Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Lễ Mẹ Đau Thương (15/9) --- Ðồng Cứu Chuộc Hay Ðồng Công Cứu Chuộc
|
|
Thứ Tư, Ngày 14 tháng 9-2016
|
ÐỒNG CỨU CHUỘC HAY ÐỒNG CÔNG CỨU CHUỘC
Trước hết, thế nào là Ðồng Cứu
Chuộc theo định nghĩa của giáo hội? Ðức
Trinh Nữ Maria hợp tác (co-operates) với Chúa Giêsu để
cứu chuộc nhân loại. Ðiều này kết hợp bởi
các yếu tố: Ðức Mẹ đã trở nên Mẹ của
Ðấng Cứu Thế, và nhất là qua tình thương và
việc cùng chịu đau khổ với Chúa Giêsu trên đồi
Canvê (Calvary.)
Ðó là lời giải thích của các nhà thần
học đương thời, nhưng từ thời các
Thánh Phụ (những thế hệ lãnh đạo sau các
thánh Tông Ðồ), các ngài đã thấy không cần phải
tách rời Sự Cứu Chuộc khỏi Cuộc Nhập
Thể,vì trong nhập thể đã bao gồm cả sự
cứu chuộc rồi. Mãi đến những
thế hệ thánh phụ và thần học gia sau này (khoảng
thời thánh Irenaeus, thế kỷ thứ II) vấn đề
mới lại được đặt ra, cộng thêm những
tương quan với Ðức Maria, và còn tiếp tục cho
đến nay.
Thánh Ireneaeus trình bày tư
tưởng Ðức Maria là nguyên nhân của sự cứu
chuộc cho chính Mẹ và cho cả nhân loại. Thánh Ambrose đã nhìn thấy
tương quan giữa Nhập Thể và Cứu Chuộc.
Chính ngài và có lẽ cả thánh Jerome nữa
đã không muốn nghiên cứu sâu hơn về việc Hồn
Xác Lên Trời. Thánh Augustinô đã không tiếp
tục lý thuyết Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Nhưng sự can thiệp của Ðức Mẹ
đối với giáo hội trần thế ngày càng sáng tỏ
và được công nhận. Ðiều này
đã đưa đến việc phải nghiên cứu sự
tham gia của Mẹ vào công cuộc cứu rỗi của
Chúa Giêsu, đặc biệt trong khung cảnh của đồi
Canvê. Một môn đệ của thánh Bernard, Arnold thành
Bonneval, đã nghiên cứu về hiệu qủa của sự
cứu rỗi và sự tham dự của Ðức Mẹ.
Tư tưởng về một sự hợp
tác (partnership, consortium) giữa chúa Giêsu và Ðức Mẹ
đã được nói đến từ thế kỷ
XIII. Ông Richard thành St. Laurent và có lẽ cả thánh Bonaventure
đã dùng chữ Coadjutrix để gọi Ðức Mẹ là
Ðấng Trợ Giúp (Helper).
Từ thế kỷ XVII và đặc biệt là từ sau
Ðệ Nhị Thế Chiến đến Công Ðồng Vatican
II, người ta đã thường nhắc đến chữ
Ðồng Cứu Chuộc (Coredemptrix). Ðây cũng là chủ đề của
đại hội Thánh Mẫu ở Pháp năm 1947, và đại
hội Thánh Mẫu Quốc Tế ở Roma năm 1950.
Nhưng ÐGH Piô XII đã không chấp thuận
chữ Coredemptrix, thay vào đó, ngài đã dùng chữ Phụ
Tá của Ðấng Cứu Thế (Associate of the Redeemer).
Ở Công Ðồng Vatican II, các Nghị Phụ
đã nhắc đến chữ hợp tác (consortium), 36 Nghị
Phụ đã xin Công Ðồng công bố Ðức Mẹ Ðồng
Cứu Chuộc thành tín điều, nhưng Công Ðồng
đã chỉ dùng chữ “Nữ tì của Chúa” (the Handmaid of
the Lord) để nói đến Ðức Mẹ. Ðồng thời
các danh xưng khác đã được Công Ðồng chấp
thuận như Ðấng Bào Chữa (hay Trạng Sư, Bầu
Cử, Cầu Bầu - Advocate); Ðấng Trợ Giúp (Helper,
Adjutrix); Ðấng Hộ Trì (Auxiliatrix); và Ðấng Trung Gian
(Mediatrix). Những danh xưng trên đã được Công
Ðồng xác định cách rõ ràng trong Hiến Chế Tín Lý về
Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân” (Lumen Gentium), khoản 62.
Những giáo huấn của các ÐGH thời cận
đại đã quan tâm về “phong trào” này:
“Ðức Chúa Cha ban truyền rằng Chúa Giêsu
là nhân vật chính trong sự cứu rỗi, với Ðức
Maria như người Phụ Tá.” (Tông Huấn
Ad caeli reginam, 11/10/1954, của ÐGH Piô XII). Cùng với
Chúa Giêsu, Ðức Mẹ đạp dập đầu con rắn
(sách Sáng Thế 3:15) tại cuộc Nhập Thể, Ngôi Lời
nhận Xác Thể qua Ðức Maria, và nhất là ở Cuộc
Thương Khó (Passion), khi Chúa Giêsu chịu chết cho loài
người, Ðức Maria đã cùng chịu đau khổ với
Ngài bởi một sự “hợp nhất của lòng muốn
và sự đau khổ.” (Tông Huấn Ad diem
illum, 3/2/1904, của thánh Giáo Hoàng Piô X). Chỉ một
mình Ðức Kitô, Chúa và Người, là Ðấng Cứu Thế
trong một ý nghĩa đầy đủ, hoàn hảo và
tuyệt đối của danh từ. Nhưng Ðức Chúa
Cha đã chuẩn bị Ðức Maria cho ơn sủng và chức
năng Ðồng Cứu Chuộc qua sự Vô Nhiễm Nguyên Tội
và thiên chức Mẹ Thánh của Mẹ.
Sự Ðồng Cứu Chuộc độc
đáo của Ðức Mẹ thấp hơn sự Cứu
Chuộc của Chúa Kitô trong phẩm cách và quan phòng, chỉ
phù hợp với Mẹ mà thôi. Sự Ðồng Cứu Chuộc
của Ðức Mẹ tùy thuộc vào sự Cứu Chuộc
của Chúa Kitô nhưng cả hai hội nhập tức khắc
qua năng quyền làm mẹ của Mẹ. “Có thể nói một
cách chính đáng rằng Ðức Mẹ đã cùng cứu chuộc
(redeemed together) nhân loại với Chúa Kitô.” (Tông
Thư Inter sodalicia của ÐGH Benedict XV, năm 1918).
Công Ðồng Vatican II đã xác
định không nên lập thành tín điều “những vấn
nạn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn qua việc
nghiên cứu của các nhà thần học.” (Lumen Gentium, 54). Trên thực tế,
chính các nhà Thánh Mẫu học đã không đồng ý với
nhau ở nhiều điểm như: (1) Công lênh cứu rỗi
(soteriological merit) của Ðức Mẹ không chỉ căn cứ
trên sự “phù hợp” (fittingness), nhưng căn cứ vào
công lý đơn giản (de condigno ex mera condignitate.) Khác với công trạng của Chúa Kitô, chỉ một
mình đã xứng đáng trong một công lý chắc chắn
(de condigno ex rigore justitiae). (2) Bản chất sự
chia sẻ khổ giá với Chúa Kitô của Ðức Mẹ chỉ
trong một nghĩa rộng. (3) Tương quan trong hành
động cứu rỗi của Chúa và Ðức Mẹ.
Nhóm của ông Woodward đã chưa chính xác
khi viết rằng: “Ðức Maria tham dự (participates) vào sự
cứu chuộc do con Mẹ hoàn tất.” (Trg.
49). Từ chính xác nhất có lẽ phải mang ý
nghĩa cao hơn là ÐẤNG HỢP TÁC (Cooperator), và thấp
hơn việc xếp Ðức Mẹ ngang hàng với Chúa Kitô
(như Chúa Kitô đã đồng bản tính và cùng năng
quyền với Ðức Chúa Cha, nhưng Ngài vẫn là Ngôi
Con.) Hiện tại, nhiều thần học
gia Công giáo cũng như ngoài Công giáo cho rằng chữ
Coredemptrix đã nâng Ðức Mẹ lên ngang hàng với Chúa
Kitô.
ÐẤNG TRUNG GIAN
Danh hiệu Ðấng Trung Gian (ÐTG, Mediatrix)
đã được giáo hội Ðông Phương dùng để
kính Ðức Mẹ từ khoảng thế kỷ thứ VII. Mãi đến thế kỷ thứ XII, thánh Bernard
của giáo hội La Tinh (Tây Phương) mới làm cho chữ
này thành thông dụng. Danh hiệu ÐTG
đã không phải là một chức vị với quyền
hành đặc biệt dành cho Ðức Maria. Cũng như chữ Ðồng Cứu Chuộc, danh
hiệu này có thể mang nhiều ý nghĩa tùy mỗi tham
chiếu khác nhau. Có ba “thời điểm” (moments)
trong cuộc đời của Ðức Mẹ, đã cho thấy
tác động trung gian của Mẹ: Cuộc Nhập Thể
(Incarnation), Sự Ðóng Ðinh (Crucifixion), và thời Hiện Tại
(the Present) với vinh quang Nước Trời mà Ðức Mẹ
đang được hưởng, trong khi giáo hội trần
thế còn phải chờ đợi.
Tại cuộc Nhập Thể của chúa
Kitô, Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian vì Con Thiên Chúa đã trở
nên con người qua Mẹ. Ðức Kitô là Ðấng Trung Gian
giữa Ðức Chúa Cha với loài người, còn Ðức Mẹ
là vị Trung Gian giữa Chúa Kitô và loài người (thánh
Bonaventure). Thánh Tôma Aquinô (Thomas Aquinas) cũng đồng ý rằng
Ðức Mẹ đã nhân danh cả nhân loại để lên
tiếng “xin vâng” ở cuộc Truyền Tin. Kế
đến, Ðức Mẹ là ÐTG đã thể hiện trong sự
kết hợp, nhưng vẫn độc lập với sự
thương khó của Chúa Kitô trong hiến tế trên đồi
Canvê. Cuối cùng, Ðức Mẹ là ÐTG ngay
ở thời điểm hiện tại.
Sự trung gian (STG) của Ðức
Mẹ rất khác với STG của Chúa Kitô. STG của Chúa Kitô là căn nguyên, tự toàn, và tuyệt đối cần thiết để
được cứu rỗi. STG của Ðức
Mẹ cũng khác với STG của các thụ tạo
như các thiên thần, các thánh, các linh mục. STG của những vị này chỉ thể hiện
trong những trường hợp đặc biệt cho những
ơn đặc biệt. STG của Ðức
Mẹ là phổ quát (universal), chỉ tùy thuộc vào Chúa Kitô
và chắc chắn được ơn.
Niềm tin rằng mọi ơn sủng
Chúa ban đều qua Ðức Mẹ đã được nhiều
người chấp nhận mặc dù chưa có sự thỏa
thuận chung về việc phương
cách hành động của Ðức Mẹ trong việc này.
Thánh Mẫu học xác định rằng sự can thiệp
trung gian của Ðức Mẹ ảnh hưởng trên tất
cả nhân loại, có tính cách phổ quát, và với tất cả
các loại ân sủng: ơn thánh hóa, thêm nhân đức, các
ơn của Chúa Thánh Thần, các ơn hiện sủng; vì
Mẹ đã cùng cứu chuộc với Chúa Kitô. Nhưng Ðức Mẹ không tạo nên (produce) ơn
thánh hóa cho nhân loại qua các Bí Tích. Tuy nhiên, con người
không bắt buộc phải cầu nguyện cùng Chúa qua Ðức
Mẹ. Ơn Chúa ban luôn luôn qua Ðức Mẹ dù con người
có xin qua Mẹ, hoặc Mẹ có lên tiếng bầu cử
hay không.
Về điểm này, trong hai thế kỷ
qua, các ÐGH đã dạy rằng: Ðức Mẹ là “một
giòng suối thiêng, qua đó, mọi ơn sủng và đặc
ân tuôn chảy đến tận tâm hồn
của những kẻ tội lỗi nhất.” (Gloriosae
Dominae ÐGH Benedict XIV, 1748). “Chúa ban mọi ơn qua Ðức
Maria.” (Octobri mense, ÐGH Lêô XIII, 1891). “Trong Thánh Ý Chúa, người ta nhận mọi
ơn qua Ðức Mẹ.” (Các ÐGH: Thánh Piô X, Benedict XV và
Piô XII). Danh xưng Ðấng Trung Gian (Mediatrix)
đã được các nghị phụ trong Công Ðồng
Vatican II chấp thuận (LM, 62).
ÐẤNG BÀO CHỮA
Từ thời Trung Cổ, danh xưng Ðấng
Bào Chữa (Advocate, Advocata) đã được dùng để
nói lên sự cầu bầu đặc biệt của Ðức
Mẹ. Thánh Ireaneus đã xử dụng từ này từ thế
kỷ thứ II. Thánh Gioan thành Damascus
đã dùng một chữ Hi Lạp tương
đương: Paracletos. Ðến thế kỷ
thứ XII, danh xưng này đã được dùng trong kinh
Salve Regina, và thánh Bernard đã thường xuyên xử dụng
từ này. ÐGH Lêô X đã nhắc đến chữ này
trong tông thư Pastoris Aeteni, năm 1520 của
ngài. Từ đó, hầu hết các ÐGH kế tiếp đã
dùng danh xưng này với Ðức Mẹ. Cuối cùng, trong Hiến
Chế Lumen Gentium, 62, các nghị phụ đã chúc tụng
đức Mẹ qua danh xưng này cùng với những danh
xưng khác như đã nói ở trên.
Nhóm của ông Wooward còn thiếu chính xác ở
vài điểm nữa như họ nói rằng thánh Toma
Aquinô đã mạnh mẽ chống lại niềm tin Ðức
Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, (Trg. 52). Thực
ra, thánh nhân đã viết rằng “Ðức Nữ Ðồng
Trinh đã thụ thai với tội nguyên tổ, nhưng tội
ấy đã được tẩy rửa trước khi
Ðức Mẹ sinh ra.” (ST 3a, 27.2 ad
2.) Chúng ta cần nhớ rằng thánh nhân đã có quan niệm
này từ thế kỷ XIII, hơn 600 năm sau “Ðức Mẹ
Vô Nhiềm Nguyên Tội” mới trở thành tín điều.
Sự chưa hoàn hảo trong nghiên cứu của
ngài đã tương tự như sự thiếu hoàn hảo
trong nghiên cứu của các thánh Ambrose, Jerome và Augustine từ
thuở giáo hội sơ khai, về tín điều Đức
Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và tín điều Ðức Mẹ
Hồn Xác Lên Trời.
Cũng như cá nhân con người, giáo hội
đã được sinh ra và từ từ trưởng
thành theo thời gian, Giáo hội càng lớn
mạnh thì Chúa càng mạc khải thêm những mầu nhiệm
của Ngài. Những mạc khải này có thể đến
từ niềm tin của các tín hữu, nhưng phần nhiều
đã qua việc nghiên cứu lâu dài từ thế hệ này
qua thế hệ khác của các nhà thần học, để
rồi cuối cùng được chấp nhận bởi
Ðức Giáo Hoàng cùng các Ðức Giám Mục và được
công bố như những giáo huấn chính thức của
giáo hội (Ordinary Magisterium). Những nghiên cứu của
các thánh hay các nhà thần học trải dài trong suốt lịch
sử của giáo hội đôi khi xem ra chưa hoàn hảo ở
điểm này hay điểm khác, nhưng thực ra đó
là những khởi đầu cần thiết để
giúp những người nghiên cứu về sau có một
cái nhìn chính xác hơn qua sự mạc khải tỏ tường
hơn trong ơn Chúa.
Nhóm của ông Woodward còn nói rằng khẩu
hiệu giáo hoàng của ÐTC Gioan Phaolô II: “Totus tuus” chỉ ám
chỉ riêng Ðức Mẹ. Đây là một thiếu sót quan
trọng, vì khẩu hiệu trên phải hiểu là “Tất
cả thuộc về Chúa, về Ðức Mẹ, về toàn
thể giáo hội, về tất cả.”
Trở lại việc công bố một tín
điều mới về Ðức Mẹ bao gồm ba điểm
chính: Ðồng Cứu Chuộc, Ðấng Trung Gian và chuyển
mọi ơn thiêng, và Ðấng Bào Chữa cho Dân Chúa. Ðã không có khó khăn nhiều ở điểm thứ
ba. Ðiểm thứ hai vẫn còn phải thảo luận
thêm ở vài nơi trong phần: “Mọi ơn Chúa đều
qua Ðức Mẹ.” Ðiểm đầu tiên đã trở thành
khó khăn nhất, không phải vì việc Ðức Mẹ có
đồng cứu chuộc nhân loại với Chúa Kitô hay
không, nhưng ở chỗ Ðức Mẹ có ngang hàng với
Chúa trong việc cùng cứu chuộc nhân loại chăng? Và
điều đó đã xoay quanh chữ COREDEMTRIX! Có vị
đã trả lời cách đại cương rằng
“như vậy thì dùng chữ khác”, như ÐHY O’Connor, nhưng
khó là ở chỗ nhiều người vẫn còn muốn
giữ chữ Coredemptrix.
Người viết bài này cũng xin có ý kiến
xây dựng về việc phiên dịch chữ Coredemptrix qua
tiếng Việt, không đặc biệt nhằm vào cá nhân
hay tập thể nào, nhưng chỉ mong nói lên sự chính
xác của việc phiên dịch danh xưng quan trọng này. Xin được trình bày vấn đề trong sự
tôn trọng và tương kính ở mức độ cao nhất.
Chữ Coredemptrix hay rõ hơn: Co-Redemptrix
đã được nhiều người dịch qua tiếng
Việt thành “Ðồng Công Cứu Chuộc.” “Co” là một “tiếp
đầu ngữ” (prefix) chỉ đơn giản có
nghĩa là “cùng” hay “đồng.” Thí dụ: “co-author” dịch
là “đồng tác giả”, chứ không ai dịch là “đồng
công tác giả” bao giờ! Ðôi khi chữ này cũng chỉ một
công việc kém hơn, thí dụ: “co-pilot”, thời trước
1975 được dịch là “phi công phụ.”
Thêm chữ “công” vào danh xưng Ðồng Cứu
Chuộc để làm sáng nghĩa hơn? Không
hẳn như vậy vì chữ này đã làm lệch hẳn
ý nghĩa trung thực của chữ Co-redemptrix. Xin
đan cử một thí dụ nữa: Hai người bạn
nói chuyện với người thứ ba, họ nói rằng:
“Chúng tôi đồng (hay cùng) xây ngôi nhà này.” Người
nghe sẽ hiểu ngay là cả hai người đã góp công
vào việc hoàn thành ngôi nhà đó, nhưng không nhất thiết
là họ phải góp công ngang hàng với nhau, hoặc ai
hơn ai. Nhưng nếu họ nói cách xác quyết
hơn: “Chúng tôi đồng công xây ngôi nhà này.” Người
nghe có thể sẽ phải hiểu là họ muốn nhấn
mạnh rằng họ cùng góp công, góp của ngang nhau và không
ai hơn ai!
Nếu nói rằng cần phải thêm chữ
“công” vào những những chữ “đồng cứu chuộc”
vì ngôn ngữ, trong sự chuyển tiếp từ chữ
nôm sang quốc ngữ mới (theo mẫu
tự La Tinh), ở nước ta thời Ðệ Nhị Thế
Chiến đã chưa được phát triển như hiện
tại. Như vậy, có phải ở thời điểm
hôm nay, khi con người đã đi vào Thiên Kỷ mới,
danh xưng này cần được sửa đổi cho
chính xác hơn, thành “Đức Mẹ Đồng Cứu
Chuộc”, để khỏi gây hiểu lầm giữa các
giáo hữu Công Giáo cũng như khỏi bị chất vấn
bởi những anh em Tin Lành, nói riêng và tất cả những
Kitô hữu khác ngoài Công Giáo, nói chung?
Cuối cùng thì Chân Phúc Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II đã không công bố tín điều mới (1). Điều này có nghĩa giáo hội còn phải
nghiên cứu, học hỏi về Thánh Mẫu học nhiều
hơn và sẵn sàng đón nhận những mạc khải,
linh ứng mới cho đức tin. Người ta không thể
chỉ dùng thần học hay ngữ học để minh
định mầu nhiệm Nước Trời. Cần phải
để Ơn Chúa tác động trong giáo hội cũng
như trong cá nhân con người. Ơn Chúa sẽ tác động
trong giáo hội qua sự xác định của vị cha chung (ÐGH) và những người hợp tác với
ngài (các ÐHY, ÐGM, nhà thần học). Ơn Chúa sẽ tác động
trong con người để đáp lại những giáo huấn
đó, nhưng con người vẫn có tự do để
đáp lại, hay không đáp lại lời mời gọi
của Chúa. Khó khăn đã khởi đi từ
đó và sẽ còn tiếp diễn mãi trong lịch sử
giáo hội thế trần. Tuy nhiên, những
“va chạm” đôi khi đã trở nên cần thiết để
nẩy sinh những tư tưởng biểu lộ niềm
tin chân chính của giáo hội trong Thánh Ý Chúa.
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng
(1): Hiện giáo hội Công Giáo đã có 4 tín
điều về Đức Mẹ: Mẹ Thiên Chúa (công bố
năm 431); Trọn đời đồng trinh (649); Vô nhiễm
nguyên tội (1854); và Hồn xác lên trời (1950).
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|