Thánh Thể
Nhân ngày lễ kính Mình Máu Thánh
Đức Kitô hôm nay, chúng ta cùng nhau chia sẻ một vài ý
nghĩ đơn sơ về bí tích Thánh thể. Vậy bí tích Thánh thể là gì?
Trước
hết, bí tích Thánh thể là một bữa tiệc huynh
đệ.
Thực vậy,
không phải tình cờ mà Đức Kitô đã thiết lập
bí tích Thánh thể trong một bữa ăn. Như chúng ta
đã biết ăn uống là một việc
làm sơ đẳng của con người, là một
như cầu cần thiết cho sự sống. Nhưng
hơn thế nữa, ăn uống còn
biểu lộ một tính cách xã hội nữa.
Đúng thế, mời nhau cùng ngồi
vào bàn ăn là muốn diễn tả một
tâm tình gắn bó nào đó. Chẳng hạn trong gia đình,
khi một người không còn muốn ngồi ăn chung
cùng với những người khác,, thì
lúc bấy giờ tình cảm đã bị sứt mẻ nặng
nề và nghiêm trọng.
Chúa Giêsu đã thiết lập bí
tích Thánh thể trong một bữa ăn
và như một bữa ăn, nhờ đó chúng ta
được liên kết, được gắn bó muật
thiết với Chúa và với nhau.
Thật là không bình thường
khi người ta ngồi vào bàn ăn mà lại
chẳng ăn uống gì cả. Đành rằng có khi vì một
lý do nào đó chúng ta không thể ăn uống
được, nhưng vẫn ngồi vào bàn với anh em
bạn bè, để biểu lộ tình cảm của chúng
ta. Song đó chỉ là một việc chẳng
đặng thì đừng, vạn bất đắc dĩ
mà thôi.
Cũng thế, bình thường
khi tham dự bàn tiệc Thánh thể, chúng ta cần phải
rước mình và máu thánh Đức Kitô, trừ khi có những
lý do chính đáng, những ngăn trở thực sự.
Lại
cũng là một chuyện không bình thường, nếu
chúng ta đến tham dự cùng một bàn tiệc Thánh thể
mà lại thờ ơ lãnh đạm với nhau, thậm
chí còn bất hòa và chia rẽ cùng nhau.
Quả là một
thiếu sót to lớn khi chúng ta đến tham dự thánh lễ
mà lại không để ý, không quan tậm tới người
khác, cũng như không muốn chung tiếng chung lòng với
nhau để tham dự một cách tích cực và sốt sắng. Thân xác ở đây mà cõi lòng thì lại ở tận
những đâu đâu, hay chỉ loay hoay cầu nguyện
riêng một mình, hoặc giũ thinh lặng thừ đầu
chí cuối.
Quả là không
bình thường khi bàu khí thánh lễ thiếu vắng tình
huynh đệ, thiếu vắng sự hòa hợp, thiếu
vắng sự vui tươi. Vậy chúng ta cần
phải làm gì để thánh lễ trở nên trung tâm của
mọi sinh hoạt trong giáo xứ?
Tiếp đến Thánh thể là bí
tích tưởng niệm hy tế thập giá của Đức
Kitô.
Đúng thế, thánh Phaolô đã viết:
-
Mỏi lần ăn
bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu
chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới
khi Chúa lại đến.
Phụng vụ ngày lễ hôm nay
cũng đã dựa vào những tư tưởng trên
để cầu nguyện:
-
Lạy Chúa, Chúa đã trối lại
cho chúng con bí tích huyền diệu để kỷ niệm
cuộc khổ nạn Chúa.
Bí tích Thánh thể
chính là một đài tưởng niệm sống động
cho cuộc thương khó. Trong phòng tiệc
ly, Đức Kitô đã phó mình cho chúng ta qua hình bánh và rượu,
trước khi phó mình cho chúng ta qua cái chết đẫm
máu trên thập giá.
Đồng thời khi thiết lập
bí tích này, Ngài đã hoàn toàn qui hướng về cái chết:
Này là mình Thầy sẽ bị nộp vì các con… Này là chén máu
Thầy, máu giao ước mới, sẽ đổ ra cho
các con và nhiều người được tha tội. Các
con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.
Như vậy,
mỗi khi cử hành thánh lễ, Giáo hội diễn lại
sự chết và sự phục sinh của Đức Kitô,
diễn lại mầu nhiệm ơn cứu độ cho
toàn thể nhân loại.
Vì thế, khi
đi tham dự thánh lễ, chúng ta không phải chỉ tham dự
một bữa tiệc, mà còn liên kết chặt chẽ với
hy tế thập giá, đồng thời hiến mình làm của
lễ dâng lên Chúa Cha.
Thế nhưng, dù dưới
khía cạnh một bữa ăn, hay dưới khía cạnh
một hy tế, bí tích Thánh thể vẫn mãi mãi là một
bí tích của tình yêu, bởi vì hy tế thập giá chính là
cao điểm của tình yêu cứu độ, như lời
Đức Kitô đã phán:
-
Không ai yêu hơn người hiến
mạng sống mình vì bạn hữu.
Bởi đó,
sống thánh lễ là phải tiêu diệt tính ích kỷ, sự
chia rẽ và tất cả những gì đối nghịch
với tình yêu của Đức Kitô và tình yêu của anh em
đồng loại.
Sống thánh lễ là phải ràng
buộc mình vào trong tình yêu, là phải làm cho đời mình
trở nên phù hợp với những đòi hỏi của tình
yêu, là phải sống bác ái yêu thương.
Hãy biến cuộc
đời thành một thánh lễ nối dài bằng những
hy sinh cho nhau và vì nhau.