Nạn đói và sự hiệp thông- JKN
Trình thuật phép lạ hoá bánh ra
nhiều là trình thuật nền tảng và quen thuộc của
Tin Mừng, vì 4 Tin Mừng đều thuật lại câu
chuyện này (Mt 14, 13-21; Mc 6, 30-34; Lc 9,10-17; Ga 6,1-14). Xét về
chi tiết thì mỗi tác gỉa thuật mỗi khác tùy theo quan điểm riêng của từng tác giả,
nhưng tổng quát sự kiện xẩy ra thì giống
nhau.
Thánh Luca cho
chúng ta chiêm ngắm một vị Chúa đầy tình thương,
tình người và kêu gọi chúng ta chia sẻ để có
thể hiệp thông vời Chúa và liên kết với anh chi
em.
1) Chúa Giêsu, Đấng thương cảm
trước “cái đói, cái khát” của con người.
Những ai
đã trải qua cái đói, khát thì mới thấy sự
đáng thương, bi đát của người bị
đói. Vì thế, phải đặt mình vào vị trí của
những người đi theo Chúa Giêsu
vào buổi chiều hôm ấy thì mới thấy được
tình trạng thê thảm như thế nào khi không có cái gì
để bỏ vào bụng. Có lẽ những
người này đang trong tình trạng đói lả.
Và Chúa Giêsu không thể nào làm ngơ trước tình trạng
đáng thương ấy của “đám đông”. Họ đói
khát vì đi theo Người, vì chăm
chú nghe Lời Người. Chúa Giêsu không chỉ giải quyết
cái đói thiêng liêng: Người nói với họ về
nước Thiên Chúa (c.11b) mà Người còn giải quyết
cái đói vật chất của đám đông đang theo Người: chữa lành những ai cần
được chữa lành và cho mọi người
được ăn no nê (c.17a)
2)
Chính anh em hãy cho họ ăn
Phản ứng
sửng sốt củ các môn đệ như bị gáo
nước lạnh dội thẳng vào người là bình
thường, vì làm sao họ có thể cung cấp thực
phẩm cho số người như thế (riêng đàn ông
đã đến gần 5 ngàn). Vì vậy, khôn ngoan nhất là giải
tán để họ có thể tìm lương thực nơi
các làng mạc chung quanh. Trong Gioan thì Chúa
Giêsu là người đầu tiên bày tỏ sự lo lắng
này (Ga 6,5) chứ không phải các môn đệ;
và đây có lẽ cũng là cách của chúng ta hôm nay. Nhưng khi được Chúa gợi ý cho dân
ăn, thì các ông đã nhiệt tình như muốn đóng góp
tất cả. Năm chiếc bánh và hai con cá như thế
là tất cả chất liệu mà các ông có thể có để
cung cấp cho Người (5+2=7: một con số diễn tả
sự viên mãn, trọn vẹn). Trong bữa ăn Thánh Thể,
Chúa muốn chúng ta phải biết nghĩ đến nhu cầu
của anh chị em và rồi chính Người sẽ cung cấp
chất liệu để ta chia sẻ (Lc11,14).
Thực ra chính Chúa Giêsu mới là
Đấng làm cho con người được no thoả.
Các môn đệ xưa kia đã cộng
tác với Thầy mình vàhôm nay là Giáo Hội mà trong đó mỗi
người chúng ta được kêu gọi như là cánh
tay nối dài của Chúa. Chúng ta chỉ có thể trở
thành tấm bánh được bẻ ra và được
trao ban cho anh chị em mình một khi dám đi ra khỏi cái
tôi ích kỷ, hẹp hòi, so đo, tính toán, cố bám lấy
chức, quyền, địa vị hay tìm kiếm một
chỗ ở an toàn để yên thấn, để
được kính nể… Chính vì vậy, cộng đoàn mặc
dù không đói cơm bánh nhưng lại là nơi đói khát
tình người, tình huynh đệ; và thế giới hôm
nay tưởng chừng như sung túc thì lại trở
thành nơi thiếu cơm bánh và đầy bất công. Một
thế giới tuởng chừng là ngôi nhà chung
của mọi người thì lại là nơi chất chứa
nỗi cô đơn, tuyệt vọng.
Bao lâu “cái tôi”của
ta còn quá lớn thì không thể ngả mình thành từng nhóm
(câu 14a) và lại càng không thể bảo mọi người
ngả mình xuống được (c.14b), tức là vẫn
còn chia rẽ, vẫn còn thiếu tình huynh đệ. Nếu sau khi
hiệp thông với Chúa trong thánh lễ (rước lễ)
mà không không thể chia sẻ cơm bánh vật chất,
cơm bánh thiêng liêng với anh chị em mình thì Mình Máu Thánh
Chúa vẫn còn xa lạ với chúng ta vì chúng ta chưa thực
sự hiệp thông với Chúa Giêsu Thánh Thể là tấm
Bánh được bẻ ra và được trao ban cho nhân
loại thông qua các tín hữu.