Những câu hỏi cô Mirjana về Mễ Du
Đức
Maria, Nữ Vương Hòa Bình, cầu nguyện cùng với
cô Mirjana và nói với cô….
Từ
ngày 24/6/1981 cho
đến 25/12/1982, cô Mirjana được Đức Mẹ Maria hiện
ra với cô hàng ngày.
Vào lần diện kiến hàng ngày cuối
cùng, cô đã nhận được bí mật thứ 10. Đức
Mẹ nói với cô rằng từ nay về sau,
Người sẽ hiện ra với cô chỉ một
lần duy nhất trong năm mà thôi, đó là vào ngày 18 tháng 3
hàng năm, nhằm ngày kỷ niệm sinh nhật của
cô.
Cô Mirjana đã
được Đức Mẹ trao tất cả 10 bí
mật và cô có nhiệm vụ tiết lộ tuần tự
cho thế giới khi nào đến lúc. Đức Mẹ cho
phép cô chọn một vị linh mục để nhờ
ngài lo việc thông báo cho thế giới, và cô đã chọn
Cha Petar Ljubicic, một linh mục ở Mễ Du. Khi đã
đến lúc thông báo, thì trước đó 10 ngày, cô Mirjana
sẽ cho ngài biết bí mật sẽ phải tiết
lộ, và cả hai người sẽ ăn chay và cầu
nguyện trong thời gian đó, và trong ba ngày sau cùng, ngài
sẽ dùng những phương tiện truyền thông mà
loan báo cho cả thế giới biết.
Hơn nữa, Mirjana
còn có nhiệm vụ hiệp cùng Đức Mẹ cầu
nguyện cho người Vô Tín, cách riêng trong những
lần Người hiện ra mùng 2 mỗi tháng kể
từ năm 1987. Trong những lần hiện ra này, cô
cũng được Người ban những sứ
điệp, dĩ nhiên có tính cách hướng về
việc kêu gọi những người vô tín bỏ con
đường lầm lạc, quay trở về tin vào
Thiên Chúa.
Những sứ điệp này nhiều khi
cũng được thông báo cho công chúng.
Ngày 02/04/2009: Sau khi đã cùng cầu nguyện khá lâu với cô Mirjana,
Đức Trinh Nữ đã trao cho cô một sứ
điệp để truyền lại cho khách hành
hương đang hiện diện tại đây như
sau:
“Các con yêu dấu! Tình yêu của Thiên Chúa ở trong
các lời của Mẹ. Các con
của Mẹ, tình yêu ấy mong muốn
đưa các con quay về với sự chính trực và
sự thật. Tình yêu ấy
ước ao
cứu các con thoát khỏi ảo tưởng. Thế còn các con thì sao, các con
của Mẹ? Trái tim các con vẫn khép kín; Chúng cứng
cỏi và không đáp lại những lời kêu gọi
của Mẹ. Chúng không chân thành. Với tình yêu từ mẫu,
Mẹ đang cầu nguyện cho các con, bởi vì Mẹ
mong muốn cho tất cả các con được phục
sinh trong Con của Mẹ. Cám ơn các con."
Ngày 18/3/2009, nhân ngày kỷ niệm sinh nhật cô Mirjana,
nhiều ngàn người tụ họp lại để đọc
kinh và lần hạt tại Đồi hiện ra nơi có
cây Thánh Giá Xanh. Buổi hiện ra bắt đầu từ
13g42 và kết thúc vào 13g58, Đức Trinh Nữ đã trao
cho cô sứ điệp chuyển đến cho tất cả
mọi người như sau:
"Các con yêu dấu !
Hôm nay, Mẹ kêu gọi các con hãy chân thành nhìn thật lâu vào
tâm hồn các con. Các con thấy gì trong tâm hồn mình ? Con
của Mẹ ở đâu trong tâm hồn các con và đâu là
ước muốn buớc theo Mẹ để đến
với Người ? Các con của Mẹ, chớ gì
thời
gian (Mùa Chay) hy sinh từ bỏ này là thời gian
các con tự hỏi mình rằng : ‘Thiên Chúa của con mong
muốn điều gì nơi chính bản thân con? Con sẽ
làm gì đây ?’ Các con hãy cầu nguyện, ăn chay và giàu
lòng thương xót. Đừng quên các vị
mục tử của các con. Hãy cầu xin cho các ngài
đừng lầm đường lạc lối, hãy
cầu xin cho các ngài vẫn ở lại trong Con của
Mẹ để trở nên những mục tử tốt
lành cho đoàn chiên của các ngài."
Thế rồi,
Mẹ nhìn tất cả những ai đang hiện diện
và nói thêm rằng :
"Một lần nữa, Mẹ
nói với các con: nếu các con biết Mẹ yêu
thương các con nhiều đến thế nào thì các con
sẽ khóc lên vì vui sướng. Mẹ cám ơn các con."
Người hành hương đặt
câu hỏi với Mirjana:
Hỏi: Thế là cô
vẫn tiếp tục được thấy Đức
Mẹ đều đều à?
Đáp: Vâng, Đức
Trinh Nữ luôn hiện ra với tôi vào ngày kỷ niệm
sinh nhật hàng năm của tôi là ngày 18 tháng 3 và các ngày mùng
2 mỗi tháng. Riêng về ngày 18 tháng 3 thì Đức Trinh Nữ
nói là sẽ hiện ra với tôi vào ngày đó trong suốt đời
tôi ; còn những ngày mùng 2 mỗi tháng thì tôi không biết bao
giờ mới hết. Những lần hiện ra này rất
khác biệt so với những lần tôi được diện
kiến Mẹ chung với 5 thị nhân khác cho đến lễ
Noel 1982. Với các thị nhân khác thì Đức Mẹ hiện
ra vào đúng giờ đã hẹn (17g40-17g45), còn phần tôi
thì tôi không biết giờ nào Người sẽ đến.
Thường thì tôi bắt đầu cầu nguyện vào lúc
5g sáng…, đôi khi Đức Mẹ hiện ra vào lúc xế
chiều hoặc chập tối… Những buổi hiện
ra này còn khác biệt về độ dài thời gian : Khoảng
thời gian hiện ra với các thị nhân kia kéo dài từ
3 đến 8 phút, còn với tôi – những ngày mùng 2 hàng tháng
– thì từ 15 đến 30 phút.
Đức Trinh Nữ cùng với tôi cầu nguyện cho
những người Vô Tín, tuy không bao giờ Người dùng
danh từ này để nói về họ, nhưng Người
nói: “Cầu cho những
người chưa nhận biết tình yêu của Thiên Chúa.”
Về việc cầu nguyện này, Mẹ yêu cầu sự
hỗ trợ của chúng ta hết thảy nghĩa là những
người nhận biết Người là Mẹ, vì Người
bảo rằng chúng ta có thể hoán cải người Vô Tín
bằng cầu nguyện và gương sáng của chúng ta. Ngay
cả trong thời buổi rất khó khăn này, Người
mong muốn chúng ta trước hết hãy cầu nguyện
cho họ, vì tất cả những điều xấu xa đang
xảy ra ngày nay (chiến tranh, sát nhân, tự sát, ly dị,
phá thai, ma túy…) đều được gây ra bởi những
người "chưa biết đến tình yêu Thiên Chúa".
Chính vì thế Đức Mẹ thường lặp lại:
"Khi các con cầu nguyện
cho họ, thì các con cũng đang cầu nguyện cho chính
các con và cho tương lai các con đó!"
Ngoài ra, Mẹ chúng
ta ước muốn chúng ta nêu gương sáng, thì đây không
phải là vấn đề đi giảng cho người
này người nọ, cho bằng làm chứng bằng đời
sống của chúng ta để người Vô Tín có thể
thấy được Thiên Chúa và tình yêu của Người
nơi chúng ta. Về phần tôi, tôi xin quý vị ghi nhận
điều này một cách nghiêm túc: nếu quý vị có thể
thấy, dù chỉ một lần thôi, những giọt lệ
tuôn trào trên khuôn mặt của Mẹ khi Người nói về
người Vô Tín, tôi chắc chắn rằng qúy vị sẽ
cầu nguyện hết lòng.
Đức Trinh Nữ nói
rằng đây là thời buổi quyết định, bởi
vì chúng ta là những người nói tin vào Thiên Chúa - chúng ta có một trách nhiệm lớn
lao khi biết rằng lời cầu nguyện và hy sinh hãm mình
của chúng ta đang lau sạch nước mắt của
Đức Trinh Nữ.
Hỏi: Cô có thể nói cho
chúng tôi biết về lần hiện ra vừa rồi
không?
Đáp: Lúc 5 giờ sáng tôi
bắt đầu cầu nguyện và Đức Mẹ hiện
ra vào lúc 7g40 và ở lại cho đến 8g20. Đức
Trinh Nữ làm phép cho các vật đạo, sau đó cả
hai chúng tôi khởi sự cầu nguyện bằng một
kinh Lạy Cha và một kinh Sáng Danh - (Đức Trinh Nữ
không bao giờ đọc Kinh Kính mừng) - cầu cho các bệnh
nhân và cho những ai cậy nhờ tôi cầu nguyện cho
họ. Thời gian còn lại, chúng tôi dành trọn vẹn để
cầu nguyện cho những người Vô Tín (Quí vị có
thể xem một đoạn vidéo ở : www.youtube.com/watch?v=z19GMlhB76g)
Hỏi: Tất cả các
thị nhân khác có được yêu cầu cầu
nguyện cho người Vô Tín không?
Đáp: Không, cho mỗi một người chúng
tôi đã được phân định một ý chỉ cầu
nguyện riêng biệt: Vicka và Jacob cầu thay cho bệnh nhân;
Ivanka cho các gia đình; Marija cho các linh hồn trong luyện
ngục; Ivan cầu cho giới trẻ và linh mục.
Hỏi: Ngày mùng 2 mỗi
tháng, cô được thấy Đức Trinh Nữ
như thế nào?
Đáp: Bình thường thôi, giống y như
tôi thấy mỗi một người trong quí vị vậy.
Đôi lúc khác tôi chỉ nghe tiếng Người, nhưng đó
không phải là tiếng nói bên trong lòng, tôi nghe rõ tiếng như
khi có ai nói với tôi nhưng không thấy được
mặt. Không bao giờ tôi được biết trước
là tôi sẽ được thấy Người hay chỉ
nghe tiếng Người nói mà thôi.
Hỏi: Tại sao sau
buổi hiện ra cô lại khóc nhiều đến
thế?
Đáp: Khi tôi được ở với Đức
Mẹ và thấy khuôn mặt Người tôi thấy như
mình đang ở trên Thiên Đàng vậy, và khi Đức Mẹ
biến đi đột ngột tôi cảm thấy mình bị
hụt hẫng, chơi vơi như dao cắt chia lìa cách
quá đau đớn. Cho nên ngay sau đó, tôi cần ở lại
vài tiếng đồng hồ một mình cầu nguyện để
hồi tỉnh lại một chút, để tìm lại mình
và nhận định rằng tôi còn phải tiếp tục
sống trên mặt đất.
Hỏi: Những sứ
điệp nào được Đức Trinh Nữ
nhấn mạnh tầm quan trọng hơn cả ?
Đáp: Sứ điệp nào cũng vậy. Một
trong các sứ điệp mà Đức Trinh Nữ thường
nhắc nhở là Lời mời gọi tham dự Thánh
Lễ, không chỉ ngày Chủ Nhật mà thôi, nhưng là
hàng ngày, khi có thể được. Có một lần, Người
nói với tất cả 6 thị nhân chúng tôi: “Nếu vào lúc hiện ra, mà cạnh
đó có cử hành Thánh Lễ, thì các con chớ nên do dự,
hãy chọn đi dự Thánh Lễ, vì trong Thánh Lễ có
Thánh Tử của Mẹ đang hiện diện với các
con.”
Người cũng yêu cầu ăn chay, tốt nhất
là ăn bánh mì và nước lã vào các ngày thứ Tư và thứ
Sáu
Đức Trinh Nữ mong muốn người ta quay lại
với việc lần chuỗi chung trong gia đình. Về
vấn đề này, Người nói: “Không có gì liên kết gia đình lại với nhau
hơn là Tràng chuỗi Mân côi mà cha mẹ cùng với con cái
đọc chung với nhau trong gia đình.”
Tiếp đến
Mẹ chúng ta muốn chúng ta đi xưng tội một
tháng một lần, Người nói với chúng ta : “Không ai dưới trần mà
không cần phải xưng tội một tháng một
lần!”
Người cũng yêu cầu
người ta trở về với việc đọc Kinh
Thánh, tối thiểu mỗi ngày đọc một đoạn
ngắn sách Tin Mừng ; nhưng cần nhất là cả
gia đình cùng đọc chung với nhau Lời Chúa và suy niệm.
Sách Kinh Thánh phải được để vào một chỗ
nào dễ thấy trong nhà, chứ không để nơi xó xỉnh
nào đó, rồi bị quên đi.
Hỏi: Lần cô
được tiếp kiến Đức Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II xảy ra như thế nào?
Đáp: Đối với tôi, được
thưa chuyện với Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô
II thật là một vinh dự lớn lao. Quả là tuyệt vời. Lúc ấy
tôi đang có mặt tại Đại Thánh đường
Phêrô ở Rôma với các người hành hương khác. Khi
đi ngang qua đoàn hành hương, Đức Giáo Hoàng ban
phép lành cho tất cả mọi người. Ngài đã ban
phép lành cho tôi rồi lại đi tiếp. Đúng lúc ấy
một vị linh mục người Ý nói với Ngài: “Thưa
Đức Giáo Hoàng cô ấy là Mirjana ở Mễ Du đấy”.
Ngài quay lại, và ban phép lành lần nữa cho tôi và rồi
lại bước đi. Tôi nói với vị linh mục này:
“Cha thấy không, Đức Giáo Hoàng nghĩ là con cần được
một phép lành kép đấy” (cười).
Xế chiều hôm ấy, chúng tôi nhận được
lời mời sáng ngày mai đi đến Castel Gondolfo (nơi
nghỉ hè của Đ.G.Hoàng) gần Rôma để tiếp
chuyện Ngài. Chẳng cần nói quí vị cũng biết
là đêm đó tôi không tài nào chợp mắt được.
Ngày mai chúng tôi đã đến
nơi đó, Đức Giáo Hoàng nhận ra nơi tôi dáng vẻ
cực kỳ căng thẳng. Chỉ có hai người là
Ngài và tôi thôi, và Ngài bắt đầu nói chuyện với tôi
bằng tiếng Balan. Ngài cứ tưởng là tôi hiểu được,
bởi vì hai ngôn ngữ Balan và Nam Tư đều là tiếng
sơlavơ. Chắc vì Ngài muốn tôi được thoải
mái, nhưng tôi lại không hiểu một lời nào cả
vì ngôn ngữ của Ngài khác xa với ngôn ngữ của tôi
lắm. Tôi bật khóc và tôi không thể nào lấy hơi mà nói
được một lời nào cả. Cuối cùng tôi đã
có thể thốt lên được một câu: “… Thưa Đức
Giáo Hoàng, chúng ta có thể nói tiếng Ý được không?”
(cười). Thế là chúng
tôi đã nói chuyện được với nhau, và không
kể các chuyện khác, Ngài có nói với tôi lời này : “Nếu
Ta không là Giáo Hoàng, Ta đã đi đến Mễ Du từ
lâu rồi. Ta biết rõ hết, Ta theo dõi hết mọi
chuyện. Con hãy xin người hành hương cầu
nguyện cho các ý nguyện của Ta. Và hãy cẩn thận bảo
vệ Mễ Du vì Mễ Du là hy vọng của thế
giới.”
Hỏi: Đức Trinh
Nữ có cầu nguyện với cô cho Đức Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II không?
Đáp: Có chứ. Đức
Giáo Hoàng Yoan Phaolô II đã từ giã chúng ta ra đi ngày Thứ
Bảy 02/04/2005 vào lúc 21g37 nhằm ngày áp lễ Kính Lòng Thương
Xót Thiên Chúa, do chính Ngài đã thiết lập tháng 4 năm
2000 cho toàn thể Hội Thánh.
Sáng hôm đó đúng vào
ngày 02 trong tháng, tôi được diện kiến Đức
Mẹ trong ngôi nhà mới của cộng đoàn Cenacolo (ở
Mễ Du) chật cứng người hành hương, trong
bầu không khí vô cùng xúc động, vì chúng tôi biết là Đức
Giáo Hoàng đang trong cơn hấp hối. Suốt buổi
hiện ra, cộng đoàn cầu nguyện cho Ngài hết sức
sốt sắng và trao phó Ngài cho Mẹ Thiên Chúa. Sau giây phút ngất
trí, tôi đã khóc và Đức Mẹ đã ban Chúc lành từ
mẫu của Người cho tất cả chúng tôi. Người
có nói rằng : chúc lành lớn nhất mà chúng ta có thể nhận
được dưới đất là chúc lành của Linh
mục. Đoạn Người nói: “Trong thời gian này, Mẹ xin các con hãy canh tân Giáo
hội.” Tôi nói lại với Người: “Thưa Mẹ!
đó là một yêu cầu lớn quá cỡ! Con sẽ có
khả năng không ? Chúng con sẽ có khả năng làm được
không ?” Đức Trinh Nữ liền nói: “Nhưng này hỡi các con yêu dấu, có Mẹ sẽ ở
với các con cơ mà ! Hỡi các tông đồ của
Mẹ, Mẹ sẽ luôn luôn ở với các con và trợ
giúp các con ! Các con hãy canh tân chính mình trước đã,
rồi đến gia đình các con, và thế là mọi
sự sẽ dễ dàng hơn!” Sau đó tôi có hỏi Người
một câu về Đức Giáo Hoàng, nhưng Đức
Mẹ không trả lời, tuy nhiên chúng tôi vẫn cầu
nguyện chung với nhau cho Ngài.
Hỏi: Khi còn trẻ cô có
thường cầu nguyện chung trong gia đình không?
Đáp: Có chứ! ở Sarajevo chúng tôi giữ đạo trong
khuôn khổ gia đình. (Thời đó, Nước Nam Tư
cũ còn dưới chế độ Xã hội chủ
nghĩa, không chấp nhận tôn giáo). Mỗi ngày chúng tôi đọc
kinh lần hạt trong gia đình và chúng tôi chỉ được
phép đi lễ ngày Chủ Nhật mà thôi. Cha mẹ chúng tôi
thì không bao giờ nói về “Đức Tin” cho chúng tôi nghe cả,
vì sợ, bởi vì chúng tôi đến trường học,
có thể chúng tôi sẽ nói ra, và bấy giờ cha mẹ chúng
tôi có thể sẽ mất việc làm lẫn nhà cửa.
Cũng
chính vì thế, khi tôi đang về nghỉ hè tại Mễ
Du, lúc Ivanka nói với tôi là Đức Trinh Nữ hiện ra
trên đồi (lần đầu tiên), thì tôi đã không muốn
nhìn lên và tôi đã trả lời bạn một cách cứng
cỏi pha lẫn sợ hãi: “Bạn có điên không? Đức
Mẹ không còn có việc gì làm hay sao mà lại đến đây
thăm hỏi hai chúng ta?" Nói xong tôi chạy hết sức
nhanh về nhà, nhưng khi gần đến ngôi nhà đầu
làng, tôi cảm thấy có một tiếng gọi bên trong tôi,
nói với tôi là hãy trở lại. Tiếng gọi đó rất
là mạnh mẽ. Tôi bèn quay trở lại và gặp thấy
Ivanka đang còn ở chỗ cũ. Bạn ấy nói với
tôi: “Này làm ơn đi, hãy nhìn kìa!" Và tôi đã trông thấy
một phụ nữ mặc áo dài màu xám, tay bế một
em bé và ra dấu bảo chúng tôi tiến lại gần. Kể
cũng lạ thật, vì nào có ai leo lên đồi đó bao
giờ đâu, đường mòn cũng chẳng có để
đi lên tới đó. Và nhất là rất khó tin rằng một
người phụ nữ trẻ, mặc áo dài màu xám, tay lại
bế em bé nữa cơ chứ mà đứng trong những
bụi gai góc rậm rạp ấy! Hình như chân bà không chạm
đất…!
Bây giờ tôi mới nghĩ
ra, hoá ra chính là cái nỗi sợ những sự Siêu Nhiên mà người
ta (trong xã hội chủ nghĩa) đã gieo rắc vào tâm
hồn tôi (làm cho tôi có phản ứng cứng cỏi nói
trên). Ivanka thì không gặp phải vấn đề này
ở tại Mễ Du, vì đây là chốn thôn quê.
Hỏi: Các bạn thị
nhân có hay nói đùa giỡn với nhau không?
Đáp: Có đấy, ít nhiều tùy theo tính tình.
Tôi chợt nhớ ra một chuyện : Có một phóng viên tờ
báo ở New York đến phỏng vấn tôi. Đó là một
con người khá vui tính, và cả hai chúng tôi cũng nói đùa
với nhau. Ông ấy nói với
tôi: “Làm sao mà cô lại được nhận 10 bí mật
nhanh thế, sớm thế, trong khi các thị nhân khác thì chưa?”
Tôi vừa đùa vừa đáp lại ông ấy: “Đức
Mẹ biết ngay ai là người sáng trí hiểu nhanh, còn
ai là người phải có thời gian mới hiểu được.”
Cả hai chúng tôi cùng cười, nhưng khổ một
nỗi là ông ấy đã ghi lại nguyên văn câu nói của
tôi ! (cười). Thế là
ở Hoa Kỳ, Ivan đọc được bài phỏng
vấn này và suốt nhiều ngày cậu ấy không thèm nói
với tôi một lời nào… Nhưng cậu ấy đã
vượt qua được, (cười).
Khôi hài thường
hoà chung với nụ cười và tình yêu. Những thứ
đó, Đức Trinh Nữ đều thích, duy chỉ có điều
là chớ có buồn rầu, cũng chớ có giận dỗi.
Hỏi: Cô có đặt những
câu hỏi với Đức Trinh Nữ không?
Đáp: (Trong các lần hiện ra) chính Đức
Trinh Nữ là người dẫn đâu câu chuyện. Tôi tự
cảm thấy trong thâm tâm tôi, điều gì phải hỏi
Người hay không nên hỏi. Đức Mẹ không phải
là người bảo tôi là nên hay không nên hỏi câu này, câu nọ.
Chung chung, tôi chỉ hỏi xin Người cho những trường
hợp thật nghiêm trọng, chẳng hạn cho các bệnh
nhân trong các gia đỉnh, và tôi đã được đáp
lời. Tuy vậy cùng lúc đó, những ai đang có mặt
trong buổi hiện ra hỏi xin điều gì đó từ
đáy lòng họ, những người đó cũng được
đáp lời như vậy. Nhưng không phải do sự
trung gian của tôi, bởi vì trước mắt Đức
Mẹ chúng ta đều bình đẳng.
Hỏi: Giữa các
thị nhân, các bạn có thân thiết với nhau không?
Đáp: Tôi không thích câu hỏi này lắm, nhưng
bởi vì bất cứ tình bằng hữu nào cũng đều
phải bắt nguồn từ đức ái, nếu không đó
chỉ là chiếm hữu…tôi sẽ cố gắng trả lời.
Trước khi có những cuộc hiện ra, các thị
nhân chúng tôi không hề là bạn với nhau. Cả sáu thị
nhân chúng tôi, không ai qua lại với ai cả. Chỉ riêng
Vicka và Jacov là bà con với nhau, Vicka và Marija là hàng xóm với
nhau. Tôi sống ở thành phố (Sarajevo) và đến tháng
hè tôi mới về ở gần nhà Ivanka… Vài người
trong chúng tôi còn không hề quen biết nhau. Ngay cả bây
giờ nữa, mỗi người chúng tôi đều có bạn
riêng của mình. Chúng tôi chỉ gặp nhau khi chúng tôi cần
phải nói về các nhiệm vụ của mỗi
người. Nhưng riêng về phần tôi, thì Ivanka lại
ở quá xa, đến ba cây số lận. Tôi chỉ là bạn
duy nhất với Jacov, cậu ấy ở ngay phía bên kia đường,
hai chúng tôi gặp nhau hàng ngày khoảng 10 phút, và nay thì tôi bắt
đầu ngán cậu ấy rồi (cười).
Tôi không biết quý
vị có biết Ivan không? Khi cậu ấy đến thăm
tôi, cậu ấy nói chuyện với tôi như nói với một
khách hành hương. Cậu ấy giảng cho tôi ! Tôi cho cậu
ấy nói mươi phút, rồi tôi liền nói với cậu
ấy: "Ivan à, tôi cũng thấy Đức Trinh Nữ đấy
chứ!" Cậu ta có vẻ hơi nghiêm nghị. Chúng tôi
chỉ gặp nhau khi cần phải nói về các nhiệm
vụ của chúng tôi thôi.
Đã có một
lần cha Slavko - (một linh mục phục vụ tại
Mễ Du và rất được quí mến) - gặp
được cơ hội tuyệt diệu : trong một
năm Cha đã cố gắng tập hợp sáu thị nhân
quanh Cha để gặp gỡ nhau. Nhưng Cha không thành
công. Một hôm Cha đến nhà tôi với vẻ tức tối
giận dữ, tôi hỏi cha: “Chuyện gì đã xảy ra
thế?” Cha đáp: “Nếu cha là Đức Trinh Nữ, cha
sẽ chẳng bao giờ chọn tụi bay đâu, tất
cả sáu đứa. Chỉ có Đức Trinh Nữ, Người
mới có thể làm chuyện đó. Và bằng chứng là
Người đã hiện ra ở đây, ấy là Người
đã chọn mấy đứa tụi bay.” Tôi trả lời : “Cám ơn Cha Slavko.”
Năm 2006. Lễ Kỷ niệm 25 Đức Mẹ
hiện ra.
5 thị nhân có mặt : Ivan –
Jakov – Mirjana – Ivanka – Marija.
(Vicka vắng mặt vì đau)
Quý vị hãy yên tâm, chúng tôi quý mến
nhau lắm, nhưng Đức Trinh Nữ đã chọn chúng
tôi với những tâm tính thật là khác nhau như thế đó,
phải chăng là để cho mỗi người hành hương,
ít nhất tự nghiệm thấy chính mình trong một người
chúng tôi, điều đó mới là lạ lùng.
Hỏi:
Con cái tôi không muốn cầu nguyện thì phải làm sao ?
Đáp: Đức Mẹ nói là cha mẹ có một
trách nhiệm lớn lao trước mặt con cái họ. Bởi
vì cha mẹ là những người được đặt
ra để gieo đức tin vào lòng con cái họ, và việc
ấy chỉ có thể thực hiện được nếu
họ cầu nguyện chung, và cùng đi lễ chung với
nhau, bởi vì con cái hay bắt chước cha hoặc mẹ
chúng trước tiên. Chúng phải thấy điều này nơi
cha mẹ chúng: Thiên Chúa phải được tôn lên chỗ
trước nhất và mọi sự khác sẽ theo sau. Trẻ
con rất tinh ý, nên chúng ta không thể nói với chúng về
việc cầu nguyện nếu chúng không thấy chúng ta cầu
nguyện. Chúng ta không thể nói với chúng về tầm
quan trọng của Thánh Lễ nếu chúng không thấy Thánh
Lễ chiếm chỗ nhất trong đời chúng ta.
Để tôi xin dẫn chứng một
ví dụ đã xảy ra trong chính gia đình tôi như sau: Đứa
con gái đầu lòng của tôi là Maria, mà hôm qua (trong
buổi Đức Mẹ hiện ra) quý vị đã thấy
cháu. Khi cháu mới lên hai tuổi rưỡi, tôi không bao giờ
nói với cháu về sự kiện Đức Mẹ hiện
ra cả, vì tôi tưởng là cháu còn quá bé để có thể
hiểu điều đó. Một hôm, lúc cháu đang chơi
trong phòng của cháu với một bé gái bạn nó. Thỉnh
thoảng tôi vẫn để mắt canh chừng chúng, và bất
chợt tôi nghe bé bạn gái nói với nó: “Bạn biết không,
mẹ tớ lái được xe hơi đấy!” Con tôi
Maria suy nghĩ rồi đáp: “Ừ, hay nhỉ, nhưng mẹ
tớ nói chuyện với Đức Mẹ cơ!” (cười). Đấy, tuy tôi
không nói một lời nào cả, thế mà con tôi đã hiểu
được những điều xảy ra trong gia đình
tôi. Vì vậy, điều quan trọng đối với
con cái là thấy cha mẹ chúng biết sống cho Thiên Chúa và
với Thiên Chúa được tôn lên hàng đầu trong cuộc
đời.
Hỏi:
Cô có cảm thấy mình được đặc ân làm
thị nhân không?
Đáp: Trong suốt những năm này, Đức
Mẹ không bao giờ nói: “Hãy
cầu nguyện và Mẹ sẽ ban ơn cho các con!” nhưng
Mẹ nói: “Hãy cầu nguyện
để Mẹ có thể cầu xin với Thánh Tử
của Mẹ cho các con!” Như vậy Chúa Giêsu luôn luôn chiếm
địa vị trên hết. Nhiều người hành hương
đến Mễ Du cứ tưởng các thị nhân là những
người được đặc ân, và lời cầu
nguyện của chúng tôi sẽ được nhậm dễ
dàng hơn, thật sự đó là những suy nghĩ hoàn
toàn sai lầm. Đức Mẹ là một người Mẹ,
và đối với người mẹ thì không có một đứa
con nào là được đặc ân cả. Đơn giản
chỉ có thế này: Tất cả chúng ta đều là con cái
Mẹ, mà Mẹ đã trao cho chúng ta mỗi người mỗi
nhiệm vụ khác nhau. Mẹ đã chọn sáu người
chúng tôi để trao sứ điệp, nhưng Người
cũng đã chọn mỗi người trong quý vị để
trao cho một nhiệm vụ mà quý vị chỉ khám phá ra được
trong lòng tin mà thôi!
Hỏi:
Vậy làm thế nào để nói về Mễ Du?
Đáp: Khi trở về nhà mình, quý vị chớ
nói ngay về Mễ Du cho người ta, vì quí vị sẽ
làm cho họ ngán ngẩm, họ không hiểu quí vị đâu.
Trước tiên hãy chứng tỏ qua đời sống của
mình là quý vị đã (biến đổi nên khác thế nào)
từ khi đi Mễ Du về, rồi sau đó quí vị mới
bắt đầu nói cho họ về Mễ Du!
Hỏi:
Các thị nhân có bao giờ nói với nhau về các bí
mật không?
Đáp: Đức Mẹ luôn nhắc bảo mọi
người là chớ có nói (cũng như chú ý) về các bí
mật, nhưng tốt nhất là hãy cầu nguyện, bởi
vì hễ ai tiếp nhận Đức Mẹ là Mẹ mình và
Thiên Chúa là Cha, người ấy không phải sợ gì về
tương lai cả. Đức Mẹ nói: chỉ có ai chưa
nhận biết tình yêu Thiên Chúa thì mới sợ thôi. Quả
thật, chúng ta vốn là những con người, nên chúng
ta hay nói về quá khứ, hoặc tương lai, chúng ta
luôn tự hỏi : Cái gì sẽ xảy ra, khi nào và ở đâu?
Phần tôi, tôi vẫn
cứ phải luôn nhắc đi nhắc lại cũng một
lời này : Ai trong chúng ta có thể nói chắc rằng mình sẽ
còn sống đến ngày mai? Cho nên Đức Trinh Nữ đã
dạy cho chúng ta là luôn luôn phải dọn mình sẵn sàng ra
trình diện trước Thiên Chúa ngay giây phút này, chứ không
bảo chúng ta nói về tương lai! Điều gì sẽ
xảy ra trong tương lai là do Thánh Ý Chúa, còn phận sự
chúng ta là chuẩn bị sẵn sàng cho điều ấy
(...).
Giữa các thị nhân chúng tôi, không bao giờ
nói về các bí mật bởi vì bí mật là bí mật, và chúng
tôi tuy là phụ nữ, mà vẫn có khả năng giữ bí
mật đấy (cười
và vỗ tay). Một anh bạn nói với chồng tôi :
“Vợ tôi giấu tôi điều gì đó”. Marko, chồng tôi,
nhìn anh ta và vừa cười vừa nói với anh ta để
anh ta an tâm: “Nếu bạn ở địa vị tôi, thì bạn
còn khốn khổ hơn nữa! Vì vợ tôi có đến những
mười bí mật cơ đấy, và ai mà biết là cô còn
có bao nhiêu bí mật khác nữa” (cười)
Hỏi:
Khi chạm trán với chủ nghĩa Hồi giáo cực
đoan thì phải làm thế nào?
Đáp: Đây là một câu hỏi thật bất ngờ đối
với tôi. Hồi Giáo cực đoan có thật nguy hiểm
đến thế sao? Hay phải chăng chúng ta đang quá yếu
đuối? Để tôi cho quí vị một ví dụ :
Hôm thứ Bảy, khi đang nói chuyện
với người Ý thì có một người phụ nữ
đến nói với tôi: “Hiện có rất nhiều người
Hồi Giáo đến nước Ý, và họ thay đổi
hết. Chúng tôi không có quyền treo Thánh Giá trong các bệnh
viện, trong các trường học.” Tôi liền ngắt lời
bà ấy và hỏi bà: “Vậy ai lấy Thánh Giá ra khỏi bức
tường?” Bà ấy đáp “Chính tôi, nhưng…” Tôi liền
nói với bà ấy: “Không có nhưng gì cả, không có chữa
mình. Chính chúng ta là những kẻ yếu đức tin và vì
vậy mà bất cứ ai muốn làm gì là họ có thể làm
được.”
Chúng ta luôn đổ lỗi cho người
khác nhưng không khi nào cho chính mình: Tôi đã sống thế
nào? Tôi đã làm gì cho Thiên Chúa? Lòng tin của tôi có mạnh không?
Tôi sẽ sẵn sàng dấn thân đến đâu vì đức
tin của tôi?
Thật quá dễ dàng khi nói họ là cực
đoan, họ là thế này, họ là thế kia …
Tôi sống ở Sarajevo mà người dân ở đấy đều
là Hồi giáo nhưng chúng tôi vẫn treo Thánh Giá và ảnh Đức
Mẹ trong nhà chúng tôi. Họ đến nhà chúng tôi, đặt
những câu hỏi với chúng tôi, và tôi vẫn giải thích
cho họ việc đó là thế nào, mặc cho cái giá mà chúng
tôi phải trả. Tôi không bao giờ tháo Thánh Giá và ảnh Đức
Mẹ ra khỏi tường nhà. Có lẽ sớm muộn gì
chúng tôi cũng phải chết vì Chúa. Nhưng điều
quan trọng hơn hết là linh hồn hằng sống của
mình.
Nguồn : Nguyệt san L'Étoile Notre Dame,
số 176, Avril, 2009, tr.4-11.
Bản dịch do Têrêsa Lê Thị Cẩm Y
thực hiện