“Hôn Nhân” và “Bí Tích Hôn Nhân”
LTS: Đây là chia sẻ của một đọc giả.
Nhiều người thời nay không nghĩ về hôn nhân đúng như chương trình của Thiên Chúa. Họ tấn công bí tích hôn nhân nhiều kiểu nhiều cách. Bằng cách chấp nhận ly dị và ngoại tình, bằng phụng sự tiền bạc và danh vọng như những thần tượng trong xã hội.
Những anh chị công giáo... đã thành vợ chồng hay mới đính hôn, phải ý thức về những giá trị về Bí Tích Hôn Nhân. Khi gặp thử thách trong đời sống hôn nhân, chúng ta phải nỗ lực tìm hiểu chương trình của Thiên Chúa về hôn nhân bằng cách học hỏi những Giáo huấn của Giáo hội. Cầu nguyện chung với nhau hằng ngày sẽ giúp chúng ta đủ sức để sống lời thề gắng bó với nhau suốt đời.
Sau đây, chúng ta xin ôn lại lời thề hứa trong Thánh Lễ Hôn Nhân, và nêu rõ sự khác biệt giữa “Bí Tích Hôn Nhân” và “Hôn Nhân” như sau:
(anh/em)…. xin nhận (em/anh) … làm (vợ/chồng) và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với (em/anh) khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan; khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ, để yêu thương và tôn trọng (em/anh) mỗi ngày (không phải một ngày, mà là mỗi ngày) trong suốt đời (anh/em).
Chúng ta không chỉ thề hứa cho riêng cá nhân chúng ta. Nhưng mà chúng ta thề hứa trước mặt Hội Thánh, trước bàn thờ, và trước Thánh Giá, để được chính Chúa Giêsu giang hai tay trên Thánh Giá, và đóng ấn tình yêu cho chúng ta (đây còn gọi là Dấu Ấn Tình Yêu), và Ngài nâng hôn nhân của chúng ta lên thành Bí Tích Hôn Nhân (còn được gọi là Bí Tích Tình Yêu).
Chúng ta cần phải hiểu, và phân biết rõ ràng sự khác biệt giữa “Hôn Nhân” và “Bí Tích Hôn Nhân” như sau:
Bí Tích Hôn Nhân |
Hôn Nhân |
Do chính Chúa Giêsu thiết lập
|
Do loài người sáng lập |
Để cho Bí Tích được thành sự
· Cả hai đã được lãnh nhận phép rửa tội
· Cả hai ý thức làm điều Giáo Hội muốn
· Cả hai không bị ngăn trở
· Tuân giữ những hình thức do Giáo Hội qui định
· Một nam và một nữ
|
Để cho Hôn Nhân được thành sự
· Đám hỏi
· Thiệp cưới (thiệp hồng)
· Tiệc cưới
· Nam - nữ, nam - nam, nữ - nữ lẫn lộn (còn gọi là tự do luyến ái) |
Nghi Lễ
· Nghi thức phải được cử hành trong nhà thờ
· Thề hứa trước Giáo Hội và Thánh Giá
· Trước Cha sở, và hai người chứng hôn
|
Nghi thức
· Nghi thức được cử hành tại tư gia, hay bất cứ nơi nào
· Thờ lạy ông bà tổ tiên
· Trước gia đình hai họ |
Thề hứa ràng buộc
· Bất khả phân ly
· Chết vì người mình yêu (yêu cho tới chết)
· Chung thủy, và giữ trọn lời thề
· Coi Bí Tích Hôn Nhân là một Ơn Gọi
|
Khế ước không cần phải ràng buộc
· Bất hạnh thì chia tay
· Đau khổ thì ly dị
· Chọn người bạn đường cho tới khi vừa ý mới thôi
· Coi Hôn Nhân là một giao kèo, là một trò chơi
|
Dấu Ấn Tình Yêu
· Được Chúa Giêsu giang hai tay đóng ấn tình yêu trong linh hồn của đôi tân hôn.
|
Dấu mộc
· Được chính phủ đóng dấu trên tờ giấy hôn thú. |
Không còn là hai xong là một xác thịt
· Bạn trăm năm
· Đây là xương tôi, thịt là thịt tôi
|
vẫn là hai
· Vợ
· Chồng |
· Sinh sản, và dạy dỗ con cái
· Không được phá thai
|
· Không ép buộc sinh sản, và dạy dỗ con cái
· Tự do phá thai
|
Tiệc cưới Cana
Đây là phép lạ đầu tiên trong cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu. Chúng ta phải hiểu rõ tầm quan trọng trong Hôn Nhân như thế nào?
Tại sao Chúa Giêsu lại chọn làm phép lạ đầu tiên của Ngài trong bữa tiệc cưới? Mà Ngài không chọn làm phép lạ đầu tiên ở những nơi khác (như kẻ chết sống lại, 5 chiếc bánh và 2 con cá, v..v..)?
(Gioan 2:1-11). |
Chú Giải |
“Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Cana miền Galiea. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Ngài:
“Họ hết rượu rồi!” |
Chúng ta luôn biết rằng Đức Mẹ luôn luôn lo lắng cho chúng ta, và Đức Mẹ luôn cầu bầu thay cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa. Cho dù chúng ta đôi lúc vô ơn, và không cậy nhờ vào Đức Mẹ, nhưng Đức Mẹ vẫn luôn luôn cầu bầu trước mặt Thiên Chúa cho chúng ta trước khi chúng ta chạy đến Mẹ.
|
Đức Giêsu đáp:
“Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến.” |
Chúng ta nên đặc câu hỏi cho chính chúng ta tại đây.
· Chúa Giêsu đang chờ đợi gì nơi chúng ta?
· Giờ nào Chúa mới làm phép lạ trong đời sống hôn nhân của chúng ta? |
Thân mẫu Ngài nói với những người giúp việc: “Ngài bảo gì, các anh cứ làm theo.” |
Đức Mẹ nói và nhắn nhủ rất nhiều với chúng ta, nhưng chúng ta có nghe và làm theo lời Đức Mẹ dặn không?
|
...Đức Giêsu bảo họ:
“Các anh đổ đầy nước vào chum đi!” |
Tại sao Chúa Giêsu lại chờ đợi họ đổ nước lã vào bình? Ngài có thể làm phép lạ cho có rượu, mà không cần nước lã trong bình mà.
Khi tình nồng của chúng ta đã cạn. Chúa Giêsu không làm phép lạ ngay, nhưng Ngài chờ đợi chúng ta đổ đầy cuộc tình lạnh lẽo, lạc như nước lã vào trong đời sống hôn nhân của chúng ta, và dâng lên cho Ngài.
Rồi sau đó, Ngài mới làm phép lạ cho cuộc tình lạnh lẽo của chúng ta trở lại nồng ấm như ngày tân hôn |
Điều chú ý:
Chúng ta thấy mặc dầu Chúa trả lời Mẹ: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ của con chưa đến!” (Gioan 2:4), nhưng Mẹ vẫn bảo những người giúp tiệc: “Ngài bảo gì các anh cứ làm theo” (Gioan 2:5). Mẹ tin chắc Chúa không từ chối điều Mẹ xin vì lòng thương xót cứu giúp người khác.
* Từ biến cố này, chúng ta thấy rõ và kết luận Mẹ Maria không những chỉ cứu giúp con cái Mẹ về tinh thần (= phần thiêng liêng), Mẹ còn lo lắng cho chúng ta từ li từng chút trong cuộc sống vật chất hàng ngày, (mà) Tiệc Cưới Cana là điển hình. Điều quan trọng là chúng ta có nhận biết và cậy nhờ Mẹ hoặc không; điều chúng ta nhờ Mẹ xin Chúa cho có chính đáng và khẩn thiết không?
Và chúng ta có dâng lên Chúa những cuộc tình lạnh lẽo của chúng ta, và tin rằng Chúa sẽ làm phép lạ cho đời sống hôn nhân của chúng ta?
Hy vọng anh chị hiểu trọn vẹn ý nghĩa về Bí Tích này, để cùng nhau tay nắm tay trong suốt cuộc đời để tiến về cuộc sống vĩnh cửu.
Đông Nguyễn
|