Nếu Kitô hữu
chúng ta không quan tâm đến phần rỗi của anh chị em mình thì đừng hòng được cứu
rỗi
- hãy coi
chừng phần rỗi của chính bản thân mình?
Phải, trong cuộc chung thẩm
(phán xét chung), nếu chúng ta không quan tâm đến (Chúa dùng chữ "neglected
to do - không làm", chứ chưa nói đến việc thậm tệ hơn nữa như lạm dụng - abuse,
đàn áp, bóc lột v.v.) những người anh chị em của chúng ta về thể lý mà
thôi đã bị đời đời loại trừ như thành phần dê: "These will go off to
eternal punishment" (x Mt 25:41-46), huống chi không quan tâm đến phần rỗi đời
đời vô cùng cao trọng của họ.
Trong dụ ngôn chung thẩm
này, (một dụ ngôn chung thẩm có ý nghĩa liên hệ mật thiết với dụ ngôn Lazarô và
Người Phú Hộ trong Phúc Âm Thánh Luca 16:19-31), Chúa Giêsu đồng
hóa mình với "một trong những người anh em hèn mọn nhất - one of these
least ones" liên quan tới những nhu cầu rất thiết yếu về thể lý của họ như đói
khát, không nhà, trần truồng, bệnh tật, và tù đầy, đến độ nếu chúng ta không
quan tâm tới họ là chúng ta không quan tâm tới Chúa: "you neglected to do it to
me" (cùng đoạn Phúc Âm ở các câu 42-43).
Về nhu cầu thể lý mà Chúa
còn đồng hóa với những người anh em hèn mọn nhất của Người thì về nhu cầu thiêng
liêng Ngài còn nên một với họ đến thế nào. Đến độ Người là "Đấng vốn không biết
đến tội lỗi đã trở thành tội lỗi vì tất cả chúng ta" (2Cor 5:21). Người đã trở
thành một tên đại tử tội bị treo trên cây thập tự giá ở giữa hai tên tử tội gian
ác, như thể Người là một tên chúa tể tội ác. Như thế, chúng ta không
quan tâm đến bất cứ một tội nhân đáng thương nào không phải là chúng
ta không quan tâm đến "tên chúa tể tội ác" là Đấng Cứu Thế này
của chúng ta hay sao?
Vậy, chúng ta hãy tự hỏi
mình xem: hằng ngày tôi đi lễ, rước lễ, đọc kinh, đọc lời Chúa, hằng tuần
tôi đi hội họp và sinh hoạt các hội đoàn v.v. nhưng khi thấy anh
chị em tôi (qua TV, radio, trong sở làm, ngoài xã hội, trong giáo xứ hay trong
cộng đoàn hoặc ở các hội đoàn v.v.) sa ngã phạm tội, tôi có cảm thấy đau lòng
hay chăng, vì Thiên Chúa toàn thiện chí ái của tôi đã bị xúc phạm và vì thế tôi
đã hết sức đền tạ tội lỗi của họ để có thể an ủi Chúa và cầu cho họ năn trở lại,
hay ngược lại, tôi chẳng những đã tỏ ra thái độ khinh bỉ họ, mà còn nói hành nói
xấu họ và xa lánh họ nữa v.v.
Chúng ta hãy nhớ rằng, Thiên
Chúa đã hóa thân làm người "để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã bị hư
mất" (Luca 19:10), cho dù chỉ duy một con chiên lạc duy nhất (x Luca
15:4-5), thế thì tại sao chúng ta lại khinh thường những gì được Chúa "yêu
thương cho đến cùng" (John 13:1) như thế chứ, hay ít là không quan tâm đến
(neglect to do to) những người anh chị em "cần đến lòng thương xót Chúa
hơn" của Người và như Người, bằng việc hy sinh cầu nguyện cho họ trở về
cùng Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất đáng kính mên trên hết mọi sự của họ cũng
là của chúng ta.
Một khi chúng ta khinh
thường tội nhân, hay ít là khôngquan tâm đến phần rỗi của các linh hồn như
thế là chúng ta, minh nhiên hay mặc nhiên, vô tình hay hữu ý, tỏ ra khinh
thường ơn cứu độ vô cùng quí báu của Chúa, không quan tâm đến Lòng Thương Xót
Chúa, thì thử hỏi chúng ta có thực sự thấu hiểu được ơn cứu độ của Chúa hay
chăng, mà không thấu hiểu được ơn cứu độ của Người thì việc chúng ta sống đạo
thật sự là có vấn đề, cần phải xét lại và sửa lại kẻo nguy! Chúng ta đừng tưởng
rằng Thiên Chúa chỉ cứu độ một mình chúng ta vì chúng ta hằng ngày nghe lời Chúa
và rước Chúa khi tham dự Thánh Lễ. Hãy nghe Người cảnh báo: "Tôi bảo thật cho
các người biết rằng thành phần thu thuế và gái điếm còn được vào Nước Thiên Chúa
trước cả các người nữa kìa" (Mt 21:31).
Hiện ra ở Fatima vào lần
thứ 4 ngày 19/8/1917 (bù lại ngày 13 vì vào ngày này 3 em bị chính
quyền địa phương giam giữ), Mẹ Maria đã vừa có vẻ trách móc Kitô hữu vừa
kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima rằng: "Hãy cầu nguyện thực nhiều và hy sinh cho
tội nhân; nhiều linh hồn sa hỏa ngục vì không có ai chịu hy sinh cầu nguyện cho
họ". Một trong 3 em là Giaxinta (bấy giờ mới 7 tuổi), sau khi thị kiến thấy
hỏa ngục vào lần hiện ra thứ ba của Mẹ ngày 13/7/1917, đã cảm thấy vô cùng sợ
hãi và đã yêu thương tội nhân khôn lường, tới độ, em khao khát hy sinh cho các
linh hồn, lúc nào em cũng nghĩ cách và tìm dịp hy sinh cầu cho tội nhân ăn năn
trở lại. Thậm chí em sẵn sàng chết lẻ loi cộ độc một mình, như được Đức Mẹ báo
trước, cho dù vô cùng đau khổ, để hy sinh cứu các tội nhân. Trong Lễ
Phong Chân Phước cho Phanxicô và Giaxinta vào ngày 13/5/2000 ở Linh Địa Thánh
Mẫu Fatima, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói về Giaxinta ở đoạn 4 như thế
này:
"Bé Giaxinta đã cảm được và
nghiệm thấy nơi bản thân mình nỗi sầu thương của Đức Mẹ, bằng việc anh hùng hiến
mình như một vật hy sinh cho các tội nhân. Một ngày kia, khi em và Phanxicô bị
bệnh làm cho các em phải nằm giường, Đức Maria đã đến thăm các em ở nhà, như bé
gái thuật lại: 'Đức Mẹ đã tới thăm chúng con và nói rằng chẳng mấy chốc nữa
Người sẽ đến mang Phanxicô về trời. Và Người hỏi con có muốn hoán cải các tội
nhân hơn nữa không. Con thưa Người là 'có'. Rồi tới lúc Phanxicô ra đi, nhỏ gái
nói với anh mình rằng: 'Xin anh cho em gửi lời chào Chúa và Đức Mẹ nhé, và thưa
cùng các Ngài rằng em đang chịu đựng mọi sự các Ngài muốn để cầu cho các tội
nhân ăn năn cải thiện đời sống'. Giaxinta đã bị kích động sâu xa bởi thị kiến
hỏa ngục vào lần Đức Mẹ hiện ra 13/7, đến nỗi không một việc hy sinh hãm mình
hay đền tội nào là quá sức đối với em trong việc cứu lấy các tội
nhân".
Phần chúng ta thì sao:
1- Chúng ta đã thực sự quan
tâm tới phần rỗi của anh chị em chúng ta hay chưa?
2- Nếu rồi thì chúng ta
đã làm những gì cho họ??
3- Nếu chưa thì chúng ta
phải làm sao kẻo thực sự là nguy hiểm đến chính phần rỗi của chúng ta chứ không
phải chuyện chơi hay không đáng kể???
Tông Đồ Chúa Tình Thương Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh,
BVL