Tình thương và ơn tha thứ
- Huỳnh Văn Ngọc
Câu chuyện Phúc Âm vừa
nghe hôm nay đập mạnh vào não trạng tôi. Phải thành thật mà nói là tôi rất đỗi
kinh ngạc và khâm phục về cung cách ứng phó của
Đức Giêsu trước một phụ nữ tại
nhà ông Simon.
Kinh nghiệm cho thấy
người đời thường dùng phụ nữ làm phương
tiện để hạ bệ lẫn nhau. Biết
bao anh hùng thân bại danh liệt cũng chỉ vì môt
người đàn bà.
Tại tiểu bang nọ, có một
vị Thượng nghị sĩ rất nổi tiếng,
cử tri hết sức mến mộ, được tái
bầu đến ba, bốn lần liên tiếp. Gần
ngày bầu cử mới đây, báo Playboys có đăng hình
ông ta đứng chung với một
thiếu nữ khoả thân, bày bán trên các quầy hàng
tại các siêu thị. Ông thất cử, như một ngôi sao
sáng sáng rụng xuống trên nền trời đầy
trăng sao.
Để hiểu rõ câu
chuyện Phúc Âm hơn, xin hãy nhìn lại bối cảnh
lịch sử thời bấy giờ.
Pharisiêu nghĩa là biệt
phái. Có độ 6.000 người trên
toàn lãnh thổ Palestine. Họ giảng dạy trong các
hội đường, tự cho mình là gương
mẫu, là người nắm giữ lệ luật và
tập tục của cha ông. Tự cao,
khoe khoang và hay khinh dể kẻ khác.
Đức Giêsu xuất thân từ Nazareth,
làm nghề thợ mộc, khơi động quần chúng
từ thành thị đến thôn quê, lôi cuốn mọi thành
phần dân chúng, giàu, nghèo, sang, hèn, kẻ thí thức, người
thất học, đông đảo nhất là thành phần
nghèo khổ, tội lỗi thấp kém bị xã hội
ruồng bỏ. Đông đến độ
muốn gặp Người phải dở mái mà xuống,
phải trèo lên cây mà xem, đông đến độ có lúc
đến năm ngàn người, có lúc đến bảy ngàn
người. Họ đến để nghe giảng
dạy, để xin xua trừ ma quỷ, để xin
chữa lành mọi thứ bệnh tật...
Người Pharisiêu đem
lòng ghen ghét, nhiều lần đến cật vấn, bắt
bẻ và dùng nhiều thủ đoạn để hạ
uy tín, làm nhục Chúa như chúng ta thường nghe
tường thuật trong Phúc Âm.
Hôm nay, ông Simon, một người Phariêu
giàu có, thủ lãnh dân, không hiểu vì lý do gì đã mời
Chúa đến nhà dự tiệc. Không thấy
các môn đệ Chúa tháp tùng, dĩ nhiên là không có phụ
nữ, ngay cả bà vợ ông cũng không có mặt. Một sự ngạc nhiên ngoài tưởng
tượng là làm sao một người phụ nữ
xuất hiện giữa bữa tiệc mà không hề
gặp sự cản ngăn nào từ đám gia nhân.
Phải chăng đây là một sự ngẫu nhiên hay
đã được dàn dựng trước?
Người phụ nữ
ở đây, tác giả không nêu tên lại là một
người tội lỗi có tiếng. “Người
tội lỗi” nói đây được hiểu là người
mắc tội công khai như gái điếm hoặc có môt
quá khứ bê bối về tình ái. Hành động của
nàng lại càng kinh ngạc hơn nữa: Ôm lấy chân Chúa
mà hôn, lấy nước mắt rửa chân, lấy tóc mà
lau, đổ dầu thơm quý giá lên bàn
chân Chúa. Thử tưởng tượng trong một
bữa tiệc, thình lình có một cô gái nào đó, môi son má
phấn, móng tay dài, nhọn, sơn màu đỏ chói, có
những hành động như trên với một
người đàn ông nào trong chúng ta đây, thử hỏi
ta sẽ phản ứng ra sao? Những
người có mặt sẽ nghĩ gì về ta? Sẽ đánh giá thế nào về thanh danh, uy tín
của ta? Biết ăn là sao, nói
làm sao bây giờ?
Theo tường thuật Phúc Âm,
Đức Giêsu hoàn toàn bình tĩnh, không hề tỏ ra lúng
túng, mất tự nhiên, thẹn thùng hoặc bảo
người đàn bà ngừng lại. Người cũng
không hề quan tâm gì đến phản ứng của
những người chung quanh.
Trước mặt Người chỉ là một hối
nhân đến xin ơn tha thứ và xin chữa lành và
Người đã dùng quyền năng của mình mà tha tội ”Tội con đã được tha”.
Và Người cũng đọc được trong tư
tưởng của chủ nhà và những người chung quanh, họ đang nghĩ gì?
Người đưa ra dụ ngôn về hai con nợ. Chúa
đã biến bữa tiệc tối hôm ấy thành bữa
tiệc ăn mừng, mừng đứa con hoang trở
về, một người tội lỗi thật lòng
ăn năn sám hối. Như lời
Người đã phán: “Ta không đến để kêu
gọi người công chính mà để kêu gọi
người tội lỗi sám hối ăn
năn”. (Lc 5, 32) Phần người đàn bà, nàng
đến đây với một tâm hồn tan nát, với
nước mắt dàn dụa, với tình yêu dạt dào,
bất chấp mọi trở ngại, mọi cười
chê, không tính toán, cụ thể là việc nàng đập
bể bình dầu thơm giá trị bằng một năm rưỡi
ngày công. Vì vậy tội của nàng đã
được tha.
Trong xã hội loài
người, kẻ vô phúc một phen lầm lỗi
phải mang tiếng xấu suốt đời.
Trăm năm bia đá hãy mòn. Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ (Tục
ngữ). Chúa không xử với chúng ta như
vậy. Điều quan trọng là ngay
tại đây, ngay giờ phút nầy, sự liên hệ
giữa ta với Chúa như thế nào. Nhớ
gương người trộm lành: ”Chính
hôm nay, ngươi sẽ lên Thiên đàng cùng ta”. Chúa không hề nhắc đến cái quá khứ
đầy dẫy tội ác của anh ta, một tên
trộm cướp, giết người.
Chúa đã tha tội cho
David. (Bài đọc1), khi nhà vua thực
lòng sám hối. ”Tôi đã đắc
tội với Đức Chúa”. Chúng ta hãy
cám tạ và ngợi khen Đức Giêsu Kitô vì Người đã
không ngại xấu hổ mà đến nhà ông Simon
để đón nhận ta và tha tội cho ta.
Nhiều lần chúng ta mời Chúa
đến nhà mình với cung cách đối xử của
ông Simon, không có nước cho Chúa rửa chân, không có một
nụ hôn chào hỏi, không có dầu thơm
cho Chúa xức đầu.
Xin hãy mang lấy tâm tình
của người đàn bà tội lỗi. Đến cùng Chúa với một tâm hồn sám
hối, với một tấm lòng yêu mến thiết tha,
với một tinh thần hy sinh không tính toán để
đón nhận tình thương và ơn tha thứ của
Chúa.