Leã Meï Loä Ñöùc
Bài Giảng
trong Thánh Lễ Mẹ Đau Thương Thứ Hai 15/9/2008 cho Thành
Phần Bệnh Nhân trước tiền đường của
Đền Thờ Đức Mẹ Mân Côi Lộ Đức
(Có thể nói đây
là những ý tưởng chính yếu cho cả chuyến
tông du của ĐTC đến Pháp quốc và Lộ Đức
lần này, vì liên quan đến mầu nhiệm Lộ
Đức và thành phần bệnh nhân, nên có thể vì thế
ngài đã chọn vào Lễ Mẹ Đau Thương Thứ
Hai 15/9 để đến viếng thăm Linh Địa
này và kết thúc chuyến tông du của ngài ở đây)
Quí Huynh thân mến
trong hàng giáo phẩm và linh mục,
Quí Bạn bệnh
nhân, chăm sóc viên và hỗ trợ viên thân mến,
Anh Chị em thân mến!
Hôm qua,
chúng ta đã cử hành Thánh Giá Chúa Kitô, dụng cụ
cho ơn cứu độ của chúng ta, một dụng cụ
cho thấy tình thương của Thiên Chúa chúng ta ở tất
cả mức độ tràn đầy nhất. Thập
Giá thực sự là nơi bộc lộ tuyệt hảo của
lòng thương xót Chúa đối với thế giới của
chúng ta. Hôm nay, khi chúng ta cử hành lễ nhớ
Đức Mẹ Sầu Bi, chúng ta chiêm ngưỡng việc
Mẹ Maria thông phần vào lòng cảm thương của
Con Mẹ với thành phần tội nhân. Như Thánh Bênađô đã tuyên xưng, Người
Mẹ của Chúa Kitô ấy đã tiến vào Cuộc Khổ
Nạn của Con Mẹ bằng lòng cảm thương của
Mẹ (cf. Homily for Sunday in
the Octave of the Assumption). Ở dưới chân Thánh Giá, lời tiên tri
của ông Simêon đã được nên trọn: tâm hồn
bà sẽ bị đâm thâu (cf Lk 2:35) bởi cực hình giáng
xuống trên Đấng Vô Tội được sinh ra từ
xác thịt của Mẹ. Như Chúa Giêsu đã kêu lên (cf. Jn
11:35), Mẹ Maria chắc chắn cũng đã kêu lên trước
thân mình bị hành hạ của Con Mẹ. Tuy nhiên, việc
Mẹ cầm mình đã không cho chúng ta thấy được
tình trạng sầu thương thăm thẳm của lòng
Mẹ; tất cả những gì đớn đau Mẹ chịu
chỉ được cho thấy bởi biểu hiệu
truyền thống với 7 thanh gươm mà thôi. Như
nơi trường hợp của Chúa Giêsu Con Mẹ,
người ta có thể nói rằng cả Mẹ nữa
cũng được nên trọn hảo nhờ cuộc khổ
đau này (cf. Heb 2:10), nhờ đó, làm cho Mẹ
có khả năng lãnh nhận một sứ vụ thiêng liêng
mới do Con Mẹ ủy thác chon gay trước khi Người
‘trút hơi thở của mình’ (x Jn 19:30), đó là
sứ vụ trở nên Mẹ của Chúa Kitô nơi các phần
thể của Người. Vào giờ phút ấy, qua
hình ảnh của người môn đệ dấu yếu,
Chúa Giêsu đã trao tặng cho mỗi một người môn
đệ của mình Người Mẹ của Người
khi nói cùng Mẹ rằng: Đó là Con của Mẹ (cf. Jn
19:26-27).
Ngày nay, Mẹ
Maria đang ở trong cõi hoan lạc và vinh quang của Cuộc
Phục Sinh. Những giọt nước mắt đổ
ra dưới chân Thánh Giá đã được biến thành
một nụ cười không gì có thể xòa mờ, ngay cả
lòng cảm thương từ mẫu của Mẹ đối
với chúng ta cũng vẫn không hề đổi thay.
Việc can thiệp của Đức Trinh Nữ Maria
để ra tay cứu giúp suốt giòng lịch sử chứng
tỏ cho thấy điều này, và không ngừng kêu gọi,
nơi thành phần dân Chúa, một lòng tin tưởng không
lay chuyển nơi Mẹ: lời nguyện Memorare
đã cho thấy rất rõ cảm thức này. Mẹ Maria
yêu thương từng người con cái Mẹ, chú ý đặc
biệt đến những ai, như Con Mẹ ở vào
giây phút khổ nạn của Người, bị khổ
đau hành hạ; Mẹ yêu thương họ chỉ vì họ
là con cái của Mẹ theo ý muốn của Chúa Kitô trên Thánh
Giá.
Thánh vịnh gia, khi thấy từ
xa mối liên hệ từ mẫu này, một mối liên kết
Người Mẹ của Chúa Kitô với thành phần dân
đức tin, đã nói tiên tri liên quan tới Đức
Trinh Nữ Maria rằng ‘thành phần giầu sang nhất
trong dân … sẽ tìm kiếm nụ cười của Mẹ’
(44 [45]:13). Như thế, được tác động
bởi lời Thánh Kinh linh ứng này, Kitô hữu bao giờ
cũng tìm kiếm nụ cười này của Đức
Mẹ, một nụ cười đã được
các nghệ sĩ thời trung cổ cho thấy một cách
tài tình và duyên dáng. Nụ cười này của Mẹ
Maria là những gì giành cho tất cả mọi người;
thế nhưng nó đặc biệt hoàn toàn giành cho những
ai đau khổ, nhờ đó họ có thể tìm thấy
niềm ủi an và khuây khỏa trong ấy.
Việc tìm kiếm nụ cười của Mẹ
Maria không phải là một tác động có tính cách hâm mộ
hay lỗi thời, mà là bầy tỏ thích hợp của mối
liên hệ sống động và sâu xa liên kết chúng ta với
Mẹ là Vị được Chúa Kitô trao ban cho chúng ta
như là Người Mẹ của chúng ta.
Việc muốn chiêm ngưỡng
nụ cười này của Vị Trinh Nữ ấy, không
có nghĩa là để cho mình bị thu
hút bởi óc tưởng tượng quá trớn. Chính Thánh Kinh đã tỏ nó
cho chúng ta thấy qua môi miệng của Mẹ Maria khi Mẹ
xướng lên ca vịnh Ngợi Khen: ‘Linh hồn tôi tôn
vinh Chúa, thần trí tôi hớn hở trong Thiên Chúa là Đấng
Cứu Độ tôi’ (Lk 1:46-47). Khi Vị
Trinh Nữ này dâng lời tạ ơn Chúa Mẹ kêu gọi
chúng ta chứng dự. Mẹ Maria chia sẻ
với chúng ta là thành phần con cái sau ấy của Mẹ,
một cách ngưỡng vọng, niềm vui ở trong lòng
của Mẹ, nhờ đó nó có thể trở thành của
chúng ta. Lúc nào chúng ta dọc ca vịnh
Ngợi Khen này là chúng ta trở thành những người chứng
dự vào nụ cười của Mẹ. Ở
Lộ Đức đây, trong lần hiện ra vào ngày Thứ
Tư 3/3/1858, Bernadette
đã chiêm ngưỡng thấy nụ cười này của
Mẹ Maria một cách hết sức đặc biệt. Đó là đáp ứng đầu
tiên mà Người Nữ Tuyệt Đẹp ấy đã cống
hiến cho con người trẻ thụ khải này
đang muốn biết Mẹ là ai. Trước
khi giới thiệu mình là Đấng ‘Hoài Thai Vô Nhiễm’
vào những ngày sau đó, Mẹ Maria trước hết
đã dạy cho Bernadette biết được nụ
cười của Mẹ, một dấu chỉ thích
đáng nhất cho việc tiến vào sự mạc khải
về mầu nhiệm của Mẹ.
Trong nụ cười của
một tạo vật siêu việt nhất trong tất cả
mọi tạo vật khi nhìn xuống chúng ta ấy là những
gì phản ảnh phẩm vị của chúng ta là thành phần
con cái của Thiên Chúa, một phẩm vị không bao giờ
loại trừ thành phần bệnh nhân. Nụ cười này, một
phản ảnh chân thực cho lòng từ ái của Thiên Chúa,
là mạch nguồn của một niềm hy vọng mạnh
mẽ. Tiếc thay, chúng ta quá rõ là việc chịu
đựng khổ đau có thể làm đảo lộn
tình trạng quân bình bền vững nhất của đời
sống; nó có thể làm rung chuyển cả những nền
tảng mãnh liệt nhất của niềm tin tưởng,
thậm chí đôi khi có thể đẩy con người
đến chỗ tuyệt vọng về ý nghĩa và giá trị
của cuộc đời. Có những
cuộc đối chọi chúng ta không thể nào một
mình tồn tại nếu không có ơn trợ giúp thần
linh. Khi không còn biết diễn tả ra sao bằng
ngôn từ thì con người cần đến một sự
hiện diện yêu thương nào đó, ở chỗ, bấy
giờ chúng ta chẳng những tìm kiếm sự gần
gũi của những ai có cùng máu huyết hay có liên hệ
về thân hữu với chúng ta, mà còn tìm kiếm sự gần
gũi của những ai liên hệ sâu xa với chúng ta trong
đức tin nữa. Còn ai thân thiết với
chúng ta bằng Chúa Kitô và Mẹ của Người, Đấng
Vô Nhiễm Tội chứ? Hơn bất
cứ một ai khác, các Ngài có khả năng hiểu
được chúng ta và thấu biết tình trạng chúng
ta khốn khó là chừng nào trong việc chiến đấu
với sự dữ và khổ đau. Bức
Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái nói về Chúa Kitô rằng
Người ‘không phải là không thể cảm thông với
những nỗi yếu hèn của chúng ta; vì Người
đã bị thử thách đủ thứ như chúng ta’ (4:15). Tôi thành khẩn nói cùng những
ai đang đau khổ và những ai đang đối chọi
với khuynh hướng chán chường trong cuộc sống
là hãy quay về với Mẹ Maria! Nơi
nụ cười của Vị Trinh Nữ này chất chứa
một cách kỳ diệu sức mạnh để chiến
đấu với bệnh tật và chiến đấu cho
cuộc sống. Cũng thế, nơi Mẹ,
chúng ta tìm thấy ân sủng để
can đảm hay vui lòng chấp nhận ra khỏi đời
này vào thời giờ Chúa muốn.
Thật là chí lý biết bao cái
minh thức của vị đại tác giả về tu
đức người Pháp là Dom Jean-Baptiste Chautard, vị
trong cuốn Hồn Tông Đồ đã đề nghị
với người Kitô hữu đạo hạnh hãy
năng nhìn ‘vào ánh mắt của Trinh Nữ Maria’! Phải, việc
tìm kiếm nụ cười của Trinh Nữ Maria không phải
là một thứ đạo hạnh kiểu con nít, mà là một
cảm hứng, như Thánh Vịnh 44 [45] nói, của những
ai là ‘thành phần giầu sang nhất trong dân’ (câu 13).
‘Thành phần giầu sang’ ở đây nói về cấp
trật đức tin, những ai đạt tới mức
độ cao nhất về sự trưởng thành thiêng
liêng và biết thực sự biết được tình trạng
hèn yếu của mình cùng với thân phận bần cùng của
mình trước nhan Thiên Chúa. Nơi cái bộc lộ
rất đơn sơ của sự dịu dàng êm ái
được chúng ta gọi là một nụ cười,
chúng ta thấu hiểu được cái giầu sang duy nhất
của chúng ta chính là tình yêu Thiên Chúa ấp ủ chúng ta, một
tình yêu thương truyền đến chúng ta qua trái tim của
Đấng đã trở nên Mẹ của chúng ta. Việc
tìm kiếm nụ cười này trước hết là việc
thấu hiểu được tính chất nhưng không của
tình yêu thương; việc tìm kiếm này cũng là để
có thể làm nở ra nụ cười này qua những nỗ
lực của chúng ta sống theo lời lẽ của
Người Con Yêu Dấu Mẹ, như một con trẻ
làm cho mẹ mình mỉm cười khi làm những gì hài lòng
bà vậy. Và chúng ta biết những gì làm cho Mẹ Maria hài
lòng, qua những lời Mẹ đã nói với thành phần
phục vụ ở Cana: ‘Hãy làm những gì Người
bảo’ (Jn
2:5).
Nụ
cười của Mẹ Maria là suối nước sự
sống. ‘Chúa Giêsu phán: ‘ai tin Tôi thì từ
lòng họ sẽ vọt lên những giòng sông chảy nước
sự sống’ (Jn 7:38). Mẹ Maria là người
đã tin tưởng, và từ cung lòng của Mẹ, những
giòng sống chảy nước sự sống đã chảy
ra tưới dội lịch sử loài người.
Giòng suối mà Mẹ Maria chỉ cho Bernadette ở Lộ
Đức đây là một dấu hiệu đơn sơ về thực tại thiêng liêng này.
Từ trái tim tin tưởng của
Mẹ, từ tấm lòng từ mẫu của Mẹ, chảy
ra nước sự sống để thanh tẩy và chữa
lành. Bằng việc dìm mình vào những bể tắm
ở Lộ Đức, rất nhiều người đã
khám phá ra và đã cảm nghiệm được tình yêu
thương từ mẫu dịu dàng êm ái của Vị
Trinh Nữ Maria này, bằng việc tỏ ra gắn bó với
Mẹ để liên kết mình chặt chẽ hơn với
Chúa! Trong bài tiếp liên của phụng
vụ cho Lễ Mẹ Sầu Bi, Mẹ Maria được
tôn kính với tước hiệu là Fons amoris, ‘mạch
nguồn yêu thương’. Từ trái tim của Mẹ Maria vọt lên một tình
yêu thương nhưng không kêu gọi việc đáp ứng
của tình yêu thương con cái, một tình yêu
thương con cái được kêu gọi tinh luyện
cao cả hơn bao giờ hết. Như
hết mọi người mẹ, và hơn hết mọi
người mẹ, Mẹ Maria là thày dạy yêu
thương. Đó là lý do tại sao có rất
nhiều bệnh nhân đến Lộ Đức đây
để được giãn cơn khát của mình nơi
‘nguồn mạch yêu thương’ này, và để cho mình
được Mẹ dẫn đến với nguồn cứu
độ duy nhất là Chúa Giêsu Cứu Thế Con Mẹ.
Chúa Kitô ban ơn cứu độ
của Người bằng những bí tích, nhất là
nơi trường hợp của những ai khổ
đau bởi bệnh nạn hay tật nguyền, bằng
tích sủng của phép xức dầu thánh. Đối với
từng người thì khổ đau bao giờ cũng là
những gì xa lạ. Nó không bao giờ có
thể thuần thục. Đó là lý do tại sao khó có
thể chịu đựng, và lại càng khó hơn – như
một số vị đại nhân chứng cho sự thánh
đức của Chúa Kitô đã thực hiện – trong việc
đón nhận nó như là một yếu tố quan trọng
trong ơn gọi của chúng ta, hay chấp nhận, như
Bernadette đã diễn tả, ‘chịu đựng hết mọi
sự cách âm thầm để làm vui lòng Chúa Giêsu’. Để có thể nói như thế, cần phải
thực hiện một cuộc hành trình kết hiệp lâu
dài với Chúa Giêsu. Tuy nhiên, vào lúc này
đây, chúng ta vẫn có thể phó mình cho tình thương của
Thiên Chúa, một tình thương được thể hiện
qua tích sủng của phép xức dầu thánh. Chính
Bernadette, trong đời sống cũng thường bị
bệnh nạn, đã lãnh nhận lãnh nhận bí tích này 4 lần.
Ân sủng của bí tích
này là ở chỗ đón nhận Chúa Kitô là vị chữa
lành vào đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, Chúa Kitô
không phải là một chữa lành viên theo
kiểu thế gian. Để chữa lành
chúng ta, Người không ở ngoài khổ đau là những
gì đang được cảm nghiệm thấy; Người
làm cho đau khổ trở nên nhẹ nhàng khi đến ở
trong người bị bệnh nạn, chịu đựng
đau khổ và sống đau khổ với họ. Sự hiện diện của Chúa Kitô đến
là để phá vỡ cái lẻ loi cô độc gây ra bởi
đớn đau. Con người không còn chịu
đựng gánh nặng một mình nữa: là một phần
tử đau đớn của Chúa Kitô, họ được
tuân hợp Chúa Kitô nơi việc tự hiến của
Người lên Chúa Cha, và họ tham dự với Người
vào việc hạ sinh một cuộc tân tạo.
Không có ơn trợ
giúp của Chúa thì cái ách bệnh tật và khổ đau là
những gì đè nặng trên chúng ta một cách dữ dội. Nhờ lãnh nhận bí
tích bệnh nhân, chúng ta tìm cách để gánh vác chính cái ách của
Chúa Kitô, một cái ách được kiên cường bởi
lời Người hứa với chúng ta rằng ánh của
Người sẽ êm ái mang vác và gánh của Người thì
nhẹ nhàng (cf. Mt 11:30). Tôi mời gọi
những ai lãnh nhận bí tích bệnh nhân này trong Thánh Lễ
đây hãy tiến vào một niềm hy vọng như thế.
Công Đồng
Chung Vaticanô II đã cho thấy Mẹ Maria như hình ảnh
gương mẫu cho tất cả mầu nhiệm của
Giáo Hội (cf. Lumen Gentium, 63-65). Cuộc hành trình của Mẹ là những
gì phác tả về hình ảnh của Giáo Hội, một
Giáo Hội được kêu gọi sống như Mẹ
trong việc chú trọng tới những ai đang khổ
đau. (ĐTC tiếp theo ngỏ lời
cám ơn thành phần phục vụ bệnh nhân).
Việc phục vụ bác ai
anh chị em cống hiến là việc phục vụ Thánh
Mẫu. Mẹ
Maria trao phó nụ cười của Mẹ cho anh chị
em, để chính anh chị em có thể trở nên, khi trung
thành với Con Mẹ, những suối nước sự sống.
Bất cứ anh chị em làm gì, anh chị em hãy làm nhân danh
Giáo Hội, một Giáo Hội mà Mẹ Maria là hình ảnh
tinh tuyền nhất. Chớ gì anh chị em mang nụ
cười của Mẹ đến cho hết mọi
người!
Để kết thúc, tôi muốn
hợp lời cầu nguyện của những người
hành hương và của người bệnh, và muốn cầu
nguyện với anh chị em một đoạn từ lời
nguyện cầu cùng Mẹ Maria được soạn cho
dịp mừng kỷ niệm này:
‘Vì Mẹ là nụ cười
của thiên Chúa, là phản ảnh ánh sáng của Chúa Kitô,
là nơi cư ngụ của Chúa Thánh Thần.
‘Vì Mẹ đã chọn
Bernadette là một con người thấp hèn, vì Mẹ là ánh
sao mai, là cổng trời và là đệ nhất tạo vật
cảm nghiệm được cuộc phục sinh.
‘Mẹ là Đức Mẹ
Lộ Đức’, chúng con cầu cùng Mẹ cùng với
những người anh chị em của chúng con đang cảm
thấy đớn đau trong tâm hồn và nơi thể
xác của họ.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp
từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh
(những chỗ được in đậm
lên là do tự ý của người dịch trong việc làm
nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2008/documents/hf_ben-xvi_hom_20080915_lourdes-malati_en.html