Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Hai, Ngày 20 tháng 2-2012
|
Sự tha thứ
Chúng ta sống trong
một thời đại của những điều thú
nhận. Người ta trở lại những câu
chuyện về mình, bóc trần tâm hồn yếu
đuối của mình, không chỉ kể lại một
cách riêng tư với các bác sĩ tâm lý, nhưng một cách
công khai trong sách báo và truyền thanh, truyền hình. Tuy nhiên,
trong lúc có nhiều lời thú nhận, thì lại không có
sự xá tội – ít nhất là xá tội nhân danh Đức
Kitô.
Đến với
bác sĩ trị liệu không làm người ta nhẹ
bớt cảm thức phạm tội. Một đôi lúc,
các bác sĩ trị liệu nói một cách máy móc. “Được
rồi, không hại gì đâu, nhiều người làm
như thế và bạn đã chịu một áp lực, và
vân vân…” Người ta cảm thấy được các bác
sĩ trị liệu nâng đỡ nhưng không cảm
thấy được tha thứ.
Sự tha thứ
của con người thường đến quá rẻ và
quá dễ dàng. Vả lại, Thiên Chúa quan niệm tội
lỗi của chúng ta một cách nghiêm trọng nhưng Người
yêu thương chúng ta đủ để tha thứ
những tội lỗi ấy. Người như muốn
nói với chúng ta. “Dù cho con có làm gì và nhiều đến
đâu, thì Ta cũng tha cho con”.
Điều mà
người ta cần là một cảm thức về
sự tha thứ triệt để. Sự tha thứ này
vừa cho người ta nhận thức mình có tội trong
việc mình đã làm, vừa khẳng định
người ta xứng đáng được quan tâm. Con
người không thể ban cho loại tha thứ đó vì
chỉ Thiên Chúa mới làm được.
Tha thứ là một
điều kỳ diệu. Khi tha thứ rồi
người ta không còn bị công kích. Mọi sự
đều bỏ qua. Người được tha
thứ không còn bị cảm thức tội lỗi làm tê
liệt. Họ bước đi tự do, thân mật
với Thiên Chúa và với những người mà họ
đã xúc phạm.
Trung tâm sứ vụ
của Đức Giêsu là sự tha thứ. Mà Người
đã trao quyền bính ấy cho các tông đồ khi
Người nói với họ “Anh em tha tội nào thì tội
ấy được tha; anh em cầm giữ tội nào thì
tội ấy sẽ bị cầm giữ”. Quyền tha
tội nhân danh Người là một ơn rất lớn
mà Đức Giêsu để lại cho Giáo hội
Người, và chủ yếu được thực thi
qua Bí tích Giải tội.
Nhiều
người trong chúng ta đến với phép Giải
tội với mọi danh sách các tội đã
được chuẩn bị trước. Những
tội giống nhau xuất hiện trên danh sách nhiều
lần thường có cả những vấn đề
tầm thường mà chúng ta thấy không cần phải
ăn năn, hối hận. Trong lúc xưng tội chúng ta
đọc lướt qua danh sách ấy rồi chăm chú
lắng nghe những lời linh mục nói, để
rồi thấy rằng cách sống của chúng ta sau đó
không có gì khác trước. Người ta không làm một
nỗ lực nào để đi sâu vào căn nguyên của
mối quan hệ với Thiên Chúa và người khác.
Chúng ta phải phân
biệt tội lỗi như một biến cố,
một hành động và tội lỗi như một
điều kiện. Loại thứ hai quan trọng hơn.
Bạn có thể làm một điều gì đó sai lầm,
nhưng điều đó không làm cho bạn thành một
người làm điều sai thường xuyên. Có một
sự khác nhau lớn giữa người sai phạm
một đôi lần, và người sai phạm như
một cách để sống. Một người có
thể ăn cắp một lần do bị cám dỗ
hoặc kinh tế khó khăn. Hoặc một người
có thể ăn cắp đều đặn, do đó
việc trộm cắp trở thành một cách sống.
Tình trạng tội
lỗi không giống với tội lỗi. Cái đầu
là căn bệnh, cái sau là triệu chứng. Chúng ta là
những người có tội, sa ngã – đó là một
thực tế. Vì thế chúng ta ra khỏi đời này
với một danh sách các tội. Bí tích Giải tội
đòi hỏi chúng ta xét mình vì tội lỗi của chúng ta
chỉ là một biểu hiện bên ngoài của sự
bất ổn bên trong.
Tội lỗi không
phải là một vật mà chúng ta có thể vứt một
lần rồi xong như một cái áo cũ. Đúng hơn,
nó là một điều kiện trong đời sống
chúng ta. Chúng ta là những người có tội và luôn luôn
cần có sự cứu chuộc. Điều quan trọng
không phải là những khiếm khuyết của chúng ta mà
là cuộc chiến đấu của chúng ta cho sự
thiện hảo. Mục tiêu của một đời
sống tốt lành không phải là thắng trận mà là
tiến hành cuộc chiến đấu không ngừng.
Bí tích Giải
tội không phải là một dịch vụ giặt
tẩy vô ngã. Nó là một cuộc gặp gỡ với
Đức Kitô, Đấng lôi kéo chúng ta tiến đến
tự do của con cái Thiên Chúa.
Người bại
liệt đứng dậy, vác lấy chõng của mình
để về nhà. Khi chúng ta được tha thứ,
chúng ta được giải thoát quá khứ của mình, và
có thể lại tiến lên trên vai vác gánh nặng và
những trách nhiệm của mình.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|