MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: cảm nghiệm vinh danh chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Mẹ Tôi
Thứ Hai, Ngày 17 tháng 5-2010
ĐỨC MẸ TÔI
dunglac.org

      Không! Tôi không có ý dành Đức Mẹ cho riêng mình, vì tôi hiểu, Đức Mẹ là mẹ của tất cả mọi người, đặc biệt là những người tin ở đạo Chúa. Đâu phải chỉ một mình tôi mới là người sùng kính Đức Mẹ, còn có biết bao nhiêu người khác: đó là những người ở mọi tầng lớp trong các xã hội, đó là những người thuộc mọi sắc tộc trên thế giới, đó là những người nói những thứ tiếng khác nhau ở khắp năm châu. Tất cả, dù cho mấy sang giàu, người ta đều bái lạy trước Đức Mẹ thì nói gì là tôi! Người ta xin ơn Đức Mẹ, ơn này ơn khác, ơn phần xác, ơn phần hồn.

     Có cái điều khác nhau ở đây là những vị ấy có đầy đủ điều kiện, đâu họ cũng có thể tới. Nghe nói Đức Mẹ đã hiện ra ở Lộ Đức cùng thánh nữ Bernadette, họ tới. Nghe nói Đức Mẹ hiện ra ở Fatima cùng ba “thánh trẻ”, họ tới. Và những nơi khác như là Guadelupe, Medjugorge, người ta cũng tới rất đông. Nghe thấy mà phát thèm, bởi những người như tôi, nội cái ở Việt Nam thôi như La Mã (Bến Tre), La Vang, hay gần đây Tà Pao mà tôi cũng chỉ hân hạnh được nghe đến tên thôi!

     Có hai người phụ nữ ảnh hưởng to lớn tới cuộc đời của tôi: một là mẹ đẻ mà tôi gọi là má và Đức Mẹ. Mồ côi cha sớm, không biết ba là ai, tôi chỉ biết có má. Suốt ngày tôi quanh quẩn với má tôi, đi học về là lẻo đẻo theo má, do đó ảnh hưởng của má tôi đối với cuộc đời tôi rất là to lớn. Một điều tôi không có thể quên được trong cuộc đời: má tôi đã dạy tôi là cứ mỗi khi làm việc gì thì phải cầu nguyện cùng Đức Mẹ. Tôi đã nghe lời má tôi dạy. Từ đó, tôi xin thú nhận rằng tôi là “một thằng hèn” vì trong suốt cuộc đời, chuyện lớn chuyện nhỏ gì tôi cũng đều van vái. Van vái ai? Xin thưa: Đức Mẹ! Tại sao không van vái Chúa? “Lạy Chúa, xin tha lỗi cho con.” Tôi đi đường vòng. Tôi cầu xin Mẹ, Mẹ nói lại với Chúa, Chúa ban ơn cho tôi.

     Có cái điều là, sau khi đã sống tự lập rồi, mỗi lần muốn gặp má tôi, tôi phải “cơm ghe bè bạn” đi về thăm. Còn với Đức Mẹ, tôi muốn “gặp” lúc nào cũng được. Trong túi áo tôi thường có xâu chuỗi, trong sách kinh, có ảnh Đức Mẹ. Rồi cái nữa là: tôi chỉ sống được với má tôi gần 40 năm thôi. Khi đó tôi cũng đã “già” rồi, còn gì nữa mà gọi là mồ côi, nhưng rõ ràng là có sự mất mát to lớn. Làm sao mà khỏi buồn, nhưng tôi hiểu là “đời người ai sống mãi được ngàn năm”, tôi không còn gặp được má tôi nữa từ ngày đó. Theo lời má tôi đã dạy tôi, tôi còn có được một người mẹ hiền. Đó là Đức Mẹ Maria. Do đó, ai cũng có thể hiểu được tại sao mà tôi dám nói là “Đức Mẹ tôi”.   

     Tôi đã đi đạo khi còn rất nhỏ. Biết nói bập bẹ thì tôi đã có thể “làm dấu Thánh Giá”: “ơn anh Cha, à Chon, à Hánh Hần, Amen”. Rồi từ từ lớn lên, mỗi ngày trong nhà kinh hôm kinh mai đã luyện tôi tuy chưa biết đọc chữ nhưng đọc được kinh. Tính ra mỗi năm cũng có đến ít nhất là 730 lần đọc ba kinh Tin Cậy Mến và 19,345 lần đọc kinh Kính Mừng, 1,825 lần đọc kinh Lạy Cha, và 1,825 lần đọc kinh Sáng Danh và những kinh khác. Theo con số thì “rõ ràng” là tôi đã cầu khẩn, van vái với Đức Mẹ rất nhiều.

     Trong nhà tôi, trên bàn thờ, có tượng Đức Mẹ. Trong nhà thờ, có tượng Đức Mẹ. Bên ngoài nhà thờ ở họ đạo tôi, có núi Đức Mẹ. Việc tôi chào kính, đọc kinh cùng Đức Mẹ kể ra thật là dễ dàng, không phải đi đâu xa. Đọc kinh ở nhà, tôi có xâu chuỗi. Đi nhà thờ, tôi đem theo xâu chuỗi, bỏ trong túi áo. Đi đâu xa, để đọc kinh với Đức Mẹ, tôi “lần chuỗi tay”…      

 

     Tôi có một “thằng bạn”. Nó với tôi có nhiều cái cùng. Cùng ở đây là cùng chung, còn như ai muốn nói tới hai chữ “bần cùng”, thì tôi với nó cũng cùng thuộc vào loại đó! Nó là bạn, vì nó là người cùng xóm, học cùng trường, sinh cùng năm, nó sinh đầu tháng 9, còn tôi thì cuối tháng. Nhà nó, hay đúng ra là nhà ba má nó ở ngay bên cạnh nhà ba má tôi.

     Vì những cái “cùng” đó, khi đến tuổi “trưng binh quân dịch”, hai đứa lại cùng đi. Con số “trưng binh” của hai đứa cũng lại cùng: hai con số là “61-…228” là của tôi, còn của nó là “61-…229”. Số 61 đầu cho biết là hai đứa cùng sinh năm 1941. Rồi vì non nước không thanh bình, hai đứa lại cùng lên đường đi quân dịch, nghĩa là đi lính. Cái may mắn vô cùng to lớn là sau khi “tốt nghiệp” binh nhì, hai đứa lại có thêm một cái cùng: được đổi ra cùng một đơn vị.

     Quí vị nào đã từng có mặt trên chiến trường dễ hiểu được những chuyện xảy ra trong thời chinh chiến đó. Gát trong đồn hay ra chạm địch, thường xuyên: tiếng súng nhỏ vang lên liên hồi, giòn giả, tiếng súng lớn vang lên ầm ĩ, rền rĩ, tiếng đại bác xé khí rít lên nghe rợn người. Rồi hôm đó,…

     Hôm đó là một ngày tôi không bao giờ quên được. Không phải đó lần đầu tiên đơn vị của tôi đối đầu với địch. Hôm đó, hai đứa tôi lại cùng đi chung, và nằm ở hố cách nhau khoảng hai thước. Khi chưa “bắt đầu”, nó quay qua tôi và nói theo như thông lệ: “nhớ đọc kinh nghe mậy!” Tôi kéo đưa cho nó coi xâu chuỗi đang ló ra lòng thòng ở túi áo. Nó kéo cho tôi coi xâu chuỗi lần nó đeo ở cổ. Nó đã có lần giải thích cho tôi: “Mầy để chuỗi trong túi, coi chừng có ngày mình chạy nó rớt ra mất. Đeo vô cổ như tao, thì dù tao có chết, xâu chuỗi cũng còn dính theo người tao!”

     Trận chiến bắt đầu. Hai đứa nhìn nhau, làm dấu Thánh Giá. Hết đợt này tới đợt khác, súng hai bên lên tiếng “hỏi nhau”. Chạy, bắn… Rồi tôi nghe một tiếng “bịch” kèm theo một tiếng la “ái!” Tiếng bịch của viên đạn chạm vào một vật mềm. Tôi chỉ có thể liếc nhanh qua nó. Tôi thấy đầu nó gục xuống. Đợt súng tạm yên. Tôi bò nhanh qua chỗ nó nằm. Tôi rờ vào người nó. Thân nó còn ấm. Tôi kêu: “Khôi!” Nó không trả lời tôi. Tôi ôm choàng qua mình nó. Tôi lắc lắc người nó. Tôi kêu vào lỗ tai nó: Giêsu-Maria-Giuse. Nó nằm yên. Tay nó buông xuôi. Tôi làm dấu Thánh Giá trên trán nó, và làm một dấu Thánh Giá lớn chạy từ trán nó xuống tới bụng, và từ đầu vai này qua vai kia …

     Bạn tôi nó nằm xuống, cổ nó còn đeo xâu chuỗi. Tôi cầu cùng Đức Mẹ: Mẹ! Mẹ đã không cứu nó phần xác, nhưng xin Mẹ cứu nó phần hồn. Đến đây thì những cái “cùng” mà hai đứa đã có chung với nhau chấm dứt. Nó chết nhưng mà tôi đã không “cùng chết”,  ngày hôm đó.

 

     Anh ta với tôi, ở cách nhau một con đường. Sau ngày học tập về, trong khi chờ đợi lo giấy tờ để đi, anh thường hay đi lòng vòng quanh xóm, như là đi tập thể dục, để giết thì giờ. Một hôm đi ngang qua nhà tôi, anh ngừng lại, đứng ngó vào nhà, rồi anh bước vào nhà, làm quen. Anh nói:

- Tôi đi ngang qua đây, thấy nhà anh có bàn thờ, có tượng Đức Mẹ, biết anh là người Công Giáo nên ghé vào chơi…

     Tôi chưa hề gặp anh ta, nhất là chưa hề gặp anh ở nhà thờ. Tôi cứ nghĩ là anh ở nơi khác mới về ở vùng này, ở họ đạo này. Hỏi thăm, anh trả lời làm tôi giựt mình: tôi không có đạo! Biết là tôi ngạc nhiên, anh giải thích:

            - Gia đình tôi theo đạo Phật, nhưng tôi tin tưởng Đức Mẹ và thọ ơn Đức Mẹ nhiều lắm.

     Tôi mở tròn đôi mắt, biểu lộ nỗi ngạc nhiên trong lòng. Thấy vậy, anh ta thích thú giải bày:

            - Tôi ở tù mới về được hơn tháng nay.

     Thì ra anh là người “tù học tập cải tạo” mới về, tôi ngõ lời chia vui với anh. Anh cám ơn và nói:

            - Hồi ở tù, tôi có mấy người bạn Công Giáo, tôi thấy họ sướng quá!

     Tôi có ngay ý nghĩ là những người đó có được thân nhân thăm viếng, đem thức ăn vô đầy đủ, nhưng anh lại thêm một câu làm cho tôi thấy thẹn cho ý nghĩ của mình.

- Mấy người Công Giáo họ sướng quá, họ có Đức Mẹ!

     Câu nói của anh làm tôi té ngửa: mấy người Công Giáo có Đức Mẹ, họ sướng cái gì? Thắc mắc của tôi được giải tỏa ngay:

- Tôi thấy họ có được niềm an ủi, niềm cậy trông, họ cảm thấy vui tươi, bình thản. Anh biết không, tù đày, xa vợ xa con mà có được tâm hồn bình an thì thiệt là sung sướng.

     Rồi anh kể: “Năm đó, vợ tôi dẫn đứa con trai út vô thăm, cho tôi biết là má tôi lúc này đau yếu nhiều, em trai tôi với vợ nó định đi vượt biên. Chuyện đi vượt biên là chuyện thường tình ở xứ mình thời gian đó, nó nguy hiểm đủ bề. Nhưng nếu mà nó đi rồi, ai sẽ phụ với vợ tôi lo cho má tôi? Anh biết là tôi như người mất hồn: nhớ tới mẹ, lo cho em! Là con trai trưởng, tôi không lo được cho má tôi! Vợ tôi về rồi, thấy tôi buồn, mấy anh bạn hỏi thăm. Biết chuyện, một anh bạn tù có đạo Công Giáo đưa cho tôi xâu chuỗi lần, biểu tôi cầu nguyện với Đức Mẹ. Trời ơi! Tôi đâu có đạo hạnh gì đâu mà đưa cho tôi cái này, tôi đâu có biết dùng làm sao. Vậy mà anh biết hôn, tôi nghe lời anh ta. Tối nào tôi cũng cầm chuỗi trong tay và van vái. Tôi có biết kinh gì đâu mà đọc, chỉ biết vái. Tôi kêu giống như anh bạn đã cho tôi xâu chuỗi: “Đức Mẹ!” Tôi vái, tôi nói: lạy Đức Mẹ, tuy tôi không phải là người Công Giáo, nhưng tôi tin ở Đức Mẹ, xin Đức Mẹ nếu đã phù hộ cho mấy người kia, thì Đức Mẹ cũng phù hộ cho tôi với. Vậy rồi, tự nhiên tôi thấy có cái gì đó, bình an trong lòng tôi.”

     Anh nhoẻn miệng cười và nói:

             - Anh biết không? Tôi cầu mong cho khi được trả về còn gặp được má tôi, lo lắng cho má tôi ít ngày để trả chữ hiếu, cho em tôi nó được bình yên. Sau khi tôi van vái như vậy, tính ra đâu cũng độ 10 tháng, tôi được thả về. Má tôi còn bình yên. Em tôi đã đến nơi bình yên!

     Tôi cũng khờ, nghe vậy mà không biết nói gì thì anh ta thêm:

- Tôi biết đó là Đức Mẹ phù hộ cho tôi và gia đình tôi, nên thỉnh thoảng tôi đã mua đèn bông lên tạ ơn Đức Mẹ ở núi Đức Mẹ ở nhà thờ mình đầy nè!

     Quen biết nhau rồi, sau đó khi nghe tin má anh mất, tôi đến thăm chia buồn.  Rồi anh lên đường đi định cư ở Mỹ trước khi tôi đi.  Ở đám tang má anh cũng như ở bữa tiệc nhỏ từ giả anh em, bạn bè để lên đường đi sống nơi xứ lạ quê người, anh, một người không Công Giáo, cứ nhắc với tôi: thiệt là ơn Đức Mẹ.  

     Thằng bạn tôi, thằng Khôi, cho đến khi chết, nó cũng còn có Đức Mẹ! Anh cựu thiếu tá Nghĩa, nhà ở trong hẻm đường Nguyễn Biểu, Quận 5, Sài Gòn, anh đã “có” được Đức Mẹ của tôi chưa?

Tác giả Nguyễn Ngọc Sáng
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cựu Người Mẫu Thời Danh Nước Côlômbia Chia Xẻ Chuyện Ăn Năn Trở Lại Đạo (5/27/2010)
Tâm Tình Linh Mục Trong Năm Thánh Linh Mục (5/24/2010)
Tạ Ơn Chúa Thánh Thần! (5/22/2010)
Cuộc Hoán Cải Của Tài Xế Xe Ca (5/20/2010)
Nhờ Đức Tin Thoát Khỏi Nạn Nghiện Rượu (5/20/2010)
Tin/Bài khác
Cn 1131: Từ Medjugorje, Mẹ Maria Chuẩn Bị Để Cứu Nhân Loại: Ba Ngày Đen Tối (5/16/2010)
Thư Của Tác Giả Lê Nghĩa: Giáo Huấn Của Chúa Giêsu Và Đức Mẹ Maria (2) (5/14/2010)
Thư Của Tác Giả Bài Mẹ Maria Mạc Khải Đường Về Thiên Đàng (1) (5/13/2010)
Thư Đọc Giả Về Thông Điệp Của Chúa Giêsu Ban (5/9/2010)
Cn 1130: Bài Giảng Của Lm Svetozar: Không Đi Lễ Chúa Nhật Là Tự Phá Thai (5/7/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768