Chúa Ba Ngôi
Các nhà thần học cổ điển đã thường
tranh luận với nhau về vấn đề
tương quan giữa tin và hiểu. Tin trước hiểu
sau hay là hiểu trước rồi mới tin sau, đó là
hai chiều kích luôn song hành với nhau. Đức tin tìm
được sự hiểu biết hay là hiểu biết
tìm đến đức tin. Thật ra, hiểu rồi tin
hay tin rồi mới hiểu là hai chiều kích không thể
thiếu được trong sinh hoạt của con người.
Một con người có trí khôn để hiểu biết,
nhưng lại là một trí khôn có giới hạn. Tin và hiểu,
hiểu rồi tin cần bổ túc cho nhau luôn mãi trong cuộc
sống nhân bản của con người cũng như
trong cuộc sống Kitô.
Trước mầu nhiệm Thiên Chúa vô cùng cao cả
được mạc khải cho con người hữu hạn
thì yêu cầu phải hiểu rồi mới tin, có thể
là một yêu cầu của con người tự phụ, tự
kiêu. Nhưng ngược lại, nếu chỉ muốn tin
mà không cần hiểu biết gì cả thì cũng dễ
dàng rơi vào trong sự mù quáng khó tin.
Trước mầu nhiệm của mọi mầu nhiệm,
mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi mà chúng ta mừng lễ Chúa
nhật hôm nay, nếu cứ xoay qaunh vấn đề tin
và hiểu thì có lẽ chúng ta sẽ không đi đến
đâu cả.
Chúa Giêsu đã áp dụng phương pháp đặc biệt
khác đối với các tông đồ để mạc khải
cho các ngài về mầu nhiệm Thiên Chúa, đó là kinh nghiệm
sống cao độ giữa Chúa Giêsu và các tông đồ mà
cao điểm là kinh nghiệm Chúa Phục sinh và biến cố
Chúa Thánh Thần Hiện xuống để hướng dẫn
các ông tiến sâu vào trong mầu nhiệm của Thiên Chúa. Các
tông đồ cần sống với kinh nghiệm sống
với Chúa Giêsu và cần Chúa Thánh Thần hướng dẫn
để có thể đi sâu vào trong mầu nhiệm Thiên
Chúa này, và khám phá ra mầu nhiệm Thiên Chúa đó không phải
một Thiên Chúa đơn độc, nhưng là một
Thiên Chúa phong phú gồm cả Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.
Khi mời theo Chúa và cả khi gần kết thúc cuộc
đời theo Chúa trên trần gian, các tông đồ đã
không hiểu gì cho lắm về mầu nhiệm Thiên Chúa
như được Chúa Giêsu mạc khải. Các ngài còn
tranh tụng với nhau về địa vị lớn nhỏ,
muốn ngồi bên hữu, bên tả của Chúa. Tranh tụng
với nhau về lúc nào sẽ thiết lập lại
vương quốc cho dân tộc Israel và tranh tụng với
nhau biết bao chuyện thường tình khác nữa của
con người trần tục.
Kinh nghiệm sống của các ông với Chúa Giêsu chắc
có lẽ sẽ không đi đến đâu, sẽ không phát
sinh hiệu năng làm các ông trở thành chứng nhân cho
Chúa, bao lâu các ông chưa hiểu mối liên hệ nào giữa
cuộc đời của các ông với cuộc đời
của Chúa Giêsu: Theo Chúa để làm gì? Và có ích gì cho cuộc
sống?
Hành động của Chúa Giêsu Phục sinh ban Chúa Thánh Thần
xuống trên các tông đồ có thể nói là hành động
cuối cùng để hoàn tất công cuộc mạc khải
mầu nhiệm Thiên Chúa, để đưa các tông đồ
vào mầu nhiệm Thiên Chúa mỗi ngày một sâu xa hơn. Chúa
Thánh Thần sẽ dẫn đưa chúng con đến vào
trong mầu nhiệm Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ đến
để dẫn đưa chúng con vào trong sự thật mỗi
ngày một trọn vẹn hơn, sâu xa hơn.
Đó là điều mà chúng ta nghe được trong bài
Phúc âm hôm nay, một đoạn trích ngắn từ bài diễn
văn dài của Chúa Giêsu cho các tông đồ trong bữa Tiệc
Ly. Đó là con đường tương quan sống động
giữa Thiên Chúa và con người. Nếu mất đi hay
không có mối tương quan này thì e rằng những đồ
đệ của Chúa ngày xưa cũng như chúng ta hôm nay
sẽ chỉ là những kẻ mang danh hiệu là người
Kitô, người Công giáo trống rỗng, không có nội
dung, không có cuộc sống thánh thiện chi cả.
Tiếp xúc hằng ngày với Chúa Giêsu, các tông đồ
cảm nghiệm được rằng, mầu nhiệm
Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải trước mắt các
ông qua lời giảng dạy và qua những dấu lạ
Chúa làm là một mầu nhiệm rất phong phú về Thiên Chúa
Cha, Con và Thánh Thần, luôn luôn hiệp nhất với nhau và
luôn luôn yêu thương con người, muốn biến
đổi con người để con người sống
yêu thương hiệp nhất với nhau và với Thiên
Chúa.
Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần có một ý định rõ ràng
là mời gọi các ông, mời gọi những con người
đi theo Ngài hãy cộng tác vào chương trình hành động
của Thiên Chúa trong lịch sử, để tình
thương Thiên Chúa được hiện diện mãi
trong con người.
Mừng lễ Thiên Chúa Ba Ngôi hôm nay, chúng ta hãy vượt
qua sự tò mò ý thức của trí khôn con người, một
trí khôn có giới hạn nhưng lại tự kiêu, không chấp
nhận giới hạn, muốn đặt vấn đề
về tất cả mọi sự và thắc mắc tại
sao Thiên Chúa có một mà lại có ba ngôi? Chúng ta hãy vượt
qua sự tò mò ý thức này để kiểm điểm lại
mối tương quan sống động giữa ta với
Thiên Chúa hiện nay. Mối tương quan đó như thế
nào rồi? Đang sinh sống tốt tươi hay đã
héo hon. Xin Chúa giúp chúng ta thiết lập lại mối
tương quan này, cảm thấy được Thiên Chúa
hiện diện trong đời sống chúng ta và xác tín về
tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người
chúng ta, và để cho tình yêu đó biến mọi người
chúng ta mỗi ngày trở nên chứng nhân cho Ngài giữa anh
chị em.
Lạy Ba Ngôi Thiên Chúa, Ba Ngôi Thiên Chúa của tình yêu thương,
xin gìn giữ chúng con trong tình yêu mãi mãi và biến mỗi
người chúng con trở nên những chứng nhân làm chứng
cho tình yêu này. Xin Chúa thương gìn giữ chúng con trong
đức tin mà giờ đây chúng con cùng nhau tuyên xưng
qua kinh Tin Kính.