Nên giống Chúa
Việc xảy ra trong một hầu quốc
gần bờ sông Rhin nước Pháp. Vua của lãnh thổ này
vừa qua đời. Sau một thời gian
đất nước loạn lạc và chinh chiến, dân
chúng chán cảnh chiến tranh và đòi một người
kế vị yêu chuộng hòa bình. Nhưng các quan trong
triều có trách nhiệm chọn người kế vị
lại bối rối, khó xử, vì vị vua mới qua
đời có để lại hai đứa bé còn nằm
trong nôi, và đứa nào cũng dễ thương hết.
Làm thế nào biết được em nào sẽ là con
người yêu chuộng hoà bình?
Lúc đó, một vị quan có trách nhiệm
lựa chọn đưa ra ý kiến là hãy quan sát kỹ hai
em đang nằm ngủ trong nôi như hai thên thần, ông
thấy em bé thứ nhất ngủ mà tay
mở ra trong khi đứa thứ hai nắm chặt tay
lại. Không do dự, ông chọn ngay đứa thứ
nhất, và sử đã ghi lại rằng đó là vị
hoàng tử đầy từ tâm và nhân ái dịu hiền.
Đây là hình ảnh
kỳ diệu của Chúa Giêsu dịu hiền và tốt
lành, là vua và là trung tâm của mỗi tâm hồn. Ngài xuống
thế, lúc ở trong máng cỏ cũng như khi ở trên
cây thập giá, Ngài đưa tay ra trong
dáng điệu đón nhận.
Mỗi người
trong chúng ta đã được Chúa dựng nên giống
hình ảnh Ngài có lý trí, có trí khôn để hiểu biết
và có tâm tình để yêu mến. Cái hình ảnh
ấy, con người mang trong mình tự khi
được thụ thai trong lòng mẹ, con người
có những đức tính giống Thiên Chúa, hay đúng
hơn, có những khả năng để trở nên
giống Thiên Chúa. Nếu mỗi ngày biết trau dồi phát
triển thêm, thì con người càng trở nên gống Chúa
hơn, và người đời sẽ nhận ra giống
hình ảnh Chúa nơi chúng ta, như cử chỉ em bé trong
câu chuyện nói lên đời sống em.
Trong Tin Mừng hôm
nay, Chúa Giêsu đặt câu hỏi: hình này là hình ảnh
của ai đây? Câu ấy có thể là câu
một Chúa muốn đặt ra cho chúng ta chăng?
Ngoài những đức tính, những khả năng tự
nhiên của bản tính loài người, linh hồn thiêng
liêng, lý trí và ý chí, những cái ta nhận được khi
thụ thai, những cái làm ta nên giống
Thiên Chúa một phần nào, Chúa còn in vào trong tâm hồn chúng
ta, trao cho chúng ta nhiều hình ảnh khác nữa.
Lúc chịu phép
rửa tội, Chúa đã in vào trong tâm hồn chúng ta một
hình ảnh con Chúa, hình ảnh Chúa Kitô, một hình ảnh
thật tốt, không thể tẩy xóa đi được,
nhưng chưa được rõ lắm. Không những chúng
ta có bổn phận tô điểm bức ảnh ấy cho
thêm rõ ràng, cho thêm tươi đẹp... nghĩa là chúng ta
phải làm thế nào để người khác trông vào
nơi chúng ta là hình ảnh của Chúa, họ phải
cảm thấy sự đáng mến đáng quí trọng
của Ngài, nếu không, chúng ta chỉ là bức hí họa
của Chúa.
Trong Tin Mừng hôm
nay, Chúa Giêsu còn bảo nhóm biệt phái Do thái: “Cái gì của
Xêda và cái gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa”. Câu trả lời này của Chúa bao hàm nhiệm
vụ trần thế và thiêng liêng của chúng ta. Thánh
Phaolô đã dạy: “Những gì ta nợ ai, thì phải
trả cho người ấy. Hãy nộp thuế cho kẻ
có quyền thu thuế hay trả công cho kẻ có quyền
lấy công, hãy sợ kẻ đang sợ, hãy kính kẻ
đáng kính” (Roma 13,7). Những
cái đó là những món nợ vật chất và tinh
thần. Chúng ta phải thanh toán tất
cả những món nợ ấy với những ai có quyền
đói hỏi ở nơi ta.
Nhưng không phải
chúng ta chỉ nợ nhau, nợ loài người mà thôi mà còn
nợ cả Thiên Chúa nữa. Thi hành việc bác ái cho tha
nhân chính là trả nợ cho Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu
đã nói: “Những gì làm cho họ “là” làm cho chính Ngài”. (Mt 25,40)
Mong rằng: chúng ta
sẽ mang lại cho Chúa hình ảnh mà Ngài đã trao cho chúng
ta khi được thụ thai cũng
như khi chúng ta chịu phép rửa tội. Và không những
chỉ một hình ảnh y nguyên như lúc chúng ta nhận
được nơi tay Chúa mà còn
phải là một hình ảnh tươi đẹp gấp
bội nữa, bởi vì chúng ta cần phải tô
điểm thêm nữa.
Xin Chúa chúc lành cho các
bạn.