MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: cảm nghiệm vinh danh chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chung Tay Gói Bánh
Thứ Ba, Ngày 11 tháng 1-2011
CHUNG TAY GÓI BÁNH

 

GB. Quốc Hưng

Thằng nhỏ chạy hối hả về báo tin cho mẹ nó rằng có người đưa thư tới. Mẹ nó đang nấu ăn trong bếp hối hả chạy ra tận cửa để nhận thư. Bác đưa thư cũng hối hả giao xong thư rồi đi ngay mà không thể bớt chút thời gian để vào nhà chị uống một ly nước. Tất cả như đang hối hả chạy đua với thời gian, bởi đây là những ngày cuối năm cũ để chuẩn bị bước sang năm mới. Mở thư ra mắt mẹ nó sáng lên vì đó là điều mà mẹ nó mong đợi từ cả 2 tháng nay rồi: giấy báo nhận tiền của bố thằng nhỏ gửi về. Bố nó đi lao động ở nước ngoài cũng đã được gần 2 năm rồi, nhưng công việc ở bên ấy không ổn định. Vì vậy hai mẹ con nó ở nhà nhiều khi chờ đợi cả vài tháng trời mà vẫn không có tiền gửi về. Những ngày cuối năm này điều mà mẹ nó mong chờ nhất là bố nó gửi tiền về để hai mẹ con nó ăn tết. Ít nữa thì ngày tết cũng phải gói ít bánh chưng, thịt mỡ, một ít dưa hành, mua cho thằng nhỏ một chiếc áo mới, đôi dép mới nữa chứ. Tất cả những lo toan đó mẹ nó không giấu nỗi trên khuôn mặt người mẹ trong những ngày cuối năm. Và khi cầm trên tay tờ giấy mời nhận tiền của bố nó gửi về thì tất cả những lo lắng đó gần như tan biến vào cõi hư không. Trên khuôn mặt người đàn bà đó mới hôm qua còn đầy rẫy nhưng suy nghĩ trĩu nặng thì nay lại toát lên một sự rạng rỡ, một nỗi vui mừng khôn tả.

Hai mẹ con đi vào nhà, miệng mẹ nó cười mỉm còn thằng nhỏ thì vừa đi vừa hát: Xuân xuân ơi! Xuân đã về….

Nhìn hai mẹ con đi vào nhà mà tôi cũng mừng cho họ, toan cất bước đi vì đang có công việc nhưng không thể. Giá như lúc đó tôi lướt đi, giá như lúc đó tôi không tò mò quan sát, cứ nhắm mắt mà đi thì có lẽ tôi sẽ không phải ngồi đây mà viết lên những suy nghĩ của mình như vậy. Bởi ngay lúc đó tôi nhìn thấy có đến bốn năm khuôn mặt nhăn nheo đang nhìn chằm chằm vào sự việc xảy ra của gia đinh chị. Đó là những ông già, bà lão sống bên căn nhà của chị trong cái xóm nhỏ quạnh quẽ này, họ là những hàng xóm láng giềng của nhau từ khi nào chẳng ai nhớ. Những khuôn mặt đó không ai cười, không ai nói, không ai biểu lộ một sắc thái cảm xúc. Tôi chỉ có thể nắm bắt được những nếp nhăn trên những khuôn mặt ấy mà thôi. Tất cả chỉ có vậy, nhưng sao tôi cứ suy nghĩ về những khuôn mặt ấy, phải băn khoăn về những nếp nhăn ấy.

Thời tiết những ngày cuối năm này sao mà lạnh ghê ghớm vậy? Phải chăng lạnh quá nên chẳng có lấy nỗi một nụ cười như hai mẹ con chị trên những khuôn mặt kia. đó, trên những khuôn mặt đó tôi nhận thấy có nhiều điểm trái ngược với hai mẹ con chị. Hai mẹ con chị hối hả bao nhiêu thì những khuôn mặt này chậm rãi bấy nhiêu. Hai mẹ con chị lo lắng bao nhiêu thì những khuôn mặt này bình thản bấy nhiêu. Hai mẹ con chị vui mừng vì có giấy nhận tiền thì những khuôn mặt này lại chẳng có lấy một chút cảm xúc. Tại sao vậy? Phải chăng đối với họ những ngày cuối năm trở thành vô nghĩa, không bận rộn, không lo toan, không mua sắm, hoặc họ đã có dư thừa để không cần phải lo lắng, hoặc họ còn chút hy vọng nào để đợi chờ? Chẳng lẽ cuộc sống không có nhiều ý nghĩa với họ khi đã về già? Chẳng lẽ những nếp nhăn trên những khuôn mặt ấy đã che đậy hết tất cả những ước muốn của con người họ?

Không thể tự trả lời, tôi mạnh dạn hỏi thăm một vài người già trong xóm nhỏ hiu quạnh này mới vỡ lẽ ra nhiều điều. Ở cái xóm chài nghèo có nhiều ông già bà lão có hoàn cảnh rất khó khăn như vậy. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng họ đều gặp nhau ở điểm tận cùng của sự thiếu thốn, nghèo khổ. Có người thì sống neo đơn không nơi nương tựa, có người có con cháu, nhưng con cháu cũng nghèo không giúp gì được cho cha mẹ, những người già phải sống một mình, cuộc đời họ dường như bị bỏ rơi, không còn sức lao động nữa họ bị coi như không có ích gì cho cuộc đời. Những người Công giáo thì còn tự an ủi mình qua Niềm Tin, chịu khó để rồi được vào thiên đàng, nhưng những người lương dân thì chỉ biết thở dài, than thân trách phận….

“Cúi xuống - Nghe đời nhấp nhô - Nghe tim rạn vỡ

Nghe trong tuổi nhỏ khóc oà.

Cúi xuống - Trên bờ xót xa - Trên cơn lửa đỏ

Trên khuôn mặt đã im lìm”... (TCS)

Nhiều lắm! kể mãi mà hình như họ chưa muốn dứt. Còn nhiều lắm những hoàn cảnh như vậy? Giờ thì tôi mới biết vì sao mà những khuôn mặt đó không có lấy một chút cảm xúc khi quan sát chuyện hai mẹ con chị hàng xóm. Thật ra họ cũng có tất cả những cảm xúc như vậy chứ! Họ cũng có tất cả những ước muốn như chị lắm chứ! Họ cũng muốn có một chiếc bánh chưng, muối một ít dưa hành, và chút quà bánh, họ cũng muốn mua một chiếc áo mới để đón tết lắm. Họ cũng có hy vọng, mong chờ ai đó hay con cháu gửi cho một ít tiền để ông bà mua sắm…..Giờ thì tôi hiểu rồi, hiểu vì sao những khuôn mặt ấy không biểu lộ một chút cảm xúc. Hiểu vì sao những con người ấy không hối hả bận rộn. Họ biểu lộ cảm xúc làm gì khi những ước mong của họ khó thành hiện thực. Họ lấy đâu ra gạo nếp, đậu, thịt để mà gói bánh. Họ lấy đâu ra dưa hành mà muối, họ tìm đâu ra một chiếc áo mới. Những bữa cơm ngày thường đối với những con người này lắm lúc còn là cả một gánh nặng, còn là cả một sự lo âu thì họ lấy đâu ra những thứ mà họ muốn trong ngày tết. Không có tất cả thì họ sống hối hả để làm gì? họ chạy đua với thời gian để làm gì? Đối với những số phận này thì ngày tết đến cũng bình thường như bao ngày khác trong năm mà thôi. Khi tôi hỏi cụ Giang ở một mình rằng cụ cần gì nhất trong ngày tết? Câu trả lời của cụ làm tôi nghẹn đắng: cụ chỉ muốn một tấm bánh chưng để đón tết. Sao mà chua xót thế? Một tấm bánh chưng? Trong thời đại ngày hôm nay điều đó không khó mà sao đối với cụ đó lại là cả một ước muốn, một hy vọng. Người ta sống bằng ước mơ này, ước mơ nọ, còn cụ lại tồn tại bởi một ước mơ giản đơn vậy thôi ư?!.

Text Box:  Tạm biệt cái xóm chài nghèo ấy tôi ra về cùng với một nỗi lòng nặng trĩu. Thật không ngờ bởi trong thời đại hôm nay có những người tiêu không hết tiền, có những người mang phận nghèo khổ như vậy, vẫn còn đó nhiều con người chỉ dám hy vọng có được một tấm bánh chưng mà ăn tết, đón xuân. Với họ thế là đủ lắm rồi. Tôi băn khoăn không biết phải làm thế nào để giúp những con người như vậy có những tấm bánh chưng mà đón tết. Bởi một mình tôi thì không thể rồi. Đọc bài “Tết cho người nghèo, chiến dịch bánh chưng cho người nghèo và khuyết tật tại Nghệ An” của linh mục Raphael Trần Xuân Nhàn trên mạng tôi như vỡ òa trong vui sướng.

                                                                         TẤM BÁNH ĐƯỢC BẺ RA ĐỂ XÂY DỰNG MỘT THẾ GIỚI MỚI

Uh, đúng rồi tại sao chúng ta không cùng chung tay gói bánh giúp đỡ những số phận như vậy nhỉ? Một mình tôi hay một mình bạn thì chỉ là một chiếc lá, nhưng nhiều chiếc lá, nhiều hạt nếp, hạt đậu, nhiều miếng thịt sẽ tạo nên nhiều tấm bánh và sẽ mang lại nhiều niềm vui. Một chiếc lá đối với tôi hay với bạn – những người có điều kiện hơn thì đâu quá khó khăn phải không? Nhưng đối với họ đó lại là những ước mơ. Bởi những con người đó đối với họ ngày tết đến xuân sang đơn giản chỉ với tấm bánh chưng, có bánh chưng là có tết, có bánh chưng là có xuân về. Vậy chúng ta có thể làm một cái gì đó để đem hương xuân về với họ, đem lại cho họ một chút hạnh phúc bình an. Tôi thiết nghĩ tham gia “Chiến Dịch Bánh Chưng cho người nghèo và khuyết tật,” của Linh mục Raphael Trần Xuân Nhàn là cách khả thi và thiết thực, vì những mùa xuân trước chúng tôi đã chứng kiến niềm vui nở rộ trên nhiều khuôn mặt từ lâu đã mất niềm hy vọng trên quê hương chúng ta. Một nụ cười sẽ tạo nên một mùa xuân vui, nhiều giọt nước trở thành biển khơi, một hy sinh nhỏ sẽ tạo nên một tình yêu lớn. Chúng ta còn chờ gì nữa, hành động thôi bạn ơi.

Thế mà chúng ta thường quá lo âu thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ ở và không đủ lương thực cho mọi người, để vội vàng giết chết những thai nhi vô tội. Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim chúng ta mở ra thì thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.

Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho những hy sinh của nhỏ bé của các bạn & những tấm lòng vàng!

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Người Tín Hữu Giáo Dân Và Sứ Mệnh Rao Giảng Phúc Âm (1/16/2011)
Cn 1198: Quyền Năng Của Nhóm Cầu Nguyện (1/14/2011)
Cn 1197: Đức Mẹ Medjugorje Hiện Ra Khi Hai Thị Nhân Đang Chịu Giải Phẫu (1/14/2011)
Sống Bệnh Tật Như Sống Ơn Gọi (1/14/2011)
Bánh Đổi Thành Thịt Chúa, Rượu Biến Nên Máu Người (1/13/2011)
Tin/Bài cùng ngày
Gặp Bước Ngặt Nghèo, Con Kêu Lên Cùng Chúa (1/11/2011)
Tin/Bài khác
Vợ Chồng Là Bác Sĩ Chữa Trị Cho Nhau (1/8/2011)
Chính Thầy Đây! Đừng Sợ! (1/8/2011)
Đồng Hành Với Con Cái Tàn Tật (1/5/2011)
Thầy Bói … Là Ai? (1/5/2011)
Tâm Trạng Của Một Người Tân Tòng (1/4/2011)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768