Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Người Nghèo Và Người Tội Lỗi Dự Tiệc Cưới
|
|
Thứ Sáu, Ngày 7 tháng 10-2011
|
NGƯỜI NGHÈO
VÀ NGƯỜI TỘI LỖI DỰ TIỆC CƯỚI
SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG
NIÊN, NĂM A
1)Sẵn sàng đáp ứng
Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay là bài giảng
bằng dụ ngôn lần thứ tư liên tiếp Chúa
Giê-su dùng để tấn công các thượng tế
và kỳ mục, người Pha-ri-sêu, về lòng cứng
tin của họ:
- dụ ngôn cây vả (Mt
21, 18-27),
- dụ ngôn hai người
con (Mt 21, 28-32),
- dụ ngôn những tá điền
ương ngạnh và bất lương (Mt 21, 33-44),
- và dụ ngôn tiệc
cưới (Mt 22, 1-14) của Chúa Nhật hôm nay.
Với dụ ngôn tiệc cưới
hôm nay, Chúa Giê-su kết thúc một chuổi những dụ
ngôn về vườn nho và khởi đầu đề cập
đến một môi trường tươi vui, lễ lạc,
ăn mừng sau những ngày làm việc cực nhọc, lo
lắng trong vườn nho. Đề tài tuy có thay đổi,
từ vườn nho đến cung điện nhà vua,
nhưng mục đích của các bài giảng bằng dụ
ngôn vẫn là một: rao giảng
Nước Trời cho mọi người.
Trong dụ ngôn về hai người
con (Mt 21, 28-32), Chúa Giê-su kết luận:
- "Tôi
bảo thật các ông: những người thu thuế và những
cô gái điếm vào Nước trời trước các
ông" (Mt 21, 31).
Cũng vậy trong dụ ngôn về
những tá điền ương ngạnh và bất
lương (Mt 21, 33-44), Đức Giê-su cũng kết luận:
- "Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên
Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi, không cho các ông nữa, mà
ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi"
(Mt 21,43).
Và trong dụ ngôn về người
nghèo và người tội lỗi dự tiệc cưới
chúng ta đang suy niệm (Mt 22, 1-14), Chúa Giê-su cũng đề
cập đến Nước Trời:
- "Chúa
Giê-su lại dùng ngụ ngôn mà nói với họ rằng:
Nước Trời giống như chuyện một vua kia
mở tiệc cưới cho con mình" ( Mt 22, 1).
Dụ ngôn tiệc cưới
chúng ta đang suy niệm có thể được chia làm
hai phần:
- phần đầu (Mt 22, 1-7) ,
thái độ từ chối kỳ lạ của các thượng
tế và kỳ mục,
- phần hai (Mt 22, 8-14) trong bửa
tiệc, nhà vua khám phá ra một trong những người
được mời không mặc áo cưới theo nghi thức.
Trong dụ ngôn về các tá điền
ương ngạnh và bất lương (Mt 21, 33-44)
cũng như trong dụ ngôn về tiệc cưới hôm
nay, chúng ta thấy rằng người chủ vườn
nho cũng như nhà vua sai đầy tớ đến báo
nhiều lần:
- "Gần
đến mùa nho,ông sai đầy tơ đến gặp
tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền
bắt đầy tớ, chúng đánh người nầy,
giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại
sai một số đầy tớ khác đông hơn,
nhưng tá điền cũng xử với họ như vậy
" (Mt 21, 34-36).
Cũng vậy, trong dụ ngôn tiệc
cưới:
- "Nhà
vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã
được mời trước, xin họ đến dự
tiệc nhưng họ không chịu đến" (Mt
22,3).
- "Nhà
vua lại sai những đầy tớ khác đi và dặn
họ: Hãy thưa với quan khách được mời rằng
: Này cỗ bàn ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ
rồi, mọi sự đã sẵn..." (Mt 22,
4).
Điều đó cho thấy sự
nhẫn nhục của người chủ vườn nho,
của nhà vua trong việc thiết đãi tiệc cưới
, của Thiên Chúa đối với việc mời gọi
chúng ta vào Nước Trời.
Trong câu nói: "Này cỗ bàn đã xong, bó tơ và thú
béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn..."
cho thấy thái độ nhất quyết và lời mời
gọi khẩn thiết của nhà vua là ông sẽ nhất
định khoảng đải tiệc cưới bằng
mọi cách, Thiên Chúa khẩn thiết mời gọi chúng ta
hội nhập vào Nước Trời, vào ơn cứu rổi
của Người bằng mọi cách.
Lời mời gọi khẩn thiết
đó còn được chứng minh hơn nữa, khi vua
sai lần thứ ba các đầy tớ ra đi mời bất
cứ ai:
- "Vậy
các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai
cũng mời hết vào tiệc cưới" (Mt
22, 9).
Như vậy trước lời
mời gọi của Chúa tham dự vào Nước Trời,
vào ơn cứu rổi của Ngài, chúng ta không thể chần
chờ. Thái độ chần chờ, từ chối là cử
chỉ không biết thời điểm quan trọng của
Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta.
Thái độ: "Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa
tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại,
người thì đi buôn, còn kẻ khác lại bắt các
đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết
đi" (Mt 22, 5-6),là thái độ xúc phạm
đến tình thương rộng lượng và vô
ơn đối với Thiên Chúa, khiến cho:
- "Nhà
vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt
bọn sát nhân ấy và thiêu hủy thành phố của
chúng" (Mt 22, 7).
Nói rằng: "Này cỗ bàn ta đã dọn xong, bò
tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn"
(Mt 22,4) hay nói "Thời
kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã gần.
Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng" (Mc 1, 15) cũng
cùng một ý nghĩa.
Hãy tin và dấn thân chuyên cần
vào chương trình cứu rổi của Thiên Chúa hay hãy
đáp ứng lời kêu gọi của thiên Chúa: " ...Mời qúy vị đến dự
tiệc cưới " (Mt 22, 4).
Dửng dưng, thờ ơ, chểnh
mảng, không đáp ứng kịp thời, chống đối,
thù địch với lời mời gọi trên là thái độ
không hiểu biết, vô ơn, không đếm xỉa gì
đến vận mạng hạnh phúc của chính mình và xúc
phạm đến Thiên Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta
một cách nhưng không do tình yêu bao la và đại lượng
của Ngài:
- "Hãy
thưa với các quan khách đã được mời rằng:
Này cỗ bàn ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ
rồi, mọi sự đã sẵn. Mời qúy vị đến
dự tiệc cưới" (Mt 22, 4).
2) Chuyên cần hiệu năng.
Trước những lời mời
gọi khẩn thiết của nhà vua và trước thái
độ ương ngạnh, bất thân thiện của
những quan khách được mời dự tiệc, nhà
vua không còn cách nào khác hơn là sai đầy tớ đi khắp
nẻo đường, mời hết bất cứ ai họ
gặp được:
- "Vậy
các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai
cũng mời hết vào dự tiệc cưới" (
Mt 22, 9).
Câu nói trên của Chúa Giê-su chắc
chắn phải làm cho các thầy thượng tế và các
kỳ mục nhớ lại lời tiên tri I-sai-a, liên quan
đến việc trong Nước Thiên Chúa, mọi dân tộc
sẽ đước mời vào bàn tiệc hân hoan hạnh
phúc của cuộc sống vĩnh viễn, nước mắt
sẽ được lau khô, mọi vành khăn tang và mọi
bức mành ngu dốt đều sẽ được vén
lên, tử thần thù địch của Thiên Chúa và của
loài ngưòi sẽ bị đè bẹp:
- "Ngày
ấy, trên núi nầy, Đức Chúa các đạo binh sẽ
đãi muôn dân một bữa tiệc. Tiệc thịt béo, tiệc
rượu ngon, ... Trên núi nầy Người sẽ xé bỏ
chiếc khăn che phủ mọi dân, và tấm màn trùm lên
muôn nước. Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt
tử thần. Đức Chúa là Chúa Thượng sẽ lau
khô dòng lệ trên khuôn mặt mọi người, và trên toàn
cỏi đất , Người sẽ xoá sạch nỗi ô
nhục của dân Người " (Is 25, 6-8).
Những điều đó
được thực hiện khi Đấng Cứu Thế
được Thiên Chúa sai đến.
Thốt lên câu "Vậy các ngươi đi ra các ngã
đường, gặp ai cũng mời hết vào dự
tiệc cưới" ở trên trong Phúc Âm Thánh
Mát-thêu và làm cho những người đang nghe Ngài liên
tưởng đến lời tiên tri I-sai-a vừa trích dẫn.
Chúa Giê-su có ý nói cho những ai nghe Ngài biết rằng Ngài là
Đấng Cứu Thế đã được tiên báo và thời
điểm đó đang được thực hiện giữa
chúng ta.
Hay nói như Thánh Mác-cô:
-
"Thời kỳ đã mãn, và Triều đại Thiên Chúa
đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng"
(Mc 1, 15).Nói rõ hơn nữa, như Chúa Giê-su đã
nói với người thiếu phụ Sa-ma-ri-a:
- "Người
phụ nữ thưa: Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi
là Đức Ki-tô sẽ đến. Khi Người đến,
Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự. Chúa
Giê-su nói: Đấng ấy, chính là tôi, người đang
nói với chị đây" (Ga 4, 25-26).
Vậy thì Đấng Cứu Thế
đang hiện diện trước mặt họ, các thầy
tư tế, kỳ mục và người Pha-ri-sêu, chỉ
còn thái độ mà họ phải có là "sám hối và tin vào Tin Mừng "
thôi.
Một trong những đoạn
trong Phúc Âm khó giải thích, là nếu nhà vua sai" đầy tớ đi ra các ngã
đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc
cưới. Đầy
tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp
ai, bất luận tốt xắu, cũng tập hợp cả
lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực
khách" ( Mt 22, 9-10),thì làm sao nhà vua có thể kỳ
vọng ở mọi người đều phải mặc
áo tham dự tiệc cưới cho tương xứng:
- "Bấy
giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy
ở đó có một người không mặc y phục lễ
cưới, mới hỏi người ấy: Này bạn,
làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ
cưới?...Nhà vua liên bảo ngưòi phục dịch:
trói chân tay nó lại,quăng nó ra chổ tối tăm bên
ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến
răng" ( Mt 22,11-14).
Có hai điều chúng ta nên để
ý trong đoạn Phúc Âm của thánh Mát-thêu vừa trích dẫn:
nhà vua quan sát thực khách và "thấy
ở đó có một người không ăn mặc y phục
lễ cưới ", chớ không phân sang hèn,
giàu có hay nghèo khổ, hoàn hảo,khôn ngoan, thánh đức
hay tội lỗi. Vì chính Chúa Giê-su đã kêu gọi Mát-thêu,
là người siết thuế, bất lương và
được coi là hạng người hèn hạ trong xã hội
Do-thái:
- "Bỏ
nơi ấy Đức Giê-su đi ngang qua trạm thuế,
thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở
trạm. Người bảo ông: anh hãy theo tôi! Ông đứng
dậy đi theo Người" (Mt 9, 9).
Chúa Giêsu cũng ngồi ăn
đồng bàn với người tội lỗi:
- "Khi
Đức Giê-su đang dùng bửa tại nhà ông ấy, có
nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến,
cùng ăn với Người và các môn đệ " (Mt
9, 10).
Và chính Chúa Giê-su cũng tuyên bố
là Ngài đứng về phía kẻ nghèo hèn và tội lỗi,
để bênh vực họ, nâng đỡ họ, kêu gọi
và tỏ tình thương của Thiên Chúa cho họ, tạo
cho họ có cơ hội để hối cải:
- "Vì
Ta không đến để kêu người công chính, mà
để kêu gọi người tội lỗi" (Mt
9, 13).Và điều kiện duy nhất mà Ngài kỳ vọng
ở người tội lỗi là sám hối và thương mến nhiều, kính yêu
Thiên Chúa và thương mến anh em:
- "Vì thế tôi nói cho ông hay: tội của chị
rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng
cớ là chị đã yêu thương nhiều " (
Lc 7, 47).
Đọc lại điều kiện
của nhà vua đối với một người
được mời dự tiệc cưới về y
phục nghi lễ phải có, chúng ta sẽ ngạc nhiên so với
ý nghĩa văn mạch mà thánh Mát-thêu thường dùng. Ở
(Mt 5, 28-29) chẳng hạn, thánh nhânđã khuyên bảo chúng
ta:
- "Còn
về ăn mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm
xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên như thế nào mà
rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế
mà Thấy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salomon, dù
vinh hoa tột bực, cũng không mặc đẹp bằng
bông hoa ấy" (Mt 5, 28-29).
Nếu một đàng Chúa Giê-su dạy
chúng ta đừng quá lo lằng về ăn mặt, hãy rút
bài học của hoa huệ ngoài đồng, đàng khác nhà
vua trong dụ ngôn khi khám phá ra một người được
mời, nhất là khi dân ở đầu đường
xó chợ, những người siết thuế, các cô gái
điếm và những kẻ tội lỗi gian manh đều
đuợc mời, không ăn mặt tương xứng
liền ra lệnh:
- "trói
chân tay nó lại, quăng nó ra chổ tối tăm, ở
đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến
răng" (Mt 22, 13),thì thật khó hiểu.
Điều đó có nghĩa là
chúng ta phải giải thích chiếc áo trắng, "y phục lễ cưới",
theo một ý nghĩa khác. Một trong những cách giải
thích việc những người được mời dự
tiệc trong cung điện nhà vua đó là bất cứ ai
được mời, cũng phải vào cung điện
ngang qua phòng khách, nơi đó đã chuẩn bị sẵn
y phục lễ cưới trang trọng tương
xứng cho mỗi thực khách dự tiệc.
Do đó, người khách bị
nhà vua khám phá không có y phục, có thể là người khinh
thường tập tục nghi lễ của triều
đình, không tỏ lòng tôn trọng đủ đối với
vua và hoàng gia nên không lấy áo mặc.
Nhưng cũng có thể người
bị nhà vua khám phá không có y phục là kẻ gian manh sát nhân,
thâm nhập vào cung điện không qua cửa chính và phòng
khách, thâm nhập với ý đố bất chính, ám sát vua
hay thái tử cũng có thể.
Cũng có thể dụ ngôn tiệc
cưới được thánh Mát-thêu viết như là bài học
giáo lý để dạy cho cộng đồng các tín hữu
đầu tiên của Ngài. Và đoạn nhà vua khám phá ra
người không có y phục lễ cưới được
thánh Mát-thêu viết ra để huấn dạy về
tư cách phải có khi tham dự tiệc cưới Thánh
Thể , để có tư cách cung kính xứng đáng khi
người tín hữu đến dự tiệc Mình Thánh
Chúa.
Ngoài ra lối giải thích theo nghi
lễ tập tục của hoàng gia và theo ý nghĩa phụng
tự vừa kể, chúng ta đừng quên rằng thánh
Mat-thêu viết lại Phúc Âm trước tiên là cho cộng
đồng Ki-tô giáo đầu tiên của Ngài.
Thời gian thánh Mát-thêu viết
Phúc Âm, cộng đồng Ki-tô giáo của Ngài không những
chỉ gồm những người Do-thái, mà cả những
tín hữu từ các dân tộc khác. Đó cũng là ý
nghĩa của câu Phúc Âm:
- "Vậy
các ngươi đi ra các ngã đường, gặp ai
cũng mời hết vào dự tiệc cưới. Đầy
tớ liềnđi ra các nẻo đường, gặp ai
bất luận tốt xấu, cũng tập hợp cả
lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực
khách" (Mt 22, 9-10).
Nước Trời từ nay là tiệc
cưới được mở ra cho hết mọi
người, không phân biệt chủng tộc, tốt xấu
hay sang hèn. Như vậy tường thuật lại cử
chỉ của nhà vua khám phá ra người không mặc y phục
lẽ cưới cho cộng đồng tín hữu của
Ngài, gồm mọi dân, mọi nước, thánh Mát-thêu có ý
khuyến cáo đối với bất cứ người
tín hữu nào. Không ai có thể tự hào mình thuộc về
cộng đồng Nước Chúa, mà không cần có y phục
nghi lễ tương xứng. Y phục nghi lễ của
người tín hữu Chúa Ki-tô là gì?
- "Nào
ta hãy vui mừng hoan hỷ, dâng Chúa lời tôn vinh, vì nay
đã tới ngày cữ hành hôn lễ Con Chiên, và hiền thê
của Người đã trang điểm sẵn sàng, nàng
đã được mặc áo vãi gai sáng chói và tinh tuyền.
Vải gai chỉ những việc lành của dân thánh" (Kh
19,8).
Câu trích dẫn vừa qua của
sách Khải Huyền cho chúng ta thấy ý nghĩa y phục lễ
cưới mà nhà vua bắt buộc phải có đối với
mỗi thực khách hay y phục nghi lễ phải có của
người tín hữu Chúa Ki-tô trong cộng đồng Giáo
Hội. Chiếc áo vải gai sáng chói và tinh tuyền trượng
trưng cho lòng bác ái thực thi
trong ánh sáng đức tin và trong niềm thánh thiện của
phép Rửa Tội. Như vậy câu nói
- "Nầy
bạn , làm sao bạn vào đây mà không có y phục lễ
cưới" (Mt 22, 12), cũng đồng
nghĩa với "Trong hai
người đó, ai thi hành theo ý muốn của người
cha?" (Mt 21, 30), hoặc "Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy
đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm
cho Nước ấy sinh hoa lợi" ( Mt 21,43).
Lòng thương vô hạn và quảng
đại của Thiên Chúa lo lắng mọi việc để
chúng ta được cứu rỗi không cho phép bất cứ
ai được sống gật gờ gật gưỡng,
thiếu trách nhiệm đối với giới
răn Thiên Chúa và thiếu bổn phận và bác ái đối
với anh em.
Mỗi người trong chúng ta
trong cộng đồng Giáo Hội hãy là một người
hãnh diện mặc lấy y phục lễ cưới trách
nhiệm của mình đối với Chúa và đối với
anh em.
NGUYỄN HỌC TẬP
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|