Đức
Maria vô nhiễm nguyên tội
Nguyễn
Chính Kết
1. Đức Ma-ri-a vô nhiễm
nguyên tội
Đức Ma-ri-a
được một ơn hết sức đặc biệt
hầu xứng đáng làm Mẹ của đấng Cứu
Thế, đó là ơn không mắc tội tổ tông. Trong
nhân loại, nghĩa là trong tất cả đám con cháu
Ađam và Eva, ngoài Đức Giêsu vốn cũng là Thiên Chúa
ra, thì chỉ duy nhất một mình Đức Maria
được ơn ấy. Chúng ta biết
được điều ấy qua giáo huấn của
Giáo Hội. Giáo huấn ấy đã
được chính Đức Ma-ri-a xác nhận khi hiện
ra nhiều lần với cô Bec-na-đét tại Lộ Đức
(Pháp) năm 1858. Tuy nhiên, Đức Maria vẫn là con
người, vẫn phải chịu những đau khổ,
lo lắng, sợ sệt và cũng bị cám dỗ y như
chúng ta. Nếu có khác thì chỉ khác chúng ta ở
chỗ Ngài không bao giờ phạm tội mà thôi.
2. Tâm hồn trong sạch, một
vẻ đẹp trước mặt Thiên Chúa
Việc Thiên Chúa gìn giữ Đức
Ma-ri-a không mắc tội tổ tông cho thấy Thiên Chúa rất
yêu quí sự trong sạch tâm linh, nghĩa là không bị
nhơ bẩn vì tội lỗi, không bị thần ô uế
thống trị, không nhượng bộ trước sự
ác. Vì thế, để có giá trị trước
mặt Thiên Chúa, chúng ta cần giữ tâm hồn mình cho trong
sạch. Chúng ta tuy không được ân
đặc biệt như Đức Ma-ri-a là không mắc tội
tổ tông, nhưng chúng ta đã được rửa tội
để xóa bỏ tội ấy. Vấn đề còn lại
là chúng ta hãy cố giữ tâm hồn cho trong sạch, không phạm
tội trong tư tưởng, lời nói cũng như việc
làm, và cả những tội thiếu sót, do không làm những
việc mà lương tâm buộc phải làm.
Để giữ
cho tâm hồn trong sạch không vướng mắc những
tội riêng, Mẹ Ma-ri-a cũng phải cố gắng thắng
lướt những cơn cám dỗ, những khuynh hướng
tự nhiên có thể lôi kéo con người xa Thiên Chúa. Chẳng hạn
khi phải chọn lựa giữa hai điều tốt, bản
tính tự nhiên của con người có khuynh hướng
chọn lựa điều có lợi cho mình hơn, điều
đỡ vất vả khổ cực hơn, điều
đỡ gây thiệt hại hơn, thay vì phải chọn
lựa điều tốt hơn,
3.Làm sao giữ
được tâm hồn trong sạch?
Nếu ta hiểu
được tội lỗi là gì, thì ta sẽ hiểu ngay
được cách gìn giữ tâm hồn trong sạch, không
vướng mắc tội lỗi. Tội lỗi là một
cái gì đi ngược lại bản chất của Thiên
Chúa, mà bản chất của Thiên Chúa là Tình Yêu (xem 1Ga 4,7-8). Do đó, khi nào chúng ta có tình yêu của
Thiên Chúa trong tâm hồn, nghĩa là ta thật sự yêu mến
Thiên Chúa và tha nhân, và sẵn sàng hành động theo sự đòi hỏi của tình yêu ấy,
thì tâm hồn ta được kể là trong sạch trước
mặt Thiên Chúa. Ngược lại, nếu chúng ta không có
tình yêu, chúng ta ích kỷ, đặt nặng cái tôi của
mình, thì tâm hồn ta đã có khuynh hướng tội lỗi,
và lúc nào sẵn sàng làm điều tội lỗi. Hễ có
tình yêu đích thực – nghĩa là yêu Thiên Chúa và tha nhân – thì hành động nào do tình yêu đó thúc
đẩy cũng đẹp lòng Thiên Chúa. Vì thế, thánh
Âu-Tinh nói: «Cứ yêu đi đã rồi muốn làm gì thì
làm» (Ama et fac quod vis).
Tâm hồn của
Đức Ma-ri-a luôn luôn trong sạch vì Mẹ luôn luôn yêu mến
Thiên Chúa và dành trọn tình yêu cho Thiên Chúa. Người
yêu Chúa thật lòng như Mẹ thì không thể phạm tội
được. Vậy để giữ
tâm hồn mình trong sạch, không gì tích cực và bảo
đảm bằng việc củng cố tình yêu của
mình đối với Thiên Chúa và tha nhân. Và
đã là tình yêu đích thực thì nó luôn luôn tự biểu lộ
thành hành động.