ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA
Suy niệm của Lm. Munachi Ezeogu
Trong Anh ngữ, tháng
một (January) là đặt theo tên
của một vị thần La-Mã, vị thần này có hai
mặt, một mặt nhìn về quá khứ và một
mặt hướng đến tương lai. Thật vậy, đây là thời điểm
để cho chúng ta nhìn lại một năm đã qua và
hướng về một năm mới trước
mặt. Một năm đã qua đi, tôi
đã làm được những gì, và gặt hái
được những gì? Tôi đã
tận dụng thời gian ấy để thăng
tiến trong những ước nguyện và mục tiêu
trong cuộc sống của mình như thế nào? Tôi có dùng những thời gian qua để nâng cao
mục đích của sự hiện hữu của tôi
không? Tôi có thể làm tốt hơn năm ngoái theo cách sử dụng thời giờ cho
những đòi hỏi của việc làm, của gia
đình, của bạn bè, của xã hội, và sự đòi
hỏi của đời sống tâm linh của riêng tôi? Tôi đã gặt hái được gì và
điều gì đã không thành tựu trong năm qua? Làm thế nào để tôi củng cố
được những thành tựu trong năm qua
đồng thời đảo ngược những
thất bại và mất mát trong năm mới? Qua sự kiểm điểm chính mình bằng
những câu hỏi nêu trên, chúng ta nhận ra rằng sự
kiểm điểm ấy sẽ đưa chúng ta tìm
được mục đích và những quyết tâm
cải hóa trong năm mới.
Có người nói
với chúng ta rằng: mình chẳng cần phải có
quyết tâm cải đổi trong năm mới.
Đừng tin họ! Chúng ta phải
định mục tiêu cho chính chúng ta và đề ra
những cải đổi cần thiết tóm gọn trong
những điều chúng ta đã kiểm điểm.
Chúng ta cần phải kiểm điểm
đời sống của chúng ta hằng năm, vì như
triết gia Socrates nói, cuộc đời không có kiểm
điểm là cuộc đời không đáng sống.
Báo chí ngày nay đầy
rẫy những quyết tâm cải cách cho cá nhân hoặc
tập thể. Hầu hết những
điều ấy thường chỉ là những mong
ước hơn là quyết tâm. Sự
khác biệt giữa mong ước và quyết tâm như
thế nào? Mong ước là nhận ra
được mục đích người ta muốn
đạt được, quyết tâm cải cách là
định rõ từng bước người ta phải
tiến hành để đạt được mục
đích. Sự mong ước: đây là điểm tôi
muốn đạt, còn quyết tâm thì nói: đây là lề
lối tôi sẽ áp dụng, đây là những điều
tôi sẽ làm để đạt được thành
qủa. Người hay mong ước thì nói rằng: “Tôi
muốn thi đậu trong năm nay” và người có
quyết tâm thì nói: “Tôi sẽ dành ra một tiếng
đồng hồ mỗi ngày để học cho
đậu cuộc thi này”. Người hay mong ước
thì nói: “Năm nay, tôi sẽ có thêm sự an bình và
thương yêu trong gia đình tôi” còn người có
quyết tâm thì nói: “Tôi sẽ dành nhiều thì giờ hơn
nữa cho gia đình, nơi bàn ăn hơn là vội vã
để xem truyền hình, để chúng tôi có dịp tìm
hiểu và thông cảm nhau hơn”. Người hay mong
ước thì nói: “Năm nay, tôi sẽ sống một
đời sống kết hợp với Chúa” còn
người có quyết tâm thì nói: “Hằng ngày, tôi sẽ
dành ra thời gian này để cầu nguyện và nghe
lời Chúa”. Sự khác biệt giữa mong ước và
quyết tâm là: Chúng ta có chuẩn bị để làm
những gì có thể làm được để tạo
ước mơ thành sự thật chưa? Chúng
ta có chuẩn bị để trả giá cho những
điều mình sắp làm chưa?
Đoạn phúc âm hôm
nay cho chúng ta thấy Đức Maria là gương mẫu
của cuộc sống mới trong Chúa Kitô, cuộc
sống mà tất cả chúng ta mong ước cho mình trong năm
mới. Chúng ta thấy rằng Đức Maria
đã được chuẩn bị để làm những
công việc cho mục đích tạo cuộc sống
mới này. Đức Maria đã làm gì?
Chúng ta đọc thấy rằng khi các mục đồng
đến thờ lạy Hài Nhi Giêsu trong
máng cỏ, họ nói rằng các thiên thần đã báo tin cho
họ biết. “Nhưng Đức Maria thì
hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi
nghĩ lại trong lòng” (Luca 2:19). Lại nữa, sau khi tìm
được thiếu niên Giêsu trong đền thờ,
chúng ta cũng được nghe rằng “Riêng Đức
Mẹ thì hằng ghi nhớ tất cả những
điều ấy trong lòng” (Luca 2:51). Đức Maria là người
đàn bà đã tôn kính lời Chúa, đã trân qúy lời Chúa và
đã dành thời giờ để suy niệm Lời
của Chúa. Thật ra, sự thánh thiện của
Đức Maria đã thông phần với hồng ân của
Thiên Chúa, nhưng chúng ta cũng không quên rằng: Đức
Maria đã cần phải dành nhiều nỗ lực
để được đồng cộng tác trong ân sủng của Thiên Chúa. Người
đã suy niệm Lời Chúa để nhận biết
những điều Chúa đã nói với mình trong từng
giai đoạn của đời mình, cuộc đời
được làm tôi tớ của Chúa.
Hai thí dụ kể
trên về Đức Maria đã suy niệm, cân nhắc
lời Chúa, như sau khi các mục đồng đến
thờ lạy Chúa Hài Đồng và sau khi tìm
được Chúa Giêsu trong đền thờ, cho thấy
rằng Đức Maria đã tìm ra lời Chúa trong sự
mặc khải thiêng liêng (lời của thiên thần báo cho
mục đồng) và trong kinh nghiệm của chính
Người (khi gặp lại Con trong đền thờ). Tương tự như vậy, ngày nay Chúa nói
với chúng ta qua sự mặc khải thiêng liêng (kinh thánh,
các bài giảng, những điều giảng dậy
của Hội Thánh) ngay cả qua những kinh nghiệm cá
nhân, nếu chúng ta dành thì giờ để suy gẫm
như Đức Maria đã làm.
Cho dù chúng ta đang
ở trong tình huống nào, một sự khốn khó,
một điều bất như ý, trước một
quyết định khó khăn – Chúa có phương thức
giải quyết, Chúa có giải đáp đúng đắn
cho chúng ta. Hãy kể những điều ấy cho
Chúa nghe trong lời kinh nguyện, nhưng cũng lắng
nghe những gì Chúa nói với chúng ta. Cầu
nguyện là đối thoại với Chúa, nhưng đôi
khi chúng ta chỉ muốn nhấc điện thoại
đọc lên một chuỗi những khó khăn của
mình cho Chúa nghe và cúp điện thoại để không nghe
những gì Chúa muốn nói với chúng ta. Hôm nay, chúng ta hãy quyết tâm lắng nghe tiếng
Chúa, trân qúy và suy niệm trong lòng. Từ
đấy chúng ta sẽ có thể nhận biết những
cải hóa cần thiết cho cuộc sống mới
kết hợp với Chuá.
|