Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Chủ Nhật, Ngày 16 tháng 10-2011
|
Trả về
Cái gì là của Thiên Chúa và cái gì là của Cêsarê? Đây không chỉ là vấn đề của những
người Pharisêu, nhưng còn là vấn đề của
các tông đồ, của chúng ta, và của con người
qua mọi thời đại. Chúa Giêsu đã không tránh né
vấn đề bằng cách bỏ mặc cho con
người với cách giải quyết riêng của mình. Trái
lại, Ngài đã hiến thân để chứng minh cho cách
thức giải quyết của Ngài. Ngài đã ban cho con
người luật lệ chung, và con người có
bổn phận phải áp dụng luật chung đó vào
trong những trường hợp cụ thể. Khi
được hỏi ý kiến về điều răn
nào quan trọng nhất, Chúa Giêsu đã ban hành nguyên tắc
chung là: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên
Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và
hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn
lớn nhất và điều răn đứng
đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng
giống như điều răn ấy, là: ngươi
phải yêu mến người thân cận như chính mình”,
Trong
suốt cuộc đời rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu
đã tận tình cắt nghĩa luật lệ này trong
mọi lúc, mọi nơi và mọi hoàn cảnh. Hai
điều luật vĩ đại này không thể phân chia
ra làm hai. Chúng ta không thể chu toàn luật thứ nhất
nếu không thi hành luật thứ hai. Yêu mến Thiên Chúa mà
không yêu thương người lân cận là một sự
mâu thuẫn. Trong thư gửi tín hữu, thánh Gioan đã viết:
“Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em
mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu
thương người anh em mà họ trông thấy, thì
không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy… ai
yêu mến Thiên Chúa, cũng phải yêu mến anh em mình”.
Tất
cả mọi người đã được dựng nên
theo hình ảnh của Thiên Chúa, và có quyền
được yêu thương và kính trọng theo đúng
phẩm giá của con người. Chính quyền không có
quyền ban cho hay lấy đi quyền này của mỗi
người, nhưng có bổn phận che chở và bảo
vệ nó. Khi chính quyền chu toàn bổn phận này, chính
quyền đã giúp cho người dân thi hành cả hai
bổn phận trung thành với Thiên Chúa và với tổ
quốc. Nhưng khi chính quyền theo đuổi một
chính sách phủ nhận và chà đạp quyền căn
bản của con người, người dân không thể
chu toàn cả hai bổn phận được, khi đó
lương tâm sẽ lên tiếng trả lời.
Sách
Giáo lý Công giáo số 2242 đã nói: “Người công dân có
nghĩa vụ, theo lương tâm, không tuân theo những
luật lệ của chính quyền dân sự, khi các
luật lệ này nghịch với những đòi hỏi của
trật tự luân lý, nghịch với những quyền
căn bản của con người hoặc với
những lời dạy của Phúc âm. Sự từ chối
vâng phục các uy quyền dân sự khi họ đòi hỏi
những điều nghịch với lương tâm ngay
chính, được biện minh bởi sự phân biệt
giữa việc phục vụ Thiên Chúa và việc phục
vụ cộng đồng chính trị. “Trả về Cêsarê
cái gì của Cêsarê, và trả về Thiên Chúa cái gì của
Thiên Chúa”. “Phải vâng phục Thiên Chúa hơn là vâng phục
người ta”.
Vua Henri nước Anh,
đã có vợ rồi, nhưng muốn cưới thêm
vợ thứ hai. Vua ra lệnh cho các quần thần
phải ký vào bản tuyên ngôn công nhận việc làm của
vua là đúng. Thomas More, quan chưởng ấn không ký, vì ông
không thể làm trái với tiếng nói của lương
tâm mình. Ông đã bị hành quyết và trở thành một
vị thánh.
Dietrich Bonhoeffer đã dám
đi ngược lại đường lối của
nhiều nhà thờ ở Đức để lên tiếng
chống lại sự cai trị tàn bạo của Adolf
Hitler trong thời gian quyền lực của Hitler đang
lên tới tột đỉnh ở Đức. Bonhoeffer
đã bị hành quyết vì tiếng nói chân chính của mình,
và sau này những lời cảnh cáo của ông mới thành
sự thực.
Mẹ
Têrêsa Calcutta đã nói, “Chúng ta không được kêu gọi
để thành công, nhưng chúng ta được kêu
gọi để trung thành”. Trung thành với Thiên Chúa là
quyền ưu tiên tối thượng trên tất cả
mọi sự.
Một tờ báo cổ
vũ về giá trị của đời sống gia
đình đã kể câu chuyện về một người
đàn ông lần đầu tiên đến thăm thủ
đô Washington D.C… Ông rất cảm động trông
thấy những nghị sĩ và dân biểu mà từ
trước tới nay chỉ nghe nói mà thôi. Ông say mê nhìn
ngắm những toà nhà của chính phủ và những cơ
quan quan trọng của đất nước. Nhưng cái
cảnh gây ấn tượng mạnh nhất là lá cờ
tổ quốc bay phất phới trên đầu khi
viếng thăm toà nhà quốc hội. Kết thúc một
vòng tham quan thành phố thủ đô Washington, ông tự
nghĩ: “Đây là nhà của chính phủ. Đây là nơi
cư ngụ của quyền lực. Đây là nơi quan
trọng nhất trên toàn thể đất nước Hoa
Kỳ!”
Sau này, người
đàn ông đó có dịp đến thăm một gia
đình nông trại. Ông chăm chú nhìn thấy con cái của
gia đình này sau khi đi học về, mỗi
người tự động mau mắn làm những công
việc nhà. Ngồi vào bàn ăn tối, ông hân hoan nhìn
thấy những khuôn mặt vui tươi và lắng nghe
những câu chuyện huyên náo sống động. Trước
bữa ăn, ông cảm thấy ấm lòng khi người
cha của gia đình đọc đoạn Thánh Kinh,
rồi cha mẹ con cái cùng nắm tay nhau, cúi đầu tạ
ơn lòng nhân lành của Thiên Chúa, và cầu nguyện cho Giáo
Hội, cho bạn bè, cho tất cả mọi người
đang lầm than. Họ cũng cầu nguyện cho
tổ quốc, cho tổng thống và tất cả mọi
người đang cầm quyền. Sau này, khi ra về, ông
bắt đầu suy nghĩ về điều vừa nhìn
thấy ở nông trại đơn sơ. Thình lình ông
nhận ra mình đã sai lầm khi nghĩ rằng thủ
đô Washington là nơi quan trọng nhất ở Hoa
Kỳ. Ông ý thức rằng quyền lực thực sự
của một quốc gia không phải nằm ở cơ
cấu tổ chức của chính quyền. Quyền
lực thực sự của một quốc gia
được tìm thấy trong những mái gia đình
đang tự do: “trả về Cêsarê cái gì của Cêsarê, và
trả về Thiên Chúa cái gì của Thiên Chúa”.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|