MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: góc trời thương yêu
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tản Mạn Chuyện Cha-con, Lm Nguyễn Hồng Giáo Ofm
Thứ Tư, Ngày 15 tháng 9-2010

TẢN MẠN CHUYỆN CHA-CON
 
1. Khởi đầu là những lời xì xầm

Thánh Luca gom lại ba dụ ngôn Con chiên lạc, Đồng bạc bị đánh mất và Đứa con hoang đàng (đúng hơn, nên gọi là Người cha nhân hậu) trong chương 15, câu 1 đến 32. Tôi hy vọng ngày nay hầu hết người công giáo trưởng thành đều đã biết nội dung ba câu truyện kể. Tất cả đều có cùng một nguyên do là những lời xì xầm của người Pharisêu. Họ không phê bình công khai, không đích thân gặp Đức Giêsu mà phê bình. Kinh nghiệm đã cho họ thấy không bao giờ họ thắng nổi cái ông Giêsu này trong các cuộc tranh luận với ông. Nhiều lúc lại còn bị bẽ mặt nữa! Nên họ chọn giải pháp “xì xầm” thay vì thẳng thắn đối mặt. Xì xầm còn có cái tiện lợi nữa là khi có kẻ muốn biết ai là người khởi sự, ai là người chịu trách nhiệm thì khó có thể tìm ra. Chuyện này cũng không hiếm xảy ra ngày nay trong các xã hội, các cộng đồng, trong chòm xóm, trong đoàn thể, giáo xứ, giáo phận … Người Pharisêu xì xầm chuyện gì? Chuyện “các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giêsu” và Ngài thì không những đón tiếp họ mà còn ăn uống với họ nữa! Phần các ông, các ông sẽ chẳng bao giờ làm như thế. Trắng đen, tốt xấu phải phân cách rõ ràng chứ! Hay là Ngài cũng một phường với họ? Nếu Ngài tốt thật nhưng cứ giao du ăn uống với họ, thì đó chẳng phải là khuyến khích họ trong con  đường tội lỗi sao? “Ông Thánh” không lên án mình thì còn ai có thể …?
Đức Giêsu kể ba dụ ngôn để cho họ thấy ý nghĩa sâu xa của hành động của Ngài hoàn toàn khác. Nhưng liệu họ có hiểu hay chịu hiểu không?
 
2. Cấu trúc của ba dụ ngôn
Ba câu truyện có một cấu trúc giống nhau: ba người, mỗi người đều có một thứ “của cải”mà một người ngoài cuộc có thể coi là rất bình thường nhưng đối với họ lại rất quý báu; ngày kia chẳng may của quý báu ấy bị mất, họ lo lắng làm hết sức để tìm lại; khi tìm được rồi, họ vui mừng quá đỗi, liền mời bạn bè, hàng xóm đến cùng chung vui. Cách diễn tả niềm vui ấy nơi cả ba trường hợp, đều có vẻ quá đáng so với lý do của cuộc họp mặt, ít ra đối với khách bàng quan.

Tuy giống nhau trong kết cấu nhưng cũng có những khác biệt lớn giữa hai dụ ngôn đầu và dụ ngôn thứ ba.
 
3. Của cải vật chất bị mất, các ông còn làm mọi cách tìm lại. Thì tại sao Thiên Chúa lại không đứt ruột khi loài người là con của Ngài bị hư mất?

Dụ ngôn về con chiên lạc và dụ ngôn về đồng bạc bị đánh mất nói tới của cải vật chất, còn dụ ngôn thứ ba nói về một thứ “của cải” hoàn toàn khác, - về người con thứ, tức là một con người và  hơn nữa đó còn là một đứa con của người cha. Người chủ của đàn chiên 100 con cũng như người chủ của 10 đồng bạc tiếc của nên cất công đi tìm. (Đức Giêsu coi tâm tình và hành động đó là đương nhiên, Ngài nói: “Ai trong các ông có một trăm con chiên …”, và “Hoặc người phục nữ nào có mười đồng quan …” Phải tìm thôi vì con chiên lạc và đồng bạc mất không tự động về với họ được. Nhưng với người cha mọi chuyện lại khác. Ông không cất công đi tìm; nhưng ngày ngày ông vẫn đứng trước cửa nhà nhìn ra xa để hy vọng thấy đứa con mình trở về. Tức là ông nghĩ rằng, tuy hư hỏng nó vẫn còn có thể hồi tâm lại và quay về. Nhưng có người thắc mắc: nó có ăn năn hối cải không, người cha không thể biết chắc, còn nếu ông thật sự thương con thì phải đi tìm hay cho người rả ra tứ phía mà tìm chứ? Ông không đi tìm, phải chăng là vì không thương tiếc con?  Nhưng toàn bộ câu truyện không cho phép ai nghĩ như thế. Chính thái độ có vẻ khác người của ông tạo nên tính độc đáo của dụ ngôn này so với hai dụ ngôn trên.
 
4. Không tìm nhưng vẫn sốt ruột đợi
Người cha không “chiếm hữu” con ông như ông chủ đàn cừu hay người đàn bà có mấy đồng bạc. Ông đã không ngăn cản thằng con bất hiếu đòi cha chia gia tài để bỏ nhà ra đi. Vì nó có tự do, và ông tôn trọng tự do của nó. Ông đã và vẫn tiếp tục hết sức giúp đỡ nó xây dựng một cuộc đời thật hạnh phúc, nhưng  ông không quyết định thay cho nó. Bây giờ nó đi mất rồi thì không tìm nhưng ông vẫn đợi. Ông không tìm để bắt nó về vì điều đó ngược với lòng yêu thương và tôn  trọng của ông đối với con đã trưởng thành. Dĩ nhiên thứ tình thương và tôn trọng đó cũng có thể làm hại cho chính ông (mất con). Con muốn ở lại nhà với cha thì còn chi bằng, nhưng nếu nó muốn bỏ mái nhà cha, ông cũng đành chấp nhận!

Dụ ngôn thứ ba, khác với hai dụ ngôn đầu, đề cao lòng nhân hậu của người cha (ở đây ngụ ý Thiên Chúa), đồng thời cũng đề cao khả năng tự giác và hoán cải của người con ( ở đây là người tội lỗi). Nói thật đúng thì Thiên Chúa khi sai Con Một đến thế gian là cũng như đi tìm con người hư hỏng để đưa về “Nhà Cha”, nhưng Chúa làm việc đó luôn luôn trong lòng tôn trọng con người, một thụ tạo có trí khôn, có ý chí tự do, do đó có phẩm giá và chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, nhưng cũng có khả năng phản bội …
 
5. Còn tệ hơn đứa con hoang đàng
Con người ngày nay còn tệ hơn đứa con hoang đàng rất nhiều; đứa con này chỉ bỏ nhà cha ra đi để tìm một thứ tự do ảo tưởng, trong lúc con người thời nay lại đuổi Chúa ra khỏi nhà của Ngài để chiếm đoạt làm của mình. Thế rồi khi gặp khó khăn bế tắc, thay vì hồi tâm quay về nhà cha, nó lại trách cha sao bỏ mặc con chịu khổ một mình?

Tôi đọc trên Internet mấy « suy gẫm » sâu sắc sau đây.

Sau biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ (vụ khủng cố Trung tâm Thương mãi tại Nữu Ước), con gái của một nhà giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên Truyền hình, và người dẫn chương trình đã hỏi cô ta : Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm hoạ khủng khiếp như vậy ? Và cô đã trả lời một cách thật thâm thuý.

Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất Ngài cũng buồn bằng chúng ta. Nhưng từ bao năm nay chúng ta đã yêu cầu Ngài ra đi khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống chúng ta.

Ngài là « quân tử » nên đã lẵng lặng rút lui. Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài hãy để mặc chúng ta một mình ?

Về những biến cố mới xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh,v.v., tôi nghĩ rằng, mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare khi bà ấy than phiền là không muốn để đọc kinh trong trường học nữa. Và chúng ta đã đồng ý.

Rồi một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta : « Chớ giết người, chớ trôm cắp, phải yêu người như chính bản thân, v.v. » Và chúng ta đã đồng ý. (...)
Bây giờ chúng ta lại tự hỏi là tại sao con chúng ta không có lương tâm, tại sao chúng không phân biệt được thiện ác,và tại sao chúng có thể nhẫn tâm giết chết một người lạ, một người thân hay chíh mình ? Có thể sau khi suy nghĩ chín chắn, chúng ta đi đến kết luận là điều này có liên quan đến nguyên tắc : chúng ta gieo nhân nào thì sẽ gặt quả nấy.

Thật kỳ lạ là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục. Thật kỳ lạ là chúng ta có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì KinhThánh nói. »
 
(Viết nhân kỷ niệm 9 năm vụ khủng bố 11-9-2001)
Lm Nguyễn Hồng Giáo ofm

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tha Thứ: Yếu Tố Ðem Lại Hạnh Phúc (9/20/2010)
Bước Đầu Của Lòng Xót Thương (9/20/2010)
Khoảng Cách: Khuôn Mặt Từ Thiện (9/19/2010)
Văn Hóa & Niềm Tin: Thời Điểm Đợt Sóng Thứ Ba, Lm Trần Cao Tường. (9/19/2010)
Dùng Tiền Của Mua Phúc Đức (9/17/2010)
Tin/Bài khác
Nghe Được Tiếng Chim Hót, Lm Trần Cao Tường (9/11/2010)
Bài Bút Ký Đầy Nước Mắt (9/10/2010)
Lúa Đã Đơm Bông, Bảo Vệ Sự Sống (9/10/2010)
Lời Cầu Nguyện Của Một Linh Mục Trong Ngày 11-09-2001 (9/10/2010)
Hãy Để Bố (9/9/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768