Mời thăm Blog của
Lm. Trần Minh Huy
http://www.chivilongchuathuongtoi.tk/
Tác phẩm: ĐÀO TẠO ỨNG SINH LINH
MỤC GIÁO PHẬN
Lm.
Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss
CHƯƠNG SÁU
ỨNG
SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN
HỌC
VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG VÀ TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ ƠN GỌI
LINH MỤC (tiếp theo)
C. 2.
Các dấu hiệu khủng hoảng trong đời sống và sứ vụ của linh mục
giáo phận
·
Trốn chạy
trong rượu, những hoạt động gây ấn tượng và cảm giác mạnh, thích
“xuất hiện” và khẳng định mình…
·
Chuyện phiếm,
tán gẫu không dứt, tâm sự…
·
Thiếu khả
năng sống trầm tĩnh, cô tịch, thinh lặng.
·
Ham mê giải
trí thái quá: suốt ngày lướt mạng xem phim, chơi games… hay đầu
tư quá nhiều thời giờ và tiền bạc vào chim, cá, kiểng…
·
Ham hoạt động
quá (quá lao lực sẽ kiệt lực)
·
Nhu cầu khẳng
định mình thái quá (cố gắng xây dựng những ‘công trình thế kỷ’
để đời mang dấu ấn của mình…)
·
Nhìn đời và
nhìn người cách tiêu cực, hay chỉ trích phê bình…
·
Khó ngủ (nhất
dạ sinh bá kế, gửi và nhận tin nhắn…)
·
Thiếu tự chủ
và làm chủ bản thân, có những bất bình thường về giới tính…
·
Những khó
khăn để thoát khỏi cô độc, sợ hãi…
·
Khả năng hoạt
động bị tê liệt (ở nhưng là cội rễ mọi sự dữ)
·
Chỉ thường
xuyên liên hệ với một số người nào đó thôi…
C.3.
Vài phản ứng cần thiết để vượt thắng cơn khủng hoảng
·
Cần có thời
gian cầu nguyện hằng ngày để chia sẻ bản thân với Chúa, hầu sống
căn tính linh mục thực sự của mình.
·
Tìm một đối
tác biện phân, như vị linh hướng, có thể là một người bạn thân
lâu dài, dẫn tới một căn tính trưởng thành. Các cân nhắc tâm lý
về cá tính cũng rất hữu ích.
·
Sự sống mật
thiết với Chúa Giêsu là phương dược chữa lành vạn năng, vì việc
không ngừng tìm kiếm kết hợp với Chúa Giêsu khiến linh mục
tìm được sự thống nhất đời sống của mình..
·
Quả thế,
trong đời sống độc thân của mình, linh mục cảm nhận sự cô đơn và
lắm khi cô đơn thực sự, và đôi khi sự cô đơn đè nặng trên con
người của ngài.
·
Sự nghi ngờ,
đố kỵ, ghen ghét hay thiếu thông cảm từ phía anh em linh mục
đồng nghiệp của ngài (kể cả từ Giám Mục) có thể làm gia trọng
nỗi thất vọng và cô đơn.
·
Nhung cô đơn
của linh mục không phải là sự trống rỗng và ngài cũng không thực
sự cô độc vì Đấng Cứu Thế luôn ở với ngài.
·
Chúa Giêsu
cũng vậy, trong những giờ phút bi thảm nhất của cuộc thương khó,
Ngài đã cảm nhận cô đơn và bị bỏ rơi, vì Ngài vừa liên đới với
thân phận tội nhân phản nghịch, lại vừa luôn sống hiệp thông mật
thiết với Chúa Cha và luôn tìm theo ý Chúa Cha.
Nơi nào có oán ghét hận
thù
Xin giúp con xấy dựng
tình thương.
Nơi nào có khinh khi
nhục mạ,
Xin giúp con mang lại
thứ tha.
Nới nào có mâu thuẫn bất
đồng,
Xin giúp con nên người
hòa giải.
Nơi nào có giả dối sai
lầm,
Xin giúp con rao truyền
chân lý.
Nơi nào có hoài nghi ngờ
vực,
Xin giúp con củng cố đức
tin.
Nơi nào có nản chí sờn
lòng,
Xin giúp con gieo niềm
hy vọng.
Nơi nào có bóng tối mây
mù,
Xin giúp con khai nguồn
ánh sáng.
Nơi nào có u sầu buồn
bã,
Xin giúp con đem lại an
vui.
Lời cầu Kinh
Sáng thứ bảy Tuần II.
|