ của Thiên Chúa không phải là một thứ thủ tục tinh thần có thể tóm tắt ở việc nhìn nhận rằng Chúa đã quên hay làm ngơ tội lỗi của ta. Việc Chúa tha thứ là tạo nên một con người mới nhờ tất cả những gì mà Chúa ban cho chúng ta: sự tự do, tư cách làm con cái Ngài, ân sủng và niềm vui trong tâm hồn. Để kết luận. Khi đã bị liệt lâu ngày mà lại đứng dậy được nhờ sự chăm sóc của một nhà vật lý trị liệu, chúng ta sẽ hết sức sung sướng ngỡ ngàng. Vậy chúng ta không sung sướng ngỡ ngàng sao khi được liên lỉ tái sinh nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa?
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Xé Áo Hay Xé Lòng (2/22/2012)
Tro Bụi, Một Hành Trình (2/22/2012)
Thứ Tư Lễ Tro, Lịch Sử Và Ý Nghĩa Thần Học Phụng Vụ (2/22/2012)
Sắc Màu Giao Ước (2/22/2012)
Ăn Năn Sám Hối, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (2/22/2012)
Tin/Bài cùng ngày
Nổi Chết Không Nguôi Và Niềm Vui Sống (2/21/2012)
Mùa Chay, Nguồn Gôc Và Ý Nghĩa (2/21/2012)
Lễ Tro Các Hành Vi Tôn Giáo (2/21/2012)
Mùa Xuân Tâm Hồn, Sống Mùa Chay 2012 (2/21/2012)
Cát Bụi Tuyệt Vời (2/21/2012)
Tin/Bài khác
Tĩnh Lặng (cn 1mc.b) (2/20/2012)
Sự Tha Thứ (2/20/2012)
Quyền Tha Tội. (2/20/2012)
Phép Lạ. (2/20/2012)
Vai Ngài Nương Tựa (2/20/2012)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768