MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Một Khám Phá Lớn (9,18-22)
Thứ Bảy, Ngày 19 tháng 6-2010

MỘT KHÁM PHÁ LỚN (9,18-22)

Đây là một trong những giờ phút hệ trọng nhất trong cuộc đời Chúa Giêsu. Ngài hỏi câu hỏi đó khi Ngài đã nhất định đi lên Giêrusalem (Lc 9,51). Ngài biết rõ những gì đang chờ đợi Ngài ở đó và câu trả lời cho câu hỏi của Ngài rất mực quan trọng. Điều Ngài đã biết đó là chính Ngài đang tiến đến thập tự để chết. Còn điều Ngài muốn biết trước khi Ngài ra đi là đã có ai thực sự khám phá Ngài là Đấng nào chưa? Câu trả lời đúng sẽ thay đổi tất cả, nếu không có, mà chỉ có sự hiểu lầm, thì điều này có nghĩa là công việc của Ngài đã uổng công. Nếu có một nhận thức nào, dầu rất sơ sài, thì điều đó có nghĩa là Ngài đã thắp lên một ngọn đuốc trong tâm hồn loài người mà thời gian sẽ không bao giờ dập tắt được. Lòng Chúa Giêsu hân hoan biết bao khi thấy lòng trí của Phêrô tràn ra môi miệng ông “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Khi nghe điều đó Ngài biết mình đã không thất bại.

 

Nhưng không những Mười Hai Tông Đồ chỉ khám phá ra điều đó, họ còn phải khám phá ra ý nghĩa nữa. Họ đã lớn lên trong một nền tư tưởng dạy rằng phải trông đợi từ Thiên Chúa một vị Vua chiến thắng sẽ dẫn đưa xứ sở của họ đến địa vị bá chủ thế giới. Cặp mắt của Phêrô hẳn đã sáng lên một niềm xúc động khi ông muốn thốt lên lời đó. Nhưng Chúa Giêsu còn phải dạy cho họ biết rằng Chúa Kitô đã đến để chết trên thập giá. Ngài phải làm đảo lộn tư tưởng của họ về Thiên Chúa và ý của Ngài, và từ phút này, Ngài sẽ để tâm làm việc đó. Họ khám phá ra Ngài là ai, bây giờ họ còn phải khám phá thêm ý nghĩa khám phá đó.

 

Có hai chân lý rất lớn trong đoạn Kinh Thánh này:

1.     Chúa Giêsu bắt đầu bằng cách hỏi người ta đang nói gì về Ngài, rồi đột nhiên Ngài hướng câu hỏi thẳng vào Mười Hai Tông Đồ: “Anh em nói Thầy là ai?”. Không bao giờ được cho là đủ nếu chỉ biết những điều người ta đã nói về Chúa Giêsu. Một người có thể trúng tuyển các kỳ thi về những lời nói và tư tưởng cổ kim của thiên hạ về Chúa Giêsu, người ấy có thể đọc hết các sách Kitô học, được viết bằng mọi thứ tiếng trên thế giới, những người ấy vẫn chưa phải là Kitô hữu. Chúa Giêsu phải là một khám phá riêng của cá nhân chúng ta. Kitô giáo không phải là một câu chuyện lưu truyền. Đối với mỗi người, Chúa Giêsu không đến với câu hỏi “Ngươi có thể nói cho Ta những điều kẻ khác đã nói và viết về Ta chăng?”, nhưng Ngài hỏi “Ngươi nói Ta là ai?”. Phaolô đã không nói “Tôi biết điều tôi đã tin” nhưng ông nói “Tôi biết Đấng tôi tin” (2Tm 1,12). Kitô giáo không có nghĩa là đọc một bài tín điều nhưng là biết một Đấng nào.

2.     Trong đoạn Kinh Thánh này, chúng ta nghe tiếng “phải” từ miệng Chúa Giêsu, Ngài phán “Ta phải đi lên thành Giêrusalem và chịu chết”. Thật rất ý nghĩa khi chúng ta để ý đến những tiếng “phải” Chúa nói trong Phúc Âm Luca. Ngài nói trong Luca 2,49 là “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”. Lc 4,43 chép: “Tôi còn phải loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa”. Lc 13,33 ghi: “Nhưng ngày nay, ngày mai và ngày kia tôi phải tiếp tục đi”. Ngài thường nói đi nói lại với các môn đệ rằng Ngài “phải” đi đến thập giá của mình (Lc 9,12; 17,25; 24,7). Chúa Giêsu là người hiểu rõ mình có một định mệnh phải hoàn thành. Ý muốn của Chúa Cha là ý muốn của Ngài. Ngài không có mục đích nào khác nơi thế gian này ngoài việc làm trọn điều mà Thiên Chúa Cha đã sai Ngài làm. Kitô hữu cũng như Chúa của mình, là người hằng vâng lời.

 

NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA (9,23-27)

“Thầy bảo thật anh em: trong số người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải chết, trước khi thấy Nước Thiên Chúa”.

Chúa Giêsu đặt ra những điều kiện cho ai muốn theo Ngài.

1.     Người đó phải từ bỏ mình. Điều đó có nghĩa gì? Một học giả đã giải thích như sau: Phêrô đã một lần từ chối Chúa khi ông nói về Chúa Giêsu rằng; “Tôi không biết người đó”. Chúng ta từ bỏ mình là nói rằng: “tôi không biết tôi” tức là không biết chính sự hiện hữu của mình, coi mình như không có vậy. Chúng ta thường tự đặt mình lên cao dường như mình là quan trọng nhất trên thế gian này. Nếu muốn theo Chúa Giêsu, chúng ta phải tự xoá mình đi, quên chính bản thân mình.

2.     Người đó phải vác thập giá mình. Chúa Giêsu biết rõ thế nào là đóng đinh vào thập giá. Khi Ngài còn là cậu bé mười một tuổi, thì Giuđa, người xứ Galilê đã cầm đầu một cuộc nổi dậy chống Rôma. Ông đã đánh phá kho vũ khí của vua tại Seppheoris, chỉ cách Nazaret 6,4 km. Rôma trả thù tức khắc. Seppheoris bị san bình địa, dân chúng bị bán làm nô lệ, hai ngàn loạn quâ bị đem đóng đinh vào thập giá dựng dọc theo hai bên đường để cảnh cáo cho kẻ nào muốn nổi loạn. Vác thập giá mình có nghĩa là chúng ta phải sẵn sàng đối diện với những hình khổ như vậy vì lòng trung thành với Chúa. Vác thập giá có nghĩa là sẵn sàng chịu đựng mọi thứ đau khổ loài người có thể làm cho chúng ta vì chúng ta thành tâm đi với Chúa Giêsu.

3.     Người đó phải phân phát sự sống mình chứ không tích trữ. Toàn bộ các tiêu chuẩn trần gian phải thay đổi. Các câu hỏi không phải là “Tôi có thể thâu tích bao nhiêu” nhưng là “Tôi có thể phân phát bao nhiêu”. Không phải “việc gì là điều an toàn để làm” nhưng là “việc nào là điều phải lẽ để làm”, không phải “cái gì là tối thiểu được phép làm” nhưng là “cái gì là điều tối đa có thể làm”. Kitô hữu phải nhận thức rằng đời sống của mình là cho đi, không phải giữ lấy cho mình, nhưng là đem phân phát đời mình cho kẻ khác, không phải là tiết kiệm năng lực, nhưng tiêu hao năng lực mình cho Chúa và cho nhân loại.

 

 

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Chiếc Bị (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ’) (6/24/2010)
Vai Trò & Trách Nhiệm Người Chồng/người Cha (6/20/2010)
Từ Bỏ Mình (6/20/2010)
Trở Nên Chính Mình. (6/20/2010)
Thầy Là Ai? (6/20/2010)
Tin/Bài cùng ngày
Nhận Thức Của Dân Chúng (6/19/2010)
Nhận Diện Đức Kitô - Đtgm. Ngô Quang Kiệt (6/19/2010)
Tin/Bài khác
Mầu Nhiệm Vượt Qua Là Những Vấn Đề Gì? (6/18/2010)
Lệnh Truy Nã (6/18/2010)
Đức Kitô Là Ai? (6/18/2010)
Đồng Hành Với Chúa - Radio Veritas (6/17/2010)
Đám Đông Bảo Thầy Là Ai? (6/17/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768