Khi cha Quang
Uy ngỏ lời muốn tôi viết bài trong trang báo Ephata tuần này,
tôi đã nhận lời vì cũng muốn nối mạch với quí độc giả quí mến
của trang báo điện tử Ephata, đồng thời viết là một trong những
phương pháp giúp tôi suy tư và trải nghiệm cuộc sống, lâu ngày
không viết tôi e rằng mình sinh lười biếng chăng ?
Gần đây
tôi có thói quen vào đọc báo trên một số trang mạng, trang
Yahoovietnam là một trong những trang tôi hay vào nhất. Ngày
16.9.2011, tôi đọc được bài “Những người chở che cho gần 45.000
thai nhi”. http://vn.news.yahoo.com/nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BB%9F-che-cho-g%E1%BA%A7n-45-000-054000552.html của
tác giả Trần
An.
Khi tôi đọc bài này lúc 5g20 ngày thứ bảy
17.9.2011, đã có 273 lời bình, tuyệt đại đa số là những lời chia
sẻ và than vãn về tệ nạn phá thai, có những lời cầu nguyện tha
thiết được đăng tải.
Bài báo nói
về một vùng đất dễ thương hiền hòa xưa nay thường quyến rũ làm
say mê lòng du khách: Huế. Vùng đất tưởng lặng yên nhưng hơn 19
năm qua đã có những chứng tích dậy sóng về lòng người, về xã
hội. một nghĩa trang dành cho các thai nhi bị từ chối đã âm thầm
mọc lên, con số cứ tăng dần theo năm tháng, để rồi ngày nay trở
thành một nghĩa trang rộng 2ha, một nghĩa trang mà mỗi ngôi mộ
có thể chôn cả hai mười mấy hai chục em trong đó.
19 năm của
một nghĩa trang không có nghĩa là 19 năm xuất hiện hành vi tội
ác phá thai, hơn 19 năm là điều chắc chắn và nhiều năm trước đó
đã xảy ra hiện tượng này. Năm 1991, tôi có dịp dừng chân ở Huế,
tôi được gặp gỡ một số anh chị em thiện nguyện ở Huế, tôi đã
biết trước đó đã có những cố gắng tìm kiếm nhặt về các thai nhi
bị phá, đã có những cố gắng hình thành một ngôi nhà lá trong một
nhà xứ làm nơi đón tiếp và nuôi dưỡng các chị em bị bỏ rơi khi
mang thai. Ngày ấy trở lại Sàigòn, lòng tôi cứ băn khoăn hoài về
những sinh linh bị phá bỏ, về những mảnh đời khổ đau bị bỏ rơi.
Huế nhỏ bé,
Huế hiền hòa, Huế lặng lẽ mà còn vậy, Sàigòn, Hà Nội thì sao ?
Theo thống kê, một ngày trung bình trên cả nước có đến khoảng
10.000 ca phá thai ( khoảng 3 triệu ca 1 năm ), tập trung ở hai
thành phố lớn, còn lại rải đều cho các thành phố khác. Từ Tổng
Giáo Phận Huế ( như bài báo trên đã nói ), ngày nay không Giáo
Phận nào mà không có “Nghĩa Trang Anh Hài”, có Giáo Phận còn có
hơn một nghĩa trang, nơi công khai, nơi kín đáo, lặng lẽ với
những con người âm thầm đi chôn cất các em. Chỉ là một đầu mối
trong nhiều đầu mối, anh em Chúa Cứu Thế Sàigòn chúng tôi mỗi
ngày tiếp nhận trung bình trên 300 thai nhi bị phá bỏ.
Câu chuyện
nhức nhối đã lâu, hệ lụy khủng khiếp như thế nào chúng ta đã
biết, trên mặt báo Ephata này, nhiều lần chúng tôi đã suy nghĩ
và chia sẻ với quí độc giả. Những cố gắng hành động, những bài
báo, những bài giảng, những buổi cầu nguyện, các buổi hội thảo…
đã gây ý thức cho nhiều giáo hữu, tuy nhiên thẳng thắn mà nói,
vẫn còn rất nhiều người – Giáo Dân và cả Giáo Sĩ – thờ ơ trước
tội ác này. Chúng ta chưa cố gắng mở rộng phạm vi thông truyền
tin tức đến với quảng đại quần chúng, chúng ta chưa quyết liệt
với tội ác, chúng ta chưa có hoặc chưa đeo đuổi đến cùng những
biện pháp ngăn chặn tệ nạn mà chúng ta đã tìm kiếm và đề ra,
chúng ta chưa kiên nhẫn miệt mài cầu nguyện…
Một lần nữa
chúng tôi đề nghị:
Để đến với quảng đại quần chúng
Cần phải tiếp
tục và đẩy mạnh việc thông tin, cảnh báo, chia sẻ và vận động
qua các phương tiện truyền thông. Một cách khá hữu hiệu là chúng
ta thực hiện các tờ bướm. Cách làm việc này, chúng ta gởi đến
khắp các hang cùng ngỏ hẻm, khắp các miền đất nước, nhất là
những vùng quê, những vùng sâu vùng xa, những anh chị em nghèo,
những anh chị em thiếu hoặc không có phương tiện để tiếp cận với
Internet. Giá trị của nó giúp hiểu biết, cảnh báo, hướng dẫn
thực hành những điều tốt, giáo dục lương tâm, biết địa chỉ tìm
đến khi hữu sự.
Phòng Tham
Vấn DCCT, 38 Kỳ Đồng, Quận 3, gần đây có soạn hai bộ bướm, “Mẹ
và con gái” và “Bố và con trai” nhằm giúp cả cha mẹ lẫn con cái
các kiến thức về nhân cách sống, quí trọng thân xác và tâm lý
giáo dục trong gia đình.
Còn Trung Tâm
Mục Vụ DCCT thì đã biếu tặng cả trăm ngàn tờ bướm, mấy chục ngàn
bộ Audio CD có nội dung BVSS đến các cha và anh chị em các Giáo
Xứ của nhiều Giáo Phận trong Nam ngoài Bắc, các Dòng Tu nam nữ,
các khu nhà trọ công nhân, sinh viên và người Xa Quê…
Phải quyết liệt với tội ác và đeo đuổi đến
cùng những gì đã đề ra
Nơi địa
phương chúng ta sinh sống, nơi môi trường chúng ta làm việc, nơi
những ai chúng ta gặp gỡ tiếp xúc, chúng ta cần thẳng thắn chia
sẻ, làm cho mọi người ý thức phá thai là tội ác.
Các loại sinh
hoạt, các nơi tập họp không đứng đắn ( bia và càphê đèn mờ, ghế
đôi, càphê chuồng, “tắm tiên”, nhậu sinh thái, khách sạn giờ,
phòng trọ rẻ tiền tính giờ… ) là môi trường sinh sôi nảy nở tội
ác cần phải nghiêm chỉnh xem xét, mềm mỏng thuyết phục nhưng lại
dứt khoát tẩy chay và dẹp bỏ, không để con em chúng ta lai vãng
đến những nơi ấy.
Lượng giá,
phân tích, giáo dục và ngăn chận các thứ sách báo phim ảnh xấu,
không để chúng tràn lan trong giới trẻ…
Tôi có quen
một người kinh doanh khách sạn, chị cương quyết không nhận khách
thuê phòng theo giờ, dẫu rằng việc này mang lại lợi nhuận khá
lớn cho người kinh doanh khách sạn, nhiều người thuyết phục chị
bỏ quan điểm này, ngay cả nhân viên phục vụ cũng có ý kiến
khuyên chị nên xem lại quyết định này, vì như thế sẽ vắng khách
trọ, chị vẫn cương quyết nói không, một thời gian sau, khách sạn
của chị từ ế ẩm dần dần có khách, mà là khách “đàng hoàng tử
tế”. Bây giờ, nhiều năm trôi qua, khách sạn của chị luôn đầy
phòng, tỷ lệ khách luôn ở mức 80% trở lên, thậm chí khách thuê
dài hạn nhiều hơn khách thuê lẻ.
Tôi nghĩ
những người có trách nhiệm trong Giáo Hội ( Linh Mục, Tu Sĩ,
Giáo Lý Viên, Hội Dồng Mục Vụ Giáo Xứ… ) cần lên tiếng thật rõ
và mạnh và tích cực ngăn và ngừa thảm họa phá thai. Trong phạm
vị trách nhiệm của mình, mỗi vị cần khôn ngoan và cương quyết để
đạt kết quả.
Từ thao thức
đến cố gắng bắt tay vào việc, tổ chức các buổi nói chuyện, giáo
dục cho cộng đoàn biết tôn trọng Sự Sống, còn các bạn trẻ thì
chọn sống Khiết Tịnh trước hôn nhân, đến với các lớp Giáo Lý
chuẩn bị Hôn Nhân khi đến vừa đến tuổi trưởng thành ( không đợi
gần ngày cưới mới chạy vội đi xin học lớp “mì ăn liền” cho kịp
), gầy dựng gia đình hạnh phúc thủy chung, đồng hành nâng đỡ các
gia đình trẻ, các gia đình có trục trặc, có vấn đề…
Kiên nhẫn, miệt mài cầu nguyện
Một xác tín
cụ thể của anh chị em chúng tôi khi tham gia việc Bảo Vệ Sự
Sống, đó là hiệu lực của lời cầu nguyện, vắn tắt rằng, chúng ta
không thể làm được việc gì nếu chúng ta không cầu nguyện.
Xin được nhắc
lại lời đề nghị cũ, mỗi ngày thứ năm chúng ta dâng lễ cầu nguyện
cho công cuộc Bảo Vệ Sự Sống, mỗi ngày chúng ta đọc kinh “cầu
cho Sự Sống”. Chuỗi Mai Khôi là phương thế cầu nguyện mọi
nơi mọi lúc. Người dấn thân cho công cuộc Bảo Vệ Sự Sống không
bao giờ rời chuỗi Mai Khôi. Cứ cầu nguyện rồi Đức Mẹ sẽ làm việc
cho chúng ta. Làm tuần Cửu Nhật kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Tổ
chức các Thánh Lễ cầu nguyện cho công cuộc Bảo Vệ Sự Sống...
Chúng ta đã
được đưa vào “cuộc chiến chính nghĩa”, nếu không trang bị cho
chính mình Lời của Chúa, không thắt đai công chính, không mặc áo
giáp là lòng nhiệt thành, làm sao có thể dành được chiến thắng ?
Chiếc xe đang lao dốc, kéo theo cả tính mạng của chúng ta, sẽ
không có ai thoát ngoài vòng kềm chế của Xatan, đừng tưởng rằng
mình đứng ngoài cuộc, xin đừng thờ ơ và vô cảm.
Đừng để cứ
phải hát mãi với nhau điệu ru buồn…
Lm. VĨNH
SANG, DCCT, 17.9.2011 (Ephata 477)