Mưa lũ vẫn ngập trời, cảnh "màn trời chiếu nước" tái diễn trên dải đất miền Trung 18.10.2010 | In ra | Đóng cửa sổ này
GPVO 18.10.2010 - Đợt lũ lịch sử ngày 03.10 chưa đi qua, mảnh đất miền Trung lại phải gồng mình trong cơn lũ mới với những thiệt hại thật khôn lường trước sự uy hiếp kinh hoàng của cơn đại hồng thủy. Người dân không kịp trở tay và hàng ngàn hộ gia đình bất lực trước dòng nước lũ đang cuồn cuộn tuôn từ thượng nguồn về.
Tính đến thời điểm 9h ngày 18.10.2010, lũ trên các sông ở Nghệ An và hạ lưu sông La tiếp tục lên, các sông ở Quảng Bình tiếp tục xuống nhưng vẫn còn ở mức cao. Mực nước đo được trên sông Cả tại Nam Đàn là 7,21m, trên BĐ2: 0,31m; Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ: 14,75m, trên BĐ3: 1,25m; tại Hòa Duyệt: 11,94m, cao hơn BĐ3: 1,44m; Sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 10,0m, ở mức BĐ1; Sông La tại Linh Cảm: 7,05m, trên BĐ3: 0,55m; Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy: 2,49m, trên BĐ2: 0,29m. Theo thống kê cho tới thời điểm hiện tại (sáng 18.10), lũ lụt đã làm 21 người chết và mất tích, hàng vạn ngôi nhà đã bị ngập, nhiều người dân ở vùng lũ lâm vào cảnh đói khát.
Tại Nghệ An, mưa to gió lớn không chỉ tấn công TP Vinh mà còn uy hiếp một vùng rộng lớn từ Diễn Châu đến Hưng Nguyên. Tại Nghi Xá (Nghi Lộc), hàng trăm căn nhà chìm trong biển nước. Đường liên thôn, liên xã ngập sâu trên 1,5m. Tại Diễn Châu, nhiều tuyến đường bị ngập. Xã Diễn Phú vỡ đập Xuân Dương, khiến toàn xã ngập sâu trong nước. Tại xã Diễn Lộc, Diễn An, tất cả các tuyến đường đều bị ngập sâu, giao thông chia cắt không thể đi lại được. Xóm 16 xã Diễn Lộc bị ngập hoàn toàn. Hai ngày mưa lớn, huyện Quỳnh Lưu cũng thiệt hại nặng nề. Diện tích ngô 1.379 ha, 1.400 ha rau, 1.100 ha khoai lang, 4.032 ha thuỷ sản bị lũ lụt tàn phá. Xã ngập nặng nhất là Quỳnh Văn, Quỳnh Xuân. Huyện Yên Thành có ba xã Bảo Thành, Viên Thành và Công Thành nằm trên tuyến đường 7 bị ngập nặng. Dọc tuyến trên đê Vũ Giang, nước ngập tràn, đập Quản Hài ở xã Phúc Thành mực nước dâng cao, uy hiếp hàng trăm hộ dân. Các xã Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam, Hưng Trung (huyện Hưng Nguyên); Nam Phúc, Nam Kim (huyện Nam Đàn) đã bị lũ cô lập. Tính đến chiều ngày 17-10, lượng mưa đo được tại TP Vinh và khu vực Cửa Hội (Cửa Lò, Nghệ An) đạt 804mm; Bến Thủy: 638mm; Nam Đàn: 647mm; Đô Lương: 277mm; Dừa (Anh Sơn): 244mm; Yên Thượng (Nam Đàn): 497mm. Đêm qua, tại Nghệ An tiếp diễn mưa lớn. Nhiều khu dân cư lại chìm trong nước.
Tại Hà Tĩnh, hiện tại có 178 xã của 12 huyện, thành phố, thị xã với gần 100 nghìn hộ dân bị chìm trong biển nước: Hương Khê 22/22 xã; Vũ Quang: 12/12 xã; Hương Sơn: 20 xã; Đức Thọ: 27 xã; Cẩm Xuyên: 15 xã; Thạch Hà: 31 xã; Can Lộc: 22 xã; Lộc Hà: 9 xã; TP Hà Tĩnh có 16/16 phường xã; thị xã Hồng Lĩnh ba phường bị ngập sâu; Nghi Xuân: 5 xã. Đặc biệt, 105 xã bị ngập và chia cắt hoàn toàn. Tổng số nhà dân bị ngập: 35.430 nhà (Hương Khê: 14.000 nhà; Vũ Quang: 3.096 nhà; Cẩm Xuyên 4.300 nhà; 14.234 nhà thuộc các huyện, thị còn lại).
<!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]-->
Các phương tiện tham gia giao thông trên QL 1A tại Hà Tĩnh cũng bị ách tắc nhiều đoạn, như thị xã Hồng Lĩnh, Can Lộc, TP. Hà Tĩnh, Kỳ Anh… Người dân sống cạnh QL 1A buộc phải phá bỏ cả giải phân cách để thoát lũ. Trên QL 15, nước dâng cũng đã chia cắt tuyến đường nối vùng rốn lũ Hương Khê với thành phố. Các phương tiện tham gia giao thông buộc phải dừng hoặc quay ngược trở lại. Theo thông tin chúng tôi mới cập nhật, vào lúc 3 giờ rạng sáng nay, 18/10, chiếc xe khách mang biển số 48K-5868 chạy trên quốc lộ 1A qua địa bàn xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã bị lật, bị nước lũ cuốn trôi làm 20 người mất tích. Bên cạnh đó, đập Trưng ở xã Sơn Kim 1, đập Khe Mơ ở xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn đã bị vỡ; đập Xây ở xã Hòa Hải, đập Vũng Thủy ở xã Hương Long bị xói lở nghiêm trọng; cầu treo Gia phố và cầu Tràn Hương Thủy, huyện Hương Khê bị lũ cuốn trôi.
Tại Quảng Bình, thêm một trận lũ lớn ập tới trên diện rộng, 6/7 huyện đã ngập trở lại và người dân Quảng Bình lại đang “tấp nập” chạy lũ. 10 xã ven sông Gianh của huyện Tuyên Hóa lại chìm trong lũ, trong đó nặng nhất là xã Thanh Hóa, Thạch Hóa. Tại huyện Lệ Thủy nước lũ đã ngập 8 xã vùng giữa của huyện. Ở huyện Minh Hóa, các xã Tân Hóa và Minh Hóa vừa thoát cảnh sống trong hang đá, mái nhà đã ngập sâu trở lại 100% số nhà trong xã. Hiện tại có 43.500 ngôi nhà vẫn còn bị ngập, tập trung tại các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Tuyên Hóa và Quảng Trạch.
<!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]--> <!--[if !vml]--> <!--[endif]-->
Các tuyến Quốc lộ 12A, Quốc lộ 15, đường mòn HCM qua tỉnh Quảng Bình bị thiệt hại nặng nề trong đợt lũ lụt đầu tháng 10, vừa tạm khắc phục bảo đảm thông xe phục vụ công tác cứu trợ nhân dân vùng lũ, nay mưa lũ tiếp tục làm sạt lở hàng trăm điểm với hàng ngàn khối đất đá gây ách tắc giao thông.
<!--[if !vml]--> <!--[endif]-->Trong khi lũ lụt đang hoành hành ở mảnh đất miền Trung thì hôm qua (17.10) cơn bão Megi xuất hiện đã trở thành siêu bão với sức gió mạnh cấp 17, tức 220 km giờ (cấp cao nhất trong thang độ gió Beaufort), giật trên cấp 17. Sau khi áp sát bắc đảo Luzon, khoảng chiều tối nay 18.10, siêu bão Megi sẽ vượt qua đảo này đi vào khu vực phía đông của biển Đông. Chịu ảnh hưởng của bão, từ sáng nay 18.10, vùng biển phía đông khu vực bắc biển Đông gió sẽ mạnh dần lên cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 14, cấp 15, giật cấp 17. Cơn bão có thể ảnh hưởng đến các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh tới Khánh Hòa. Như vậy, miền Trung lại trở thành một trong những vùng bị de dọa bởi cơn bão “hung dữ” và trước mắt là vô vàn những khó khăn cũng như thảm họa khác lại ập tới những người dân đang gồng mình chống lũ.
Tình hình lũ lụt tại miền Trung ngày càng phức tạp, mực nước trên các con sông ở Nghệ An đang ngày một dâng cao, các con sông ở Hà Tĩnh và Quảng Bình tuy có giảm nhưng vẫn đang ở mức báo động. Riêng các giáo xứ - giáo hạt tại giáo phận Vinh cũng đang sống trong thảm cảnh trên. Tại giáo hạt Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), nhiều Linh mục đang nỗ lực trong công tác cứu trợ hàng ngàn bà con giáo dân đang bị lũ lụt đe dọa đến tính mạng. Tại giáo xứ Phù Kinh thuộc hạt Minh Cầm (Quảng Trạch - Quảng Bình) - một giáo xứ vùng trũng và sâu, do mưa nhiều, nước dâng cao đã nhấn chìm trên 85% nhà dân trong Giáo xứ. Trong đó, họ Nam Sơn, từ chiều ngày 15.10 đã bị chìm hoàn toàn trong nước, người dân ở họ đạo này phải sinh hoạt trên gác lửng tạm bợ. Tại giáo hạt Xã Đoài (Nghi Diên – Nghi Lộc - Nghệ An) và các vùng lân cận cũng đang phải hứng chịu sự “hủy diệt” của mưa lũ. Mưa lớn đã gây ngập lụt toàn bộ khu vực phía sau nhà thờ Chính Tòa, khu vực quảng trường Tòa Giám mục, Đại Chủng viện, Dòng Mến Thánh Giá. Hầu hết các giáo họ thuộc xứ Xã Đoài và Trang Nứa, Bùi Ngõa... đang bị cô lập hoàn toàn.
<!--[if !vml]--> <!--[endif]-->
Thiên tai luôn là nỗi lo lắng đối với người dân sống trên mảnh đất miền Trung vốn dĩ đã nghèo. Lũt lụt, bão tố luôn đe dọa họ hàng năm. Hậu quả của chúng để lại đó là những sự mất mát to lớn về người và của, những nỗi đau của biết bao nhiêu gia đình mà không dễ dàng để xoa dịu và những tiếng kêu cứu trong nỗi bế tắc của con người.
Jos. Minh Quân (tổng hợp) |