Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Năm, Ngày 16 tháng 2-2012
|
Bại liệt tinh thần
Qua bài Tin Mừng hôm
nay chúng ta có thể ghi nhận được ba bài học:
Một nơi Chúa Giêsu, một nơi người bại
liệt và một nơi các kinh sư.
Bài học thứ nhất: Ai cũng biết
bại liệt là bất lực, vừa là nỗi khổ
cho chính mình vừa là gánh nặng cho thân nhân, họ hàng. Chắc chắn Chúa Giêsu thấy nơi
người bại liệt nỗi đau khổ về
thể xác. Nhưng tại sao câu
đầu tiên Chúa nói với anh ta lại là lời tha
tội? Anh ta có tội gì chăng nên
mới bị bại liệt như vậy?
Người Do thái có quan niệm như thế: Bệnh
tật là hậu quả của tội lỗi. Ai mắc bệnh tật đều là
người có tội. Bệnh tật
càng nặng tức là tội lỗi càng nhiều và càng
nặng, nên mới bị phạt ra bên ngoài bằng
bệnh tật như thế.
Ở đây, Chúa
Giêsu không đồng ý hay đồng tình với quan
niệm ấy, bởi vì chủ trương của Chúa là:
Tội lỗi là tội lỗi, bệnh tật là bệnh
tật. Đây là hai vấn đề riêng
biệt, không có liên quan với nhau. Có
thể có người vừa có bệnh vừa có tội.
Nhưng cũng có người có bệnh mà
không có tội, hoặc ngược lại, có tội mà
không có bệnh tật gì. Cho nên, khi Chúa nói: “Này con,
tội con được tha rồi” là Chúa muốn minh
chứng Ngài là Thiên Chúa, Ngài có quyền tha tội. Vì
đối với người Do thái, chỉ Thiên Chúa
mới có quyền tha tội. Nhưng tha
tội mà không được khỏi bệnh thì
người Do thái không tin. Trái lại,
khỏi bệnh không thôi thì bình thường quá. Vì
vậy, Chúa đã thực hiện cả hai: Vừa tha
tội vừa chữa bệnh. Đây là
một hành động của Thiên Chúa toàn năng,
đầy thương xót cả xác lẫn hồn.
Bài học thứ hai, người bại
liệt được Chúa Giêsu chữa lành, vì anh có một
lòng tin mạnh mẽ vào quyền phép và tình thương
của Chúa, đúng như người ta vẫn
thường nói: Tin là tín nhiệm, tin thì không sợ. Người nào còn sợ là người chưa
đủ tin. Người bại
liệt đã có một lòng tin như thế. Anh để cho người ta khiêng lên mái nhà,
dỡ mái thòng xuống mà không phản đối và không
sợ hãi gì hết. Và nhất là khi
đã được đặt trước mặt Chúa,
anh không xin gì, không nói gì cả. Bởi vì
anh tin rằng Thiên Chúa biết mọi sự, Ngài biết
anh đang cần gì. Anh biết rằng
Thiên Chúa thương anh hơn chính anh. Anh
chỉ ngước mắt nhìn Chúa và chờ đợi.
Rồi câu nói đầu tiên của Chúa
lại là lời tha tội chứ không phải là lời
chữa bệnh. Anh vui lòng chấp
nhận, bởi vì anh biết Thiên Chúa bao giờ cũng có
lý hơn anh. Chính do lòng tin mạnh mẽ đó anh
đã được Chúa Giêsu cứu chữa.
Bài học thứ ba, những kinh sư
là những người chứng kiến phép lạ ấy. Họ không bại liệt về thể xác,
nhưng họ lại bại liệt về tinh thần.
Có thể nói: Họ có một chứng bại liệt trong
trái tim, bởi vì họ không cảm
nhận được nỗi khổ của người
bại liệt, và cũng không cảm nhận
được niềm vui của người ấy khi
được chữa khỏi. Họ còn mắc chứng
bại liệt trong trí khôn, bởi vì họ không hiểu
được, hay đúng hơn, họ không muốn
hiểu lời Chúa cắt nghĩa. Chúa bảo họ
rằng: Ngài có quyền tha tội. Lời Chúa thật rõ
ràng. Một trí khôn bình thường có thể
hiểu ra ngay, nhưng họ không muốn hiểu. Rồi họ còn mắc chứng bại liệt
trong lương tâm, bởi vì họ quyết tâm làm hại
Chúa mà lương tâm họ không áy náy gì. Đúng
lý ra khi thấy Chúa nhân lành, cư xử tốt, cứu giúp
người bệnh tật, thì họ phải vui, phải
ca ngợi Chúa. Nhưng không, họ
bực tức, họ khó chịu.
Tất cả chúng ta
không bị bại liệt về thể xác nhưng chúng ta
có lòng tin mạnh mẽ của người bại liệt
được Chúa chữa lành không? Và rất có thể
chúng ta đang mắc chứng bại liệt tinh thần
trong trái tim, trong trí khôn hay trong
lương tâm chăng? Đừng cố
chấp, chai lì như những kinh sư và Pharisêu, trái
lại, hãy khiêm nhường, tin tưởng vào quyền
phép và tình thương của Chúa.
Báo chí đã thuật lại rằng: Vào
đêm kia, một đám cháy bùng lên
tại một ngôi nhà. Tức khắc trong ngọn lửa
phừng phừng bốc cao, người ta thấy
người cha, người mẹ và mấy đứa con
chạy ra sân. Bất chợt họ nhận ra thiếu
thằng con trai út 5 tuổi. Ngay sau đó
họ nghe tiếng nó kêu cứu và ló đầu qua cửa
sổ trên lầu. Thấy nó, ông bố quát to:
“Nhảy xuống đây”. Đứa bé chỉ thấy khói
lửa mịt mù, nhưng nó nghe ra tiếng cha nó, nó liền
đáp: “Ba ơi, con không thấy ba đâu cả”. Ông bố
lại quát: “Ba thấy con, con cứ nhảy xuống có ba
đỡ, đừng sợ”. Và đứa bé đã
nhảy xuống bình an vô sự, vì ông bố đã kịp
đỡ lấy nó.
Đứa bé trong
ngôi nhà bốc cháy ấy là hình ảnh diễn tả
người Kitô hữu đứng trước mặt
Thiên Chúa. Trong cơn khốn quẫn, người ấy
nghe ra tiếng Chúa bảo mình: “Hãy tin tưởng vào Ta, hãy
nhảy vào vòng tay của Ta”. Và người Kitô hữu
ấy rất nhiều phen đã muốn trả lời:
“Chúa ơi, con chẳng thấy Chúa đâu cả” và đã
tưởng rằng Thiên Chúa bỏ rơi mình. Không, Thiên Chúa không bao giờ quên ai cả, chỉ
có người ta quên Chúa mà thôi.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|