Im Lặng
Hoàng Thị Đáo Tiệp
Có sống ở
quê người xứ lạnh tôi mới được
mục kích tỏ tường cảnh của cây cối
mỗi năm mỗi có mùa thay lá. Nhờ vậy tôi thêm
biết nghĩ suy hơn việc con người mình
nhất là người Kitô hữu thì cho dù sống ở
muôn nơi và muôn nước: mỗi năm vẫn mỗi
có mùa sám hối quay về đó là Mùa Chay Thánh.
Dẫu có mùa thay lá nhưng tôi
nghiệm thấy cây cối có thay lá được
triệt để hay không: còn phải tùy thuộc vào tiết
trời và sức gió. Năm nào tiết trời
có càng giá buốt và gió có càng mãnh liệt thì cây cối càng
được trụi lá trơ cành. Nhìn
thì tưởng như cây đã chết khô từ
đời thuở nào đâu, nên cái đẹp của nó là chết
khô rồi mà vẫn đứng thẳng để dạn
dầy cùng gió rét.
Dẫu
có mùa sám hối quay về nhưng tôi cũng nghiệm
thấy năm nào mà trong cuộc sống mình càng có nhiều
thua buồn bầm dập, nội tâm càng có sự giằng
co đánh đổi trở trăn, cũng như càng có
được sự nhận thức rằng mình đã
tự đánh mất chính mình vì trót bị tha hóa bởi môi
trường mình sống …thì năm đó tôi mới có
sự sám hối mãnh liệt mà quay về. Quay về
để tự ra đi với những cái không đúng
không hay mình hiện là hiện có hầu tìm lại chính mình:
vì con người mình vốn “nhân
chi sơ tánh bổn thiện” nên trước đây mình tốt
lành nầy nọ, khôn ngoan đâu đó… Quay
về để làm mới lại mối quan hệ thân
tình giữa mình với tha nhân và với Thiên Chúa là
Đấng Tạo Dựng nên mình.
Cái mà làm tôi thấy bị thua
buồn bầm dập nhất trong thời gian gần
đây là việc mình không giữ được im lặng!
Nên tôi đã phải tự đày thân: lòng đau trí khổ đã
đành còn thêm bị mắc tiếng mang
tai và đủ thứ thiệt hại nữa! Cho nên giá như tôi im lặng được?!
Nhưng, tôi cứ bị đặt vào cái thế phải
nói, phải ý kiến, với tánh tôi cũng nóng! Mà nóng lên là
hấp tấp nói năng thì dễ bị hố, bị thiệt
thân, bị sa vào các cuộc cãi vả… đâu còn đủ
khôn ngoan và thánh thiện nữa để im lặng!..
Còn dịp mà giúp tôi được
hồi tâm để nhận ra mình trót đã bị tha hóa
vào cái môi trường mình sống- nên cứ phải
lớn tiếng lắm lời chớ không còn giữ
được sự im lặng gần như yếu nhược
vì yêu thương như bản tính mình vốn dĩ- thì
chỉ mới đây thôi! Đó là vào dịp lễ
Thanksgiving hồi tháng 11 vừa qua và do lời trách của
cậu con trai duy nhất của tôi (tôi có 5 con nhưng 4
gái)! Con đi học dưới Nam California về, mà
về khuya, tôi thức đợi cửa, mừng thấy
con chó vẫy đuôi tôi hiểu con về sắp tới, lo
mở toang cửa chờ con. Thấy con, tôi thốt
lời mừng vui liền bị con trách “sao mẹ nói lớn quá vậy?!”.
Rồi sáng sớm tôi thức giấc, vào bếp nấu
nướng được một lúc thì con cũng thức
và thấy con vào bếp với mình, tôi thương yêu
hỏi con muốn ăn gì để mình
sẽ làm? Buồn thay tôi lại bị con
trách thêm lần nữa “sao
mẹ nói lớn quá vậy?!” …Thêm một dịp hồi
tháng vừa rồi tình cờ có nhóm học sinh cũ kiếm
ở đâu trên mạng thấy địa chỉ email tôi
nên rủ nhau liên lạc. Trong đó có
một em nhắc lại kỷ niệm “lớp 10A4 chúng em hồi đó hư lắm làm cô
phải khóc! Em là lớp trưởng nên cứ phải xin
lỗi cô. Cô nhớ ra em chưa?”…khiến tôi nghĩ mà khổ tâm cho những
lúc sau nầy mình không còn giữ được lối
xử sự dễ mến như ngày xưa mình đã, khi
gặp việc bất ưng….
Thường thì chủ đề
của Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ trong tháng có Mùa
Chay Thánh hằng năm thấy hay được quý linh
mục Chủ Nhiệm Chủ Bút cho ghi vắn tắt
chỉ hai chữ “Mùa Chay” để tùy các trợ bút: mặc tình “múa bút” miễn rằng thích hợp.
Chủ đề của Mùa Chay Thánh năm 2011 nầy, không
thấy được “thả
lỏng” với chỉ hai chữ nữa, mà có tới
mười tám chữ “Sống Mùa Chay: bác ái. Liên hệ giữa công bằng và bác ái. Trật tự của bác ái. Đâu
là giá trị của các chương trình bác ái? Và mười tám chữ nầy còn
được chia thành bốn đề mục.Ở
cuối mỗi đề mục thì hai chữ “ bác ái” cứ được
lập đi lập lại nên “ấn
định tỏ tường cái hướng” cho các
trợ bút phải theo là hãy tập trung viết về vấn
đề “bác ái” . Chủ đề nầy lại
rơi đúng vào số báo tháng Ba là tháng mà hằng năm có
Lễ Kính Thánh Cả “Cha Yêu”
nên tôi hay có nỗi khát khao mình phải viết cái chi đó
để ngợi khen cảm tạ “ Cha Yêu”… của mình!
Thì vâng, tôi được
thấy ra : “im lặng” quả là vấn đề bác ái vô
cùng lớn vì “Cha Yêu” của
mình là vị Thánh độc đáo ở điểm
chỉ có làm mà không có nói, nên toàn bộ Phúc Âm Thư không tìm
lấy đâu được một lời nói của Ngài.
Nhưng, Ngài lại được vinh danh là
Đấng Công Chính và được đặt lên ngôi
vị Thánh Cả của tất cả các vị Thánh.
Rồi cũng do tôi vốn
“thấy bị thua buồn
bầm dập nhất trong thời gian gần đây là
việc mình không giữ được im lặng! Nên tôi
đã phải tự đày thân: lòng đau trí khổ đã
đành còn thêm bị mắc tiếng mang tai
và đủ thứ thiệt hại nữa” … tức có
nghĩa tôi không im lặng thì tôi hại tôi, tôi lỗi bác ái
với cả chính tôi! Nhờ việc được “thức tỉnh” tự thân
như vậy, tôi mới khám phá ra một điều
tuyệt lắm ở Thánh Cả “Cha Yêu” mà trước đây tôi nào có thấy!
Bởi trước đây tôi chỉ thấy sự im
lặng của Ngài một phần do Ngài kính sợ Chúa nên không
dám hại ai, chớ thử hỏi mới hứa hôn mà
thấy Đức Mẹ “bị”
mang bầu thì “khó ở”
lắm chứ! Lại bởi thật lòng yêu Đức
Mẹ nên Ngài bác ái thật cao vời với Đức
Mẹ và luôn cả bào thai Đức Mẹ đang cưu
mang ( vì nếu Ngài tố giác việc
Đức Mẹ có thai mà tác giả không phải là Ngài, thì
với luật ném đá cho đến chết hồi
đó: Đức Mẹ với Chúa Con sẽ khó bảo toàn
mạng sống! ). Giờ thì tôi được thấy
thêm: đấy cũng là Ngài biết bác ái luôn với chính
Ngài nữa nên Ngài mới được sự vinh danh ấy( vì nếu đi tố giác là Ngài
đâu có biết giữ lấy cơ hội cho đời
Ngài được diễm phúc làm chủ Thánh Gia, làm
Bạn Thánh của Đức
Mẹ đồng trinh, làm cha nuôi Đức Chúa Giêsu
Cứu Thế)… Và khám phá ra thì tôi thêm tâm đắc nên “thân lươn bao quản lấm
đầu”: mạnh miệng thỏ thẻ quanh vấn
đề “Im Lặng”
với trọn tâm tình sám hối! Vì mình trót đã bị tha
hóa vào cái môi trường mình sống khiến mình cứ
phải lớn tiếng nhiều lời nên mình hại mình
là chính: mình lỗi nặng bác ái với mình! Mà mình đã trót
lỗi nặng bác ái với mình thì làm sao mình bác ái
được với tha nhân như giới răn Chúa
đã truyền dạy: “Con hãy
yêu thương kẻ khác như chính mình con” (Mt 22, 39)!
Đấy là chưa kể trong ngày cánh chung của
đời mình thì Chúa cũng đã có dạy: “Tất cả mọi lời
hư từ mà người ta nói ra, thì người ta
sẽ phải trả lẽ trong ngày phán xét” (
Mt 12, 36)… Mà “lời
hư từ” là lời
đã không sinh ích cho người nghe còn gây bất hòa, cãi
vả, rẻ chia, tranh chấp, thù hận tương tàn…. Cho
nên mình mà biết im lặng thì quả là mình hiến
tặng bác ái cho chính mình vậy!
….Thật ra tôi vốn
biết im lặng là quý giá lắm: vì ở tuổi vào
đời tôi được đào tạo để làm
một cô giáo dạy văn. Tôi thuộc nằm lòng câu thành
ngữ: “lời nói là bạc,
im lặng là vàng”và tâm đắc lắm!..
Bạc,
vàng thuộc loại quý kim và vàng quý
hơn bạc. Cho nên “ lời nói” thì
quý đấy vì nói là để hiểu nhau( chớ bị
câm mới khổ!). Nhưng, phải nói lúc nào
và nói làm sao để được hữu ích chớ không
phương hại thì mới đúng thật là quý. Mà
“nói” chỉ được
sánh với “bạc” , còn “im lặng” lại được sánh với “vàng” nên im lặng quý hơn.
Lại “ăn có nhai nói có
nghĩ” nên việc kết hợp giữa “lời nói là bạc” với “ im lặng là vàng” thì “im lặng”
có thể được xem là khoảng thời gian cần
thiết để suy nghĩ thật chín chắn rồi
hãy nói.
Thêm nữa với
người xưa, cứ hễ cái gì quý là hay sánh với
vàng: như để nói về sức khỏe thì “sức khỏe là vàng”,
để nói về đời người con gái hãy
giữ lấy tiết trinh thì “giữ
cái ngàn vàng”…. Cho nên “im
lặng là vàng” có nghĩa rằng im lặng quý lắm,
quý vô cùng! Đem cái vô hình là “im
lặng” để ví với cái hữu hình là “vàng” thì dễ cho người
người hiểu là im lặng quả thật quý giá lắm!
Bởi ai lại chẳng biết giá trị vạn năng
của vàng trong cuộc sống hữu hình hữu thể của
kiếp nhân sinh …
Vì vàng trước hết, nó
chính là những “đồng
vàng nén bạc” được dùng thay cho tiền tệ
trong các cuộc mua bán, đổi chác: hầu con
người ta có thêm điều kiện để sống
còn, báo đáp, vượt qua các tai họa bổng
dưng ... Điển hình là
Truyện Kiều của Nguyễn Du còn ghi dấu lại: “ Mối rằng giá đáng nghìn vàng.
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám
nài.. .Cò kè bớt một thêm hai. Giờ lâu ngã giá
vàng ngoài bốn trăm”… là nói về việc Thúy
Kiều: người con gái sắc tài toàn vẹn vì gia
biến phải bán mình để có tiền chuộc cha bị
hàm oan đang vướng vòng lao lý! Mã Giám Sinh đến mua, bà mối ra giá bán là 1.000
lượng vàng. Hắn trả giá và bên thêm bên bớt
cò kè, cù cưa như mua bán một món hàng! Cuối cùng thì ngã
giá cho đôi bên kẻ vừa mua người phải bán: khoảng
hơn 400 lượng vàng!
Kế đến, vàng được
dùng như một lễ phẩm để tỏ lòng tôn
kính nên có sức thuyết phục cao cho các cuộc xã giao,
cầu cạnh và nhất là… hối lộ! Điển hình
thì cũng chính trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có
ghi dấu lại: “ Biết Từ là
đấng anh hùng. Biết nàng cũng dự
quân trung luận bàn. Đóng quân làm
chước chiêu an. Ngọc vàng gấm vóc sai quan thuyết
hàng. Lại riêng một lễ với
nàng. Hai tên thể nữ bạc vàng nghìn cân”…là nói
về Hồ Tôn Hiến quan to của triều đình đi
một bước hạ mình trước: vì không đánh mà
cầu hòa bằng việc dâng biếu của lễ thật
hậu hỉ! Đến như hai người hầu gái
của Thúy Kiều mà mỗi người còn
được hối lộ cho bạc vàng nghìn cân thì
đủ hiểu với vợ chồng Từ Hải, Thúy
Kiều là trọng hậu phải biết! Nên sẽ tránh
sao khỏi cảnh “Lễ
nhiều nói ngọt nghe chiều dễ xiêu” mà “im lặng” giải giới
quy hàng vì lầm tưởng đấy là mình
được triều đình nể nang, trọng
dụng thì danh chánh ngôn thuận vẫn hơn…
Và đặc biệt trên
tất cả: bởi vàng là quý kim nên được
chuộng để làm đồ trang sức. Hầu hết phụ nữ đều thích đeo
nữ trang. Có phụ nữ lại chỉ mơ hoàng
tử của lòng mình không cần chi đến các tiêu
chuẩn như đẹp trai, lịch lãm, danh phận
với đời …mà chỉ mong làm sao được: “ Lấy chồng thợ bạc đeo
vàng đỏ tay”! Lại không chỉ phụ nữ,
giới mày râu không thiếu quý ông chẳng những thích “ đeo vàng đỏ tay”, còn
đỏ cổ nữa là… Vì vàng trang điểm cho con
người ta đeo vào được thấy đẹp
hơn, sang trọng hơn, quý phái hơn… Tức nó làm
tăng thêm cho cái giá trị bề ngoài của con
người. Mà được đẹp
bề ngoài thì cũng cần phải đẹp bề trong
mới là đẹp toàn diện. Cho nên “im lặng” chính là món trang
sức vô giá cho nhân cách con người. Vì có biết im
lặng là có sự chính chắn, khôn ngoan, hiền hậu, khiêm
nhu, đức độ…
Thế
nhưng tôi đã tâm đắc vậy, sao tôi không áp
dụng? Thì tôi đã có đấy chứ! Nên mới
được nhóm học sinh cũ nhớ thương tìm
liên lạc và nhắc việc lớp các em ngày xưa “ hư lắm” làm tôi phải
khóc( tôi dạy lớp các em năm 1981, và vì “hư quá” nên năm sau lớp bị giải
thể. Các em “hư quá” cũng
vì tình hình lúc đó rất nhiều em bị khổ từ
vật chất lẫn tinh thần trước cảnh nhà
nghèo khó mà cha, anh đi cãi tạo chẳng thấy
được cho về nên lòng tin với chế độ
không còn nữa thì an tâm đâu để lo học! Thêm chuyện
vượt biển tạm lắng xuống nhưng
việc đi chính thức được nổi lên và nói
chung bao người lúc đó chỉ có muốn bỏ
nước ra đi)! Và làm cô giáo mà trước việc
học sinh “hư lắm”
lại không la rầy quở phạt mà chỉ có khóc thì cũng
đủ để một dấu ấn đẹp cho các
em rồi…Vậy mà sao tôi không biết giữ lối cư
xử đầy yêu thương lo lắng đến
phải hiền lành yếu nhược như thế
trước những gì bất ưng khi tôi thêm trải
tuổi đời, để tôi lại phải trăn
trở vì mình “không giữ
được im lặng! Nên tôi đã phải tự
đày thân: lòng đau trí khổ đã đành còn thêm bị
mắc tiếng mang tai và đủ
thứ thiệt hại nữa”?! Xin thưa: bởi tại tôi đánh
mất chính tôi vào cái môi trường tôi đã và đang
sống …
Môi
trường tôi đã và đang sống là môi trường
nào? Xin thưa, thì cũng như phần đông
những người sống bậc hôn nhân: môi
trường tôi hiện đang sống là mái gia đình mình
và chỗ làm mình. Cả hai môi trường nầy cứ
ngày lại ngày qua tôi tự đánh mất mình trong đó lúc
nào không biết!
Ở môi trường gia
đình thì thú thật ông xã tôi bị lảng tai
cả mười năm nay. Tôi nói bình thường anh không
nghe nên cứ phải nói lớn tiếng! Năn nỉ anh đi bác sĩ để đo làm cái máy
trợ nghe nhưng làm xong, anh đeo được mấy
lần là bỏ xó! Tha hồ tôi hết năn
nỉ đến dỗi hờn, gây gổ…anh bỏ xó là
bỏ xó! Thân tôi do đó hễ nói với anh là cứ
phải nói lớn tiếng và nhiều lúc còn phải nói
đi nói lại anh mới nghe ra !
Với thêm còn phải nói tới nói lui quanh đủ
thứ việc anh…gàn dở như đau mà không chịu
uống thuốc vì cho rằng uống thuốc có hại ( anh bị một chút cao máu, với bị
trầm cảm nhẹ và
đây là lần bị thứ ba)! Mỗi ngày tôi mỗi phải
năn nỉ anh uống thuốc và
đem thuốc đem nước tận tay nhưng không
dễ được lúc nào anh cũng uống! Ngay
đến việc tôi “kéo”
được anh đi Lễ thì nhiều khi không chỉ
có năn nỉ mà còn phải dọa! Do
đó tôi thành ra cứ lớn tiếng và nói nhiều quen
mất nết!... Tôi viết ra những
điều nầy không phải để than thở hay bêu
xấu chồng mình vì lảng tai, trầm cảm, không
muốn đi Lễ….thảy đều là cái bệnh mà
đâu ai muốn mình bị bệnh, lại anh lớn
tuổi hơn nên đổ bệnh trước tôi cũng
là lẽ thường! Tôi thương
chồng nên phải vậy để giúp anh chữa
bệnh vì nhà chỉ có hai vợ chồng nương
tựa lẫn nhau. Hơn nữa anh còn là người
ơn đã nuôi tôi ăn học. Thêm cái
ơn anh cho tôi vô giá là làm vợ anh nên tôi được
rửa tội để theo đạo
Chúa. Đạo mà Thánh Phaolô- vị Thánh Tông Đồ
của dân ngoại- đã khẳng định; “ Tôi coi mọi sự là thua lổ
bất lợi, so với cái lợi tuyệt vời là
được biết Đức Kitô và được
thuộc về Ngài” ( Pl 3,8)… Cũng xin thú thật khi bị con
trách tới hai lần “sao
mẹ nói lớn quá vậy?!” thì thoạt đầu tôi
tôi buồn con kinh khủng vì không hiểu tại sao con mình
có thể nhanh chóng đổi thay để chê trách mẹ
thế?! Bởi trong vòng mới có đâu bốn tháng từ
lúc con nghỉ hè xong, xuống đấy nhập
trường đến nay thôi! Chớ trong dịp nghỉ
hè vừa qua và ngay cả suốt bao năm trước, con
vẫn đi học xa nhà nhưng lúc con về, mẹ con
trò chuyện: có bao giờ tôi bị con quở mình lớn
tiếng đâu?! Nên có thể nói tôi đau khổ không
biết bao về việc nầy! Và may là tôi
được hiểu ra để mừng cho con chớ
không buồn con nữa, với hiểu ra thì tôi cũng biết
lo cho mình hơn! Vì con xuống trường lần nầy
là vào trong bệnh viện học thực tập, chớ
việc học trên lớp coi như đã xong ( con học bác sĩ). Ở môi trường
của bệnh viện, con được quen dần
với sự im lặng, nhỏ nhẹ để săn
sóc bệnh nhân nên về nhà mới ngỡ ngàng sao mẹ
mình lại nói lớn tiếng quá!…
Còn ở môi trường chỗ
làm: tôi làm trong cái tiệm làm tóc làm tay! Tiệm
làm tóc làm tay thì ai cũng biết nó gần như thể
một…cái chợ thu nhỏ nên ì sèo đủ thứ vấn
đề giữa kẻ bán, người mua ,khách hàng,
chủ, thợ…Lại nó là “cái
chỗ làm ăn” nên ai cũng muốn “làm nhiều” để được “ăn nhiều”! Nói chung là khó ai tránh khỏi những lúc …tham và tôi
cũng thế! Tham đồng tiền, tham luôn cả danh dự
sĩ diện khi thấy bị ăn hiếp, bị đè
bẹp, bị chà đạp nên cái chuyện phải ra lời
rồi kéo theo việc tranh cãi và
sát phạt nhau là không tránh khỏi! Tôi lại còn ở
vào cái thế điều hành tiệm mình nữa nên có
thể nói ngày qua ngày tôi cứ phải nói suốt thôi! Mà hễ
nói là tôi cũng hay có bị “hầm
bà lằng đủ thứ
vạ miệng với thiệt hại” cho dù tôi nói vì người
chớ không phải vì mình và nói đúng đi nữa, nên làm
tôi khổ tâm lắm!…Chẳng hạn như tôi may mắn có
được cô thợ nail giỏi nhưng hễ khách vào
tiệm qua tay cô làm một lần, thì khi khách trở
lại cô coi là khách của cô nên giành lấy để làm.
Sự việc xảy ra là phải hôm ế ẩm, cô
thợ kia ngồi không trong khi bà khách
nầy thì cô ngâm chân có cả gần nửa giờ qua mà
chưa làm cho bà, vì cô vẫn chưa xong người khách
nail cô đang làm. Tôi phần thương cô thợ kia, phần thương bà khách phải
chờ lâu với phần lo bà giận bỏ đi luôn, nên
xin cô để cho cô kia làm. Rồi mấy lần như
thế thì cô bỏ tiệm tôi đi và còn rêu rao là tôi
giựt khách của cô! Hay như gặp lúc
thợ nail bận hết, có bà khách vô làm “manicure” nên tôi làm.
Tôi lấy cây dủa mới, cục chà
mới để làm mà cục chà có dính mấy
đường nước sơn không biết ai đã quét
lên nên bà muốn tôi phải lấy cục chà mới.
Tôi nói với bà đây là cục chà mới và thấy bà
cũng thuộc loại dân da màu chớ hơn gì mình mà “chảnh” thế, nên tôi nhất định không
lấy cục chà khác. Bà bảo bà sẽ đi thưa, tôi
nghĩ mình đâu có sai nên bảo tùy bà muốn thưa thì
thưa cho vừa cái bụng của bà! Và tôi lo phần mình
là cất cục chà để làm bằng chứng khi
hữu sự! Không ngờ bà đi thưa thật, và không
biết bà thưa như thế nào vì đâu ai hỏi xem cái
bằng chứng là cục chà! Liên tiếp trong hai năm
tiệm cứ bị xét và mỗi lần xét thì mỗi
lần bị truy ra đủ thứ lỗi để
phạt! Đã tốn tiền nộp phạt, tôi còn cứ
phải thấp thỏm không yên vì lo tiệm sẽ bị
xét bất cứ lúc nào …
Thì đấy, kiểm điểm
lại tôi thấy vấn đề hàng đầu khiến
mình phải nói chớ không im lặng được, là do tôi
muốn làm theo ý riêng của mình! Như
tôi muốn mình nói lớn tiếng thì ông xã mới nghe
được, muốn anh uống thuốc vì anh có
bệnh, muốn anh đi Lễ để anh được
có thêm ơn Chuá, muốn thầy thợ thương giúp
nhau, muốn khách chấp nhận sự thật, trong việc
làm ăn thì mình cũng tham làm tham ăn …. Và rồi “cái sẩy nẩy cái ung” nên tôi
đã tự chuốc lấy cho mình bao nỗi khổ tâm cùng
thiệt thòi, thiệt hại... Tôi bị lỗi nặng bác
ái với chính mình thay!
Vậy thì để giữ
cho mình im lặng được, tôi thấy duy nhất
chỉ một điều là chớ có theo
ý riêng mình mà hãy theo ý của người có liên quan. Như
theo ý ông xã vì anh không “care” các chuyện đó, theo ý bà khách
để cho bà vừa bụng, theo ý bạn làm vì ai chẳng
tham làm nhiều hưởng nhiều…Theo ý những
người có liên quan đó, tôi thấy mình được
nhàn thân vì đỡ nói đỡ
làm mà còn thêm được lợi nữa và lợi
biết bao điều ….
Sống theo
ý của người chớ không theo ý của mình là tôi
chọn lối sống nghèo. Lại nghèo đến không có
ý riêng là nghèo cùng tận! Thêm nghèo cả luôn tiếng nói nữa như Thánh
Cả “Cha Yêu” là cái nghèo
bị rớt xuống rốt cùng bảng số! Nhưng,
“Cha Yêu” chỉ không có tiếng nói với con người thôi,
chớ Ngài luôn nói với Chúa với tất cả lòng cậy
trông phó thác, nên mới nghe được Lời Chúa dạy
để dứt khoát làm theo bằng mọi giá. Nhờ vậy “ Cha Yêu” mới được
Chúa cất lên tít trên tót vời danh sách thánh nhân của loài người do Chúa tạo dựng nên. Bởi thế
tôi thấy là mình từ nay phải quyết mà học cái
gương sống nghèo của “ Cha Yêu” được tới đâu thì mừng
tới đó …
California 31/1/2011