Từ bàn tiệc của Chúa đến bàn ăn của anh em
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Trên thế giới ngày nay đang
xảy ra hai sự kiện rất thời sự, nhưng
cũng rất bi thảm và chua cay: đó là cảnh một
số người dư tiền thừa của, ăn uống
lu bù… Và bên cạnh đó, một thảm
cảnh trái ngược khác: đó là hàng triệu người
thiếu ăn, hay không có gì để ăn… Ngay hôm nay
đây, có những vùng rộng lớn trên thế giới-như
Phi Châu- đang thiếu ăn đến độ không sống
nổi, bên cạnh những người khác đang phung phí
tiền của một cách phi nhân… Ăn uống tràn trụa,
ăn chọ bội thực, ăn quá mà chết, và người
ta đã chết vì ăn quá nhiều cũng như biết
bao nhiêu người khác đã chết vì không có gì ăn!..
Trong hai thực trạng bi thảm
đó, có chung hậu quả nầy là: cái
chết. No quá mà chết. Đói quá mà chết.
Tại sao laiï chết? Vì hai nhu cầu
không được đáp ứng: nhu cầu thứ nhất,
người ta muốn biết sống để làm gì? Tại sao lại sống? Vì thấy đời
sống phi lý, nên người ta ăn để mà chết,
ăn cho nó nổ tung cái bụng ra
cũng được! Nhu cầu thứ hai, người
ta muốn có cái gì ăn để sống.
Sống bằng cái gì? Câu hỏi nầy
lệ thuộc hoàn toàn vào câu hỏi thứ nhất: sống
để làm gì? Qua Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu trả lời:
người ta sống với nhau và chia sẻ với nhau. Thánh Thể Chúa ban cho chúng ta để thúc đẩy
chúng ta chia sẻ tình yêu với anh em của mình. Nếu chúng ta thực hiện được
điều nầy là giải quyết được nạn
đói trên thế giới.
Trong thư gửi
tín hữu Côrintô, Thánh Phaolô vừa cho chúng ta một chứng
cớ rất xa xưa về Bí tích Thánh Thể, “Bữa tiệc
của Chúa”. Bốn sách Tin Mừng cũng ghi
lại những nét chính yếu về Bữa Tiệc nầy.
Các tín hữu Côrintô vẫn hội họp nhau để cử
hành “Bữa tiệc của Chúa”, nhưng Thánh Phaolô thấy
chẳng có vẻ gì là “Tiệc của Chúa” cả. Gần
giống các bữa tiệc tôn giáo của dân ngoại, bởi
vì ai đến dự cũng đem phần ăn
riêng của nhà mình đến. Người có nhiều thì ngồi
chung với nhau ăn nhậu say sưa
thoải mái, bên cạnh đó những người nghèo
hơn đem theo phần ăn ít ỏi hay chẳng có gì, ôm
bụng đói meo ngồi chờ… Người ta chỉ mương
“Nhà của Chúa” để đem đồ ăn
của “nhà mình” đến ăn nhậu. Người ta lợi
dụng buổi lễ tôn giáo để ăn
uống chứ không cử hành “Bữa ăn tối của
Chúa” nữa.
Vì vậy,
để sửa dạy giáo dân của ngài, thánh Phaolô phải
nhắc lại thế nào là “bữa ăn” đích thực
của Chúa. Ngài làm cho họ nhớ lại điều ngài đã
nhận được nơi Chúa Giêsu để truyền
lại cho tín hữu, đó là: Trong đêm bị nộp,
Chúa Giêsu đã cầm lấy bánh và tạ ơn xong, Ngài
đã bẻ ra trao cho các môn đệ mà nói: “Nầy là Mình
Thấy sẽ bị nộp vì anh em”. Cũng vậy, sau khi
dùng bữa tối, Chúa Giêsu cầm chén rượu trao cho
các ông mà nói: “Chén này là Giao Ước mới trong Máu Thầy.
Anh em hãy làm lại việc nầy mỗi khi uống
mà nhớ đến Thầy”.
Chỉ trong mấy
câu vắn tắt, Thánh Phaolô đã thuật lại tất cả
sự thật. Ngài nói rõ việc đó xảy
ra trong đêm Chúa Giêsu bị nộp. Cho nên việc ban
bánh rượu nầy cho các môn đệ gắn liền với
cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Và “Bữa ăn của Chúa” luôn luôn mang sắc thái của
Bữa Tiệc Ly cũng là Bữa Tiệc Vượt Qua của
người Do Thái. Trong Bữa Tiệc Vượt Qua nầy,
việc giết một con chiên để lấy máu bôi lên cửa
là việc cốt yếu. Vậy mà khi chia bánh rượu
cho môn đệ, Chúa Giêsu lại nói: “Đây là Mình Ngài sẽ
bị nộp và đây là Máu Ngài sẽ đổ ra”. Rõ ràng
Chúa Giêsu đã tự coi, tự biến mình nên Chiên Vượt
Qua để đem đến ơn cứu độ mà
các tiên tri từng loan báo. Ngài đã thay thế Bữa Tiệc
Vượt Qua của người Do Thái bằng Bữa Tiệc
của Người hôm nay.
Vậy mà giáo
dân Côrintô đâu có làm như vậy. Thánh Phaolô phải
bảo họ: “Mỗi lần anh em ăn
bánh và uống chén nầy, anh em loan báo cái chết của
Chúa cho đến khi Ngài trở lại. Anh em
làm bất xứng thì sẽ mắc tội đối với
Mình và Máu Chúa”. Những lời nầy tuyên bố rõ
ràng có sự hiện diện của Chúa nơi Thánh Thể.
Bánh và rượu đã trở nên Mình và Máu Chúa. Nhưng mục
đích của Thánh Phaolô không phải chỉ nói đến
sự hiện diện của Chúa nơi Thánh Thể mà còn khuyên
chúng ta vì tính chất linh thiêng của bữa ăn như vậy,
nên phải cử hành Tiệc Thánh để gia tăng tình
yêu: Bữa ăn của Chúa phải là bữa ăn huynh
đệ.
Đây mới là ý nghĩa của
bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe: Trước khi làm phép lạ
nhân bánh ra nhiều để nuôi 5.000 người ăn,
chưa kể đàn bà và trẻ em, Chúa Giêsu bảo các tông đồ:
“Anh em hãy cho họ ăn đi!”. Các ông ngạc
nhiên, lúng túng và bắt đầu tính toán: chúng ta chỉ có
năm cái bánh và hai con cá; hay là phải đi mua thức ăn cho cả đám đông nầy? Làm sao nuôi nổi tới năm ngàn đàn ông, còn
đàn bà và trẻ em chưa kể? Chỉ
mua bánh cũng phải tốn ít ra là 200 đồng. Nhưng mua ở đây vì đây là hoang địa?
Chính Philip là người đang cố tìm câu
trả lời. Các ông định giải tán dân chúng
để họ tự tìm lấy thức ăn
và chỗ ở cho yên chuyện, vì trời sắp tối rồi.
Thấy các ông thú nhận sự bất lực của mình, Chúa
Giêsu bảo các ông chia đám đông thành từng tổ 50
người, rồi Ngài lại cầm lấy bánh và cá, chúc
tụng Chúa, bẻ ra và trao cho các ông đem phân phát cho dân
chúng. Tất cả mọi người đều
được ăn no và cuối cùng còn thu
lại được 12 thúng bánh vụn.
Những
điều đó đáng chúng ta suy nghĩ. Trong Bàn Tiệc Thánh Thể, Chúa muốn chúng ta phải
biết nghĩ đến nhu cầu cảu anh em. Có thể chúng ta bất lực, nhưng Chúa sẽ
giúp. Máu Thịt Ngài, Ngài còn trao cho chúng ta để chia
sẻ huống nữa là của cải vật chất và
tài năng tự nhiên mà Chúa đã đặt trong tay mỗi người chúng ta. Chúng ta sợ mất
mát thiệt thòi sao, khi thấy cuối cùng còn thu
lại được mười hai thúng bánh dư thừa?
Vì vậy, hôm nay chúng ta phải
đi từ bàn tiệc của Chúa đến bàn ăn của
anh em; đi từ chia sẻ Mình Thánh Chúa đến chia sẻ
tình hiệp thông bác ái huynh đệ trong việc xây dựng
đời sống cụ thể: cơm ăn, áo mặc,
nhà ở… cho mọi người. Chắc chắn Giáo Hội
ban đầu đã hiểu rằng bàn tiệc của Chúa cũng
phải là bàn tiệc huynh đệ, nên khi cử hành Mầu
nhiệm Thánh Thể, Giáo Hội cũng tổ chức việc
chia sẻ nâng đỡ đời sống vật chất.
Giáo Hội Côrintô đã quên việc hiệp thông huynh đệ
trong Bữa Tiệc Thánh Thể, nên Thánh Phaolô đã khiển
trách họ nặng nề: “Họ vẫn chia rẽ nhau, vẫn
không chia sẻ cho nhau; người giàu thì ăn uống no
say, còn người nghèo thì ôm bụng đói meo
ngồi chờ” (1Cr 11).
Người
ta phải sống với nhau và chia sẻ cho nhau. Chúng ta sốt
sắng dự lễ, rước lễ, tôn thờ Thánh Thể,
nhưng chúng ta có biết chia sẻ với nhau một cách
thực tế không, để trên thế giới ngày nay
không một ai phải thiếu thốn quá, đang khi những
người khác thì no đầy; để không còn xảy
ra thảm cảnh những người chết vì bội
thực bên cạnh những người chết vì không có
gì để ăn!
Nơi Bàn Thánh
chúng ta được nuôi dưỡng bằng sự sống
của Chúa. Sự sống mới nầy phải
đưa chúng ta đến với anh em và chia sẻ với
anh em. Các bí tích không phải là những phương
tiện để chúng ta được cứu sống mà
còn để chúng ta thành những người đi cứu
hộ kẻ khác nữa. Bởi đó, tất
cả những gì làm cho mọi người liên kết, hoà
hợp, yêu thương nhau phải thúc đẩy chúng ta
không ngừng. Chúa Giêsu đã không chết vì hận thù,
nhưng Ngài chết vì tình yêu, thì trong Bữa Tiệc Thánh Thể
nầy Chúa Giêsu cũng muốn dạy chúng ta phải biết
sống và chết vì tình yêu như Ngài.