Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Bảy, Ngày 15 tháng 10-2011
|
Nên nộp thuế chăng?
(Trích trong ‘Sống Tin Mừng’ – R. Veritas)
Đi hỏi xem Đức
Giáo Hoàng có bao nhiêu
sư đoàn? Stalin đã có lần
thốt lên như thế khi nhắc đến người có vai trò
trung gian của Tòa thánh
trong chiến trường quốc tế. Không đầy một thế kỷ sau, một vị Giáo hoàng
đến từ Đông Au đã làm lung lay tận
gốc rễ chế độ của Liên xô. Quả thật,
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tỏ ra là
một con người
đáng sợ đối với rất nhiều nhà lãnh đạo
chính trị và người cuối cùng hẳn phải là chủ tịch
Phidel Castro, người
đã đặt tất cả nhân loại dưới bờ vực của chiến tranh nguyên tử từ đầu thập niên 60. Dưới mắt giới truyền thông, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chỉ là một
con người bảo
thủ, bênh vực giá trị
truyền thống.
Thế nhưng, nếu ta cần
chứng kiến khi những giá trị truyền
thống ấy bảo đảm cho phẩm giá con người thì không ai
tỏ ra thẳng thắn, can đảm cho bằng ngài.
Người ta
vẫn còn nhớ khi đến
Pháp lần đầu tiên từ năm 1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã không ngần
ngại hỏi từng người dân Pháp, kể
cả vị nguyên thủ quốc gia của nước này như sau:
“Hỡi nước Pháp, tôi đã
làm gì với
phép rửa của ngươi?”. Câu hỏi ấy
ngài đi thẳng vào lương tâm mỗi người dân Pháp: “Đâu
là chỗ đứng của niềm tin tôn giáo trong cuộc
sống của mỗi người?”.
Một câu hỏi như
thế cũng có thể được
nêu lên cho
mỗi một người Kitô hữu chúng ta. Người có tôn giáo
dễ có khuynh hướng phân chia cuộc
sống thành nhiều ô độc lập với nhau, ô ở Công giáo, ô ở phố chợ với nhau, ô ở nhà thờ v.v. Sự phân chia ấy
dễ tạo nên hai bộ
mặt tương phản nơi người tín hữu. Một bộ mặt rất đạo đức ở nhà thờ hay khi cầu kinh và một bộ
mặt phi đạo
đức bên ngoài nhà thờ.
Khi tuyên
bố: “Của Xêda hãy trả
lại cho Xêda, của Thiên Chúa hãy
trả lại cho Thiên Chúa”,
Chúa Giêsu không những đã thoát được
cái bẫy thâm độc của những người Biệt phái và phe
Hêrôđê. Ngài còn khẳng định về chỗ đứng trong cuộc sống con người: “Của Thiên Chúa hãy trả
cho Thiên Chúa”.
Thiên Chúa không phải
là một vị thần, hay vị thần của thế giới thần linh. Thiên Chúa
không phải là món đồ
trang sức cho con người, nhưng Thiên Chúa là Chủ
tể, là gia nghiệp, là tất cả
của con người.
Ngài không chiếm chỗ nhất trong cuộc sống con người, mà con người phải tìm kiếm Ngài trong tất cả mọi sự. Ngài không chỉ
ngự một góc nào đó
trong nhà thờ, Ngài không chỉ hiện diện trong một buổi cầu kinh nào đó.
Ngài gặp gỡ con người
ở khắp mọi
nơi, trong mọi sinh hoạt của cuộc sống con người. “Của Thiên Chúa hãy
trả lại cho Thiên Chúa”,
có nghĩa là hãy dành
chỗ nhất cho Ngài trong
cuộc sống, tìm kiếm Ngài, gặp gỡ Ngài, yêu mến Ngài
trong tất cả mọi sự.
Lời Chúa
hôm nay mời gọi chúng ta tự vấn
lương tâm và xác định
lại sự chọn lựa căn bản của chúng ta. Niềm tin tôn giáo không
phải là một sinh hoạt xa xỉ
tùy tiện, được giản lược trong bốn bức tường của nhà thờ, hay chỉ trong bài diễn văn đặc biệt trong năm hay trong suốt một đời người. Niềm tin ấy phải thấm nhập vào toàn bộ cuộc
sống và hướng dẫn mọi chọn lựa, suy nghĩ và hành
động của người Kitô hữu. Khi niềm tin được
sống một cách triệt để như thế, thì Giáo Hội không chỉ có một vài
sư đoàn, mà sẽ là
một đạo binh có sức
cải tạo và thay đổi
bộ mặt của xã hội.
Khi người tín hữu Kitô
sống cho đến cùng những đòi hỏi của niềm tin, họ sẽ tìm được
bình an và hạnh phúc đích thực cho cuộc sống, bởi vì họ có
Chúa làm gia nghiệp cho cuộc đời.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|