CN 1215: KHÁCH HÀNH HƯƠNG MEDJUGORJE GIÚP NGƯỜI NGHIỆN NGẬP
Nguồn: Catholic News Service (CNS)
(Hình càc thanh niên được hồi phục từ ma tuý đang làm dấu thánh giá.
Courtesy of CNS/Paul Haring
Hàng triệu khách hành hương đã đến viếng thăm Medjugorje và cảm nghiệm được sự hoán cải trong ngôi làng mà sáu thị nhân trẻ nói rằng họ đã bắt đầu nhìn thấy Đức Mẹ Maria từ năm 1981.
Trong suốt 30 năm qua, có rất nhiều khách hành hương đã tặng tiền bạc để giúp thay đổi đời sống của các trẻ mồ côi, những phụ nữ mang thai gặp khó khăn và những người thanh niên trẻ bị nghiệp ngập ma tuý.
Những người trẻ sống tại cộng đồng Merciful Father Community ở làng Medjugorje đã có những cảm nghiệm hoán cải nhờ vào sự quảng đại của các khách hành hương.
Anh Brano Bakic, 32 tuổi đã hoàn tất 33 tháng trong chương trình phục hồi 3 năm, chủ yếu là cầu nguyện và làm việc theo một thời khóa biểu chặt chẽ bắt đầu từ 6 giờ sáng. Anh nói rằng:
“Tôi tin tưởng rằng Chúa đã cứu rỗi tôi và Đức Mẹ Maria đã cứu chữa tôi.”
Anh Brano bị nghiện ma tuý và khi người cán sự xã hội đưa anh vào trung tâm này thì anh không hiểu chuyện gì sẽ xẩy ra.
“Tôi rất bối rồi nhưng bây giờ tôi biết Chúa đã cứu tôi và tôi sẵn sàng cho cuộc sống tốt đẹp.”
Trung Tâm cai nghiện này được thành lập khoảng 10 năm nay bởi cố linh mục Slavko Barbaric, Dòng Phanxicô. Ngài cũng là người sáng lập ra làng Mother’s Village năm 1993 để chăm sóc cho những trẻ mồ côi từ cuộc chiến Balkans. Làng này gồm có một trường Mẫu giáo và những ngôi nhà cho 55 trẻ mồ côi mà cha mẹ chúng đã chết hay không thể lo chăm sóc cho con của họ. Tại đây còn có một nhà chăm sóc cho những phụ nữ có thai đang ở trong tình trạng bi đát. Trung Tâm này còn có cộng đoàn Merciful Father Community.
Giờ đây cha Svetozar Kraljevic thuộc dòng Phanxicô đang làm giám đốc của làng. Dòng Phanxicô có thể xây dựng và phát triển làng này vì các khách hành hương đều có ý muốn giúp đỡ. Cha nói rằng:
"Những khách hành hương đến Medjugorje đều là những khách hành hương thật sự. Họ đến nơi hiện ra này vì họ muốn cuộc sống có chất lượng và họ muốn tiếp tay, trước là để cho cuộc sống họ và sau là cho những người khác. Nếu những gì xẩy ra tại đây mà nhằm vinh danh họ thì đó không phải là của Chúa. “
Anh Zaklina Pazin, người chia sẻ câu chuyện về làng Mother’s Village với những khách hành hương nói tiếng Anh và chỉ dẫn cho họ về làng này, anh nói:
“Những khách hành hương rất quảng đại và họ muốn cho đi.”
Các thanh niên ở cộng đoàn Merciful Father dùng suốt một ngày của họ để làm những việc lao động tay chân. Họ làm việc nơi các ngôi vườn của làng Mother’s Village và giữ gìn bảo quản những ngôi nhà ngày.
Họ còn làm tràng hạt Mân Côi và các khuôn hình cùng vật kỷ niệm để bán. Họ đào bới những tảng đá trên đồi Hiện Ra để làm đèn đường cho khách hành hương leo lên đồi vào buổi tối. Thỉnh thoảng, anh Bakic nói rằng họ khiêng và cáng những khách hành hương già nua bịnh tật lên núi Krizevac hay còn gọi là Núi Thánh Giá. Đó là nơi mà người địa phương và khách hành hương thường đi đàng thánh giá.
“Chúng tôi bắt đầu mỗi ngày trong nhà nguyện và kết thúc mỗi ngày cũng trong nhà nguyện bằng cách quỳ gối.”
"Cộng đoàn này không có bàn thờ nên các thanh niên đi dự thánh lễ trong llàng Medjugorje và mỗi ngày có một người đọc Lời Chúa và chia sẻ về những lời Chúa có tác động gì đối với anh ta. Tôi nghĩ đó là cách bắt đầu tốt nhất để suy niệm. Các thanh niên này không bắt buộc phải ở luôn trong cộng đoàn mà họ có thể ra đi sau vài ngày hay sau vài tuần. Trong ba tháng đầu tiên, mỗi người có một thiên thần bản mệnh ở với họ suốt ngày. Đó là một người bạn đã ở trong cộng đoàn lâu hơn để nâng đỡ người mới đến. Đấy là một trách nhiệm lớn nhất trong cộng đoàn.”
Ở trong phòng ăn lớn có mùi tỏi và các mùi vị khác làm cho khách biết ngay là đến giờ ăn trưa. Anh Illija Cale cũng là một thanh niên phục hồi khỏi nạn ma tuý, anh cho biết rằng tất cả mọi sự như thế có liên hệ với những gì xẩy ra tại làng Medjugorje.
“Điểm chính của Medjugorje là cầu nguyện. Giống như những người khác, chúng tôi đến Medjugorje với những túi xách xấu xa trên lưng. Chúng tôi phải đặt những sự xấu ấy xuống để cảm thấy tốt hơn và chúng tôi đặt xuống với lời cầu nguyện.”
Anh Bakic nói rằng sự liên hệ giữa cộng đoàn và khách hành hương là con đường hai chiều:
“Chúng tôi nhận được tiền của khách hành hương nhưng họ nhận được cảm nghiệm của chúng tôi và niềm hy vọng của chúng tôi.”
Kim Hà 7/3/2011
|