MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: cảm nghiệm vinh danh chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Lời Nguyện Cầu, Lm. Bùi Quang Tuấn, C.ss.r
Thứ Năm, Ngày 21 tháng 10-2010

LỜI NGUYỆN CẦU, Lm. Bùi Quang Tuấn, C.Ss.R

“Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Ngài tuyển chọn cứ mãi kêu cứu với Người đêm ngày sao” (Lc 18:7).

Lâu lắm rồi, tôi có đọc được một cuốn hồi ký rất hay, nhưng đến hôm nay mới có dịp chia sẻ. Đó là cuốn hồi ký của một thanh niên 22 tuổi người Nga, tên Sergi Koudakov. Cuốn hồi ký được viết ra sau khi anh trốn thoát sang thế giới tự do và được hưởng quyền tị nạn tại Canada năm 1971.

Sinh ra trong một gia đình có bố là sĩ quan cao cấp của hồng quân Nga và mẹ là một giáo dân Công giáo ngoan đạo. Koudakov lớn lên với tương lai tràn trề hứa hẹn. Không may, anh bị mồ côi cả cha lẫn mẹ lúc chưa đầy 5 tuổi. Đường đời bắt đầu với những bước chân lang thang trộm cắp để sống còn.

Một ngày kia Koudadov bị bắt đang khi ăn cắp, và bị nhốt vào một viện mồ côi. Tại đây đứa bé bơ vơ bỗng được nhà nước cộng sản chú ý cách đặt biệt và đã đào luyện cậu thành người cộng sản chính tong, tức là trở thành một con người không tim óc, tàn ác, dã man, hăng say đánh đập và tra tấn, nhất là với những ai có đạo.

Từ khi còn ở viện mồ côi cho đến lúc tốt nghiệp sĩ quan với cấp bậc trung uý hải quân, Koudakov không ngừng được tiến cử hết chức vụ này đến danh dự kia, từ cháu ngoan Lênin cho đến thủ lãnh Liên đoàn Thanh thiếu niên cộng sản Nga sô. Thậm chí còn được để bạt làm trùm mật vụ KGB nữa.

Là con cưng của chế độ với tương lai sáng sủa như thế, vậy mà trong một chuyến hải hành trên chiếc tàu tình báo Elagin đọc theo hải phận Canada, Koudakov đã quyết định vượt thoát chế độ. Anh nhảy khỏi tàu trong một đêm giông bão, bơi suốt 12 hải lý dưới làn nước giá lạnh, để xin tị nạn tại Canada.

Hồi ký của chàng thanh niên Sergi Koudakov không dừng lại nơi đây. Điểm đáng lưu ý là sau khi bừng tỉnh khỏi giấc mơ hãi hung và rút chân khỏi guồng máy thống trị tàn ác, Koudakov đã chuyển biến từ một tên đồ tể từng tra tấn đánh đập những con chiên của Chúa thành một tông đồ nhiệt thành trung kiên. Anh đã tham gia một tổ chức có tên “Underground Evangelism” (công cuộc truyền giáo thầm lặng) chuyên cung cấp Thánh kinh và tài trợ cho các giáo hội đang bị đàn áp tại các nước cộng sản. Rồi vì quá hăng say với công tác vạch mặt sự giả dối và đề cao chân lý, anh đã bị ám hại lúc mới 22 tuổi.

Đọc hồi ký của Sergei, có lẽ mỗi người sẽ có những cảm xúc hay nỗi niềm khác nhau dọc theo diễn tiến của câu chuyện, nhưng phần tôi lại bị lôi cuốn ngay từ đầu bởi cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của dịch giả Nhị Lang: với một con người như Koudakov, mồ côi cha mẹ từ thuở bé thơ, trộm cắp đầu đường xó chợ, không ai dạy cho một câu về luân

thường đạo lý, lại còn luôn được khuyến khích làm những điều thất nhân ác đức. Trong một môi trường như vậy thì đáng lẽ Koudakov phải biến thành một con thú ghê tởm nhất trần gian chứ. Đàng này anh đã không trở thành con thú, nhưng lại dám một mình đột phá chống lại cả một hệ thống đàn áp tôn giáo tinh vi và một chế độ vô thần mênh mông như tại Nga. Anh đã đi từ thái cực bất lương qua thái cực thánh thiện mà không có một sự hướng dẫn hay tia sáng đạo đức nào chung quanh. Thế thì nhờ đâu mà anh đã có được sự biến đổi lạ lùng như vậy?

Câu trả lời thật bất ngờ và lý thú: vì anh còn thừa hưởng được giòng máu đạo đức của người mẹ quá cố. Anh đã thừa hưởng được cái tinh hoa còn tiềm tàng trong huyết quản tâm linh do bà mẹ đạo đức truyền sang. Và nhờ đó anh đã chiến thắng.

Nhớ lại trong sách Cựu ước có đoạn nói về dân Do thái phải bước vào một trận chiến cam go với người Amalek. Từ sáng sớm, Môisen đã giơ tay lên trời cầu nguyện. Và hễ ông giơ tay lên thì dân Do thái rượt quân Amalek chạy tơi bời, còn khi mõi tay hạ xuống một tí thì quân Amalek lại vùng lên đuổi dân Do thái chạy bán sống bán chết. Thành ra hai bên đánh nhau mà cứ như trò chơi ngày hội. Nhưng cuối cùng, dân Do thái đã toàn thắng nhờ đôi tay của Môisen được giơ lên cho đến chiều tối.

Một sức mạnh tâm linh đã được truyền qua Môisen sang người Do thái, và nhờ thế họ đã đánh bại quân Amalek.

Cũng vậy, sức mạnh tâm linh đã được truyền sang Sergei từ người mẹ đạo đức và nhờ đó anh đã giành được phần thắng trong cuộc chiến giữa một con người không tim óc với con người có tâm hồn, giữa thế giới vô thần và thế giới niềm tin, giữa hận thù gian ác và bao dung nhân ái.

Vậy mới hay những tinh hoa của lòng đạo đức nơi cha mẹ sẽ có ảnh hưởng biết bao trên cuộc đời con cái. Nhất là khi cuộc đời đó lại đang là một cuộc chiến giữa đúng và sai, tội lỗi và thánh thiện, bất hiếu và có hiếu, đam mê buông tuồng và khổ chế hy sinh. Trước các trận chiến quyết liệt đó, cha mẹ phải là những người không ngừng giơ tay lên cao để khẩn cầu cùng Thiên Chúa cho con cái như Moisen đã khẩn cầu cho Israen. Và phải giơ tay khẩn cầu liên lỉ, từ “hừng đông”  cho đến “chiều tà”, từ bắt đầu cuộc chiến cho đến khi toàn thắng. Chứ không vì mỏi mệt hay nhát đảm, quân thù hăng lên hoặc con ta yếu đi, mà buông xuôi, thất vọng, đầu hàng.

Hễ thấy Moisen giơ cao tay thì Israen đánh hăng, nhưng khi ông hạ tay một chút là họ mất tinh thần. Rõ ràng cuộc chiến của Israen lệ thuộc vào sự tương quan giữa người lãnh đạo với Thiên Chúa. Nhiều khi cha mẹ trong gia đình rất mong con cái được nên tốt lành ngoan ngoãn, thành người hữu dụng cho xã hội và giáo hội, lướt thắng được bao cạm bẫy trong cuộc đời, nhưng họ có biết chăng điều ấy còn lệ thuộc rất nhiều vào niềm tin và sự gắn bó giữa cha mẹ với Thiên Chúa. Nếu cha mẹ mất đi lòng đạo, buông xuôi theo thế gian xác thịt, thì lấy đâu ra tinh hoa cần thiết cho con cái. Làm sao chúng có được sự bừng tỉnh để sống dậy đầy chính nghĩa và nhiệt thành như Sergei.

Một chi tiết đặc biệt được nhắc đến trong thời gian Sergei còn bị giam tại Canada để điều tra. Số là một hôm viên chức di trú đến gặp anh và nói: “Chúng tôi kiểm soát lai lịch của anh rất cẩn thận; chúng tôi cho tất cả các dữ kiện vào máy điện toán để nghiên cứu: từ sức khoẻ thể lý của anh đến nhiệt độ của nước biển, từ sức mạnh của gió đến khoảng cách từ chiếc tàu và đất liền, nhưng máy điện toán cho hay là anh không thể nào bơi nổi một đoạn đường dài với điều kiện dông bão thế kia mà có thể sống sót. Vậy chứ còn điều chi, bất cứ chi tiết nào mà anh quên kể cho chúng tôi nghe trong cuộc vượt thoát đó không?”

Suy nghĩ một lát, Sergei trả lời: “Có lẽ điều duy nhất tôi quên nói ra, ấy là tôi đã cầu xin với Chúa rất nhiều.”

Viên chức kia bỏ đi. Vài hôm sau ông ta trở lại: “Này anh Sergei, chúng tôi tin anh và chúng tôi đồng ý cấp quyền tị nạn cho anh. Bởi vì cuối cùng thì máy điện toán cũng phải công nhận: chỉ có nhờ lời cầu nguyện với Chúa mà anh đã sống sót”.

Đây là điểm mấu chốt, dựa vào đó quyển hồi ký đã được đặt tên. Và tựa đề của nó là: Lời Nguyện Cầu.

Chính nhờ lời nguyện cầu mà những gì sức người không vươn tới lại được chắp cánh nâng cao.

Chính nhờ lời nguyện cầu mà những gì tưởng là hư hỏng, thất bại, phải chết thì đã được chữa lành, cứu sống.

Nói đến sức mạnh và sự cần thiết của cầu nguyện, chính Chúa Giêsu đã đưa ra hình ảnh của một bà goá bị người khác chèn ép oan ức. Bà không có tiền để lo lót, cũng chẳng có quyền để tựa nương, thậm chí cũng chẳng có đứa con nào để nhờ cậy. Thế nhưng bà có một thứ vũ khí rất lợi hại: cái lưỡi. Và bà đã biết sử dụng nó. Bà bạo van bạo xin. Kêu đi kêu lại, kêu mãi kêu hoài. Ấy thế mà được việc! Tức là mặc dầu quan toà, và là thứ quan toà bất lương theo lời Kinh thánh, không muốn xử cho bà, thậm chí còn coi bà như rơm rác, ấy thế mà vì điếc tai nhức óc, vì muốn được yên thân, nên ông đã sử cho xong chuyện.

Nếu một thẩm phán bất lương, một quan toà bạo ngược mà còn phải nghe một kẻ tha thiết nài van và vững tâm kêu cầu như thế, thì huống gì là Thiên Chúa, một Thẩm phán đầy lòng xót thương,

Tất nhiên, Ngài sẽ rộng lòng vạn lần hơn thẩm phán bất lương kia chứ. Ngài sẽ lắng nghe mà xoa dịu cùng đáp cứu cho kẻ nài van Ngài chứ.

Nhưng liệu tôi có đủ kiên cường và bền chí nguyện cầu như bà goá ấy hay không?

Lm. Bùi Quang Tuấn, C.Ss.R.


 

 

 

 


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tình Chúa Thương Con Hôm Qua, Hôm Nay Và Mãi Mãi Cảm Nghiệm Tình Chúa (11/8/2010)
Cn 1187: Chimayo Là Lộ Đức Của Mỹ Quốc, Tiểu Bang New Mexico (10/30/2010)
Cn 1186: Quyền Năng Của Nước Thánh (holy Water) (4) (10/29/2010)
Cn 1185: Ích Lợi Của Nước Thánh (nước Phép, Holy Water)(3) (10/29/2010)
Cn 1184: Lời Cầu Nguyện Cứu Khỏi Bịnh Tim (10/29/2010)
Tin/Bài cùng ngày
Chúa Đã Chuộc Tội Con Bằng Chính Máu Chúa (10/21/2010)
Rước Lễ Tại Gia Vì Già Cả Và Đau Yếu (10/21/2010)
Tin/Bài khác
Tình Yêu Giải Thoát Và Nâng Cao (10/19/2010)
Cn 1183: Khôn Ngoan Của Thiên Thần (10/18/2010)
Lần Hạt Mân Côi Là Lao Công Thiên Quốc (10/16/2010)
Cn 1182: Sự Lạ Về Áo Đức Bà Mầu Nâu (10/15/2010)
Nhờ Bệnh Hoạn Tìm Thấy Đức Tin Công Giáo (10/14/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768