Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Hai, Ngày 20 tháng 2-2012
|
Phép lạ.
Cả ba Tin Mừng
nhất lãm đều tường thuật phép lạ Chúa
Giêsu chữa người bại liệt ở Caphácnaum,
nhưng Đoạn Tin Mừng Maccô mang một sắc thái
tự nhiên, sống động, khiến sự việc
xảy ra như trước mắt chúng ta. Chúng ta có
thể diễn lại trình thuật này như sau:
Chúa Giêsu vừa
về tới Caphácnaum sau mấy tuần lễ vắng
mặt, tin Ngài về lan ra và rất
đông người tìm đến gặp Ngài, họ theo
Ngài vào nhà Phêrô, nơi Ngài tạm trú. Căn nhà chật ních
người, những kẻ đến sau tụ tập
trước cửa rất đông. Trong nhà,
Chúa Giêsu rao giảng như thường lệ, phần
đông người ta nghe Ngài cách thiện cảm và
phấn khởi. Tuy nhiên, vì hoạt động và
ảnh hưởng của Chúa chấn động cả
miền Galilê, không khỏi làm cho nhóm Pharisêu và kinh sư
ở Giêrusalem để ý và lo ngại, vì Chúa không xuất
thân ở trường của họ, cũng không
đứng trong phe phái của họ, nên trong nhà của
Simon hôm nay, trên hàng đầu, có những thầy thông
luật từ Giêrusalem đến để tìm cơ
hội bắt bẻ Ngài.
Trong khi Chúa đang
giảng, có bốn người khiêng tới một
chiếc chõng trên có người bại liệt nằm
bất động, nhưng đông người quá, không
cách nào vào được, nên họ đưa bệnh nhân
lên mái nhà, lật ngói làm thành một khoảng trống,
rồi dòng dây thả chiếc chõng cùng với người
bại liệt xuống ngay trước mặt Chúa, họ
chỉ đặt đó thôi, không nói năng nài xin gì
hết, nhưng ai cũng hiểu họ muốn gì.
Hiểu ý họ, Chúa Giêsu nắm lấy cơ hội,
họ muốn một Chúa cho hai, đồng thời Ngài
tỏ ra cho nhóm Pharisêu và kinh sư biết Ngài là ai, Ngài có
quyền phép hơn họ tưởng. Thay vì chữa
bệnh thể xác liền, Chúa chữa bệnh thiêng liêng
cho anh ta trước, Ngài đi xa hơn sự mong chờ
của mọi người, bởi vì nếu quan niệm
bệnh tật là hậu quả hay hình phạt do tội
lỗi thì không gì hợp lý và dễ dàng bằng cất
nguyên nhân tự nhiên đi thì hậu quả cũng biến
mất, làm ngược lại là một điều khó
khăn và không hợp lý.
Vì là một mặc
khải bất ngờ, các đối thủ chưa
kịp nói lên những ý nghĩ trong trí của họ,
phần Chúa Giêsu, để minh chứng Ngài đồng
bản tính với Thiên Chúa, Ngài đọc rõ những ý
nghĩ còn trong tâm trí mỗi người và hỏi nhóm
Pharisêu mấy câu thật hóc búa. Nghe Chúa nói: “Này con, tội
con được tha rồi”, Pharisêu và kinh sư
đặt ra trong trí họ một lưỡng đạo
luận: hoặc là ông này phạm thượng, vì chỉ là
người mà dám tha tội cho kẻ khác, hoặc là ông có
quyền như Thiên Chúa. Nếu chấp
nhận giả thuyết một thì làm sao Thiên Chúa phò ông
để làm phép lạ? Nếu chấp
nhận giả thuyết hai thì tín điều “chỉ có
một Giavê độc nhất mà thôi”, làm sao có thể dung
hòa?
Chúa Giêsu lại thách
họ: “Điều nào dễ hơn?” Sự thực cả
hai điều đều quá sức con người,
nhưng Chúa Giêsu đã làm được cả hai, Ngài đã
làm một công hai việc: vừa cho thấy thái độ
mâu thuẫn của họ vừa chứng minh Ngài là Thiên
Chúa, Ngài tuyên bố tha tội cho người bại
liệt, rồi lại chữa anh ta khỏi bệnh,
vậy Ngài là Thiên Chúa.
Nhân bài Tin Mừng
này, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa các phép lạ Chúa Giêsu làm và
từ đó chúng ta tìm ra một thái độ trước
những sự việc khác thường được
nghe kể lại hoặc chứng kiến. Tin Mừng ghi
lại nhiều phép lạ Chúa Giêsu đã làm, tất cả
chỉ vì lòng thương người ta, nhưng tình
thương của Chúa không phải chỉ cứu giúp
về đời sống vật chất của con
người mà còn muốn cứu giúp con người toàn
diện, vì thế, những phép lạ của Chúa Giêsu còn có
ý nghĩa sâu xa hơn, đó là dấu chỉ của ơn
cứu độ mà Ngài đem đến cho nhân loại,
chẳng hạn, khi chữa người bại liệt,
Ngài cho thấy Ngài có quyền tháo gỡ con người
khỏi xiềng xích ràng buộc của tội lỗi. Khi
làm cho người mù sáng mắt, Ngài cho thấy Ngài là ánh
sáng thật cho người ta nhìn ra “Con Người cứu
độ”. Khi hóa bánh ra nhiều cho đám đông ăn no,
Ngài cho thấy Ngài là bánh hằng sống đem lại
sự sống muôn đời cho loài người…
Chúa Giêsu làm phép
lạ, nhưng các sách Tin Mừng cũng cho thấy Ngài có
một thái độ dè dặt. Trước hết,
nhiều khi Ngài từ chối không làm phép lạ mà ma
quỷ hay một số người yêu cầu với ý
hướng khiêu khích hoặc tò mò, thử thách chứ không vì
lòng tin. Chúa từ chối, vì Ngài không làm phép lạ
để biểu dương lực lượng, phô
trương, hoặc vì những người đó không có
thái độ sẵn sàng đón nhận. Cũng chính vì
thế ngay cả khi bị treo trên thập giá, người
ta thách thức Ngài làm phép lạ xuống khỏi thập
giá cho họ tin, Ngài cũng không làm.
Mặt khác, nhiều
khi làm phép lạ chữa một người nào, Chúa cấm
họ không được nói ra cho người khác
biết, Ngài đòi hỏi những người đó
phải kín miệng như vậy là vì người ta có
thể hiểu lầm ý nghĩa của những phép
lạ, cho rằng Ngài đến để cứu
người ta về mặt chính trị hoặc kinh tế,
trong khi sứ mạng của Ngài không phải ở chỗ
đó, Ngài cũng không muốn người ta ỷ vào phép
lạ để trốn tránh trách nhiệm của mình.
Hơn nữa, Tin
Mừng Gioan còn nói: nhiều người tin vào Chúa Giêsu vì
thấy những phép lạ Ngài làm, nhưng Ngài không tín
nhiệm họ, bởi vì lòng tin chỉ dựa vào phép
lạ là một lòng tin còn non nớt, yếu kém và bồng
bột, dễ thay đổi, lòng tin vững chắc không
lệ thuộc vào những gì tai nghe mắt thấy,
nhưng chỉ dựa vào lời Chúa, vì thế, sau khi
sống lại, Chúa Giêsu nói với ông Tôma: “Phúc cho những
ai không thấy mà tin”.
Ngày nay thỉnh
thoảng chúng ta nghe có phép lạ xảy ra ở chỗ này
chỗ kia, trước những sự kiện lạ
đó, chúng ta phải biết khảo sát, không thiên kiến,
chủ quan, phải hoàn toàn vô tư để nhận ra
đâu là tác động thần linh, đâu là sự kiện
khoa học hoặc đâu là dàn cảnh. Giáo Hội dạy
chúng ta hãy luôn dè dặt trước những cái gọi là
“phép lạ” để không bị phê phán là nhẹ dạ,
dễ tin, cuồng tín hoặc mê tín.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|