MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: cảm nghiệm vinh danh chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tâm Sự Bạn Đọc Trẻ: Sự Thật Về Người Tỵ Nạn Qua Tác Phẩm Qua Cơn Bão Dữ
Thứ Tư, Ngày 15 tháng 9-2010

TÂM SỰ BẠN ĐỌC TRẺ: SỰ THẬT VỀ NGƯỜI TỴ NẠN QUA TÁC PHẨM QUA CƠN BÃO DỮ

Ngày 15/9/2010

Chào cô Kim Hà,

Hôm qua con vừa được đọc tác phẩm "Qua Cơn Bão Dữ" của cô. Con sinh ra và lớn lên trong thời bình (con sinh năm 1986), nên những nỗi khó khăn của đời sống thời sau năm 1975 là những điều con chỉ được nghe nói lại từ ba mẹ mà thôi.

Ba mẹ con chỉ nói đơn giản là : cuộc sống thời chiến tranh và thời Cộng Sản rất khổ sở, không có gì có thể miêu tả nổi. Vì thế, con cũng không hình dung được là khó khăn đến mức nào.

Nhưng hôm qua, khi con đọc tác phẩm : "Qua Cơn Bão Dữ" của cô, tự nhiên con thấy rùng mình. Một cảm giác lạnh lẽo bao phủ lấy con. Tác phẩm quả là rất hay cô ạ, từng lời văn của cô dường như làm tái hiện lại khung cảnh thời ấy. Con không sống trong khó khăn trăm bề ấy, nhưng tác phẩm khiến con cảm nhận được không khí tản loạn, lộn xộn, khắt khe, và cả những nỗi lo âu này đến nỗi lo âu khác lần theo từng lời văn của cô.

Con đã rơi nước mắt và tâm trạng sợ hãi bao trùm khi đọc tới đoạn gia đình cô vượt biên lần 1 và bị bắt vào năm 1978. Con cũng đã hụt hẫng khi thấy cô trở về nhà với con cái bé nhỏ, chú (chồng cô) lại đang bị tù, người thân thì trở mặt, bị lấy nhà và.......bị cho là không xứng đáng khi ở lại Sài Gòn. Con cũng đã thót tim khi cùng gia đình cô vượt biên lần 2, khi các con của cô la lên vì đói, vì khát, vì nóng trong tác phẩm. Và những lần bị lừa gạt của những người xung quanh....

Cô ơi, tác phẩm của cô khiến khung cảnh như hiện ra trước mặt con. Thật là khủng khiếp và nhục nhã khi bị lính Pora lục xét một cách tục tằn.... Con xin cám ơn cô về tác phẩm này, dù cho đến hôm nay con mới đọc được, nhưng tác phẩm vẫn sống mãi trong lòng thế hệ sau như con, để chúng con thấu hiểu được nỗi cơ cực của ông bà, cha mẹ, của đồng bào mình năm xưa, khi sự thật hiện nay dường như đã bị xóa bỏ trong nền giáo dục của thế hệ trẻ.

Cô ơi, Chúa và Mẹ Maria vẫn luôn đồng hành với chúng ta trong mọi bước đi của cuộc sống, phải không cô? Trong tác phẩm của cô, con cũng thấy sự hiện diện của Chúa chúng ta nữa!

Con xin cám ơn Chúa là Cha nhân lành và xin cám ơn cô với tác phẩm quá tuyệt vời!

Xin chúc cô và gia đình thật nhiều sức khỏe và nguyện xin Chúa ban nhiều ơn lành cho cô và gia đình!

Bảo Uyên

Thư trả lời của Kim Hà ngày 15/9/2010

Mến chào cháu Bảo Uyên,

Cám ơn cháu đã có những lời động viên và khích lệ cô. Những gì cháu được đọc trên www.memaria.org chỉ là một phần nhỏ của tác phẩm Qua Cơn Bão Dữ mà cô đã xuất bản năm 1992 và tái bản năm 2008.

Tác phẩm này và tác phẩm Những Chặng Đường Gian Khổ là các chứng tích sống thật của gia đình cô và những người tỵ nạn đường bộ khác nhằm ghi dấu một thời kỳ thống khổ nhất trong lịch sử VN, tức là thời kỳ sau ngày 30/4/1975.

Các tác phẩm này sẽ cho thế giới biết khuôn mặt thật của chế độ Cộng Sản Việt Nam, cùng những sự mất mát, đau đớn ngút ngàn của những người tỵ nạn Cộng Sản. Đồng thời cũng cho thế giới biết rõ về cảm nghiệm của những người dân Việt đau khổ vì sự thăng trầm của tổ quốc và vì thời cuộc bể dâu.

Cô cũng đã viết sang tiếng Anh tác phẩm Stormy Escape and Struggle In America với mục đích giúp những người trẻ Việt Nam hiểu được một phần của lịch sử người tỵ nạn Việt Nam.

Hiện tại và trong tương lai rất gần, các văn hóa phẩm của nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã, đang và sẽ tràn ngập thị trường thế giới và "thống trị" các thư viện của những quốc gia tự do, điển hình là nước Mỹ. Lúc ấy, những tác phẩm văn hóa của người Việt tỵ nạn sẽ bị lãng quên, chìm nghỉm và mai một. Từ đó các thế hệ trẻ tương lai vốn xuất thân từ những gia đình người Việt tỵ nạn sẽ không còn biết tại sao lại có một làn sóng lớn lao người tỵ nạn người Việt ra đi và phiêu dạt khắp thế giới như thế.

Cô tin rằng cháu là một người trẻ có lòng nhiệt thành với văn hóa nước Việt, với cộng đồng và xã hội. Cô rất hãnh diện về cháu. Chúc cháu thành công và nhiều phúc lành của Thiên Chúa!

Kim Hà 

Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, 15/9/2010

 

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tác Động Của Đức Chúa Giêsu Kitô Trong Gia Đình Công Giáo (9/24/2010)
Yêu Mến Đức Thánh Cha Vì Ngài Thông Truyền Lời Chúa (9/24/2010)
Thanh Niên Công Giáo Dâng Hiến Mạng Sống Vì Tình Yêu (9/22/2010)
Dâng Hiến Tuổi Xuân Để Cầu Cho Các Linh Mục Và Đền Bù Tội Phá Thai (9/18/2010)
Thánh Giá Biểu Tượng Quyền Năng Tình Yêu Đức Chúa Giêsu Kitô (9/17/2010)
Tin/Bài cùng ngày
Cn 1170: Medjugorje, Dấu Hiệu Ân Huệ Vĩ Đại Của Thời Đại (9/15/2010)
Ðây Sẽ Là Niềm An Ủi Của Con: Đức Mẹ Maria (9/15/2010)
Tin/Bài khác
Cn1169: Thập Giá Và Hồng Ân Của Tuổi Già (9/14/2010)
Cn 1168: "tôi Được Ơn Hoán Cải" Từ Đọc Giả Nước Hòa Lan, Âu Châu (9/12/2010)
Xin Mẹ Cứu Chúng Con Thoát Nạn Cộng Sản Vô Thần (9/11/2010)
Cảm Nghiệm Về Tình Yêu Vĩ Đại Của Một Người Cha Từ Đứa Con Lầm Lạc (9/10/2010)
Cha Thánh Piô Và Tệ Nạn Phá Thai (9/10/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768