MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Sự Phong Phú Của Yêu Thương
Thứ Bảy, Ngày 1 tháng 5-2010

SỰ PHONG PHÚ CỦA YÊU THƯƠNG

Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta biết bản tính phức tạp của con người, và cả những động lực liên kết đàng sau mỗi việc chúng ta làm. Ít nhất có năm loại yêu thương.

 

Loại thứ nhất là yêu thương vụ lợi. Chúng ta yêu thương người khác bởi vì họ có ích cho chúng ta. Nhưng như thế giống với tình ích kỷ hơn là tình yêu. Tôi muốn có một vật nào đó của bạn, nhưng tôi không muốn có bạn.

 

Loại thứ hai là yêu thương lãng mạn. Đó là loại tình cảm hướng chúng ta về người khác bởi vì niềm vui thích mà người khác đem lại cho chúng ta. Chúng ta say mê người khác. Nhưng đó không phải là tình yêu. Chúng ta tưởng rằng mình yêu người khác, nhưng thật ra, chúng ta yêu chính mình. Thông thường tình yêu này không kéo dài, đó là lý do làm cho một số các cuộc hôn nhân thất bại.

 

Loại thứ ba yêu thương có tính chất dân chủ, đặt trên nền tảng bình đẳng theo luật pháp. Chúng ta tôn trọng những người khác vì họ là những công dân. Chúng ta thừa nhận tự do của họ để ngược lại, tự do của chúng ta cũng được thừa nhận. Lý do chúng ta góp phần vào điều tốt cho người khác là niềm hy vọng được đáp lại bằng điều tốt.

 

Loại thứ tư là yêu thương nhân bản. Đó là tình yêu dành cho nhân loại nói chung. Nhược điểm của nó là một tình yêu trừu tượng không có gì cụ thể: “Tôi yêu nhân loại, nhưng tôi không thể dính dáng gì với họ”.

 

Loại thứ năm là tình yêu Kitô giáo, tóm tắt trong giới răn: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em”. Ở đây chúng ta đang nói về tình yêu thương vô vị lợi, yêu thương cả khi chúng ta không được gì trong tình yêu ấy. Tình yêu ấy vẫn luôn tồn tại cho dù bị thù ghét và bách hại. Nó không phải là một nhiệt tình đột biến, nhưng là một quan hệ bền vững. Nó biểu lộ trong việc phục vụ, yêu mến và hy sinh bản thân. Loại yêu thương này chỉ có thể hoàn thành với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần.

 

Người ta nói rằng nếu bạn làm một công nghiệp tốt, nhưng có một hậu ý không nói ra thì tốt hơn không làm. Nhưng việc bác ái là ngoại lệ duy nhất. Cho dù người ta làm việc bác ái với một lý do không rõ ràng thì nó vẫn là một hành động tốt và đem lại lợi ích cho người khác, lý do của bạn không có gì quan trọng. Ngoài ra, việc tính ích kỷ và lòng quảng đại cùng có mặt trong chúng ta làm cho điều tốt mà chúng ta thực hiện càng được đáng khen. Nó đến từ một cuộc tranh đấu.

Người ta thường xem vấn đề yêu thương là được yêu thương hơn là trở thành một con người yêu thương. Vì thế, mọi nỗ lực của người ta là làm cho mình dễ thương, khả ái bằng việc đạt đến sự thành công, có vẻ đẹp mê hồn, có quyền lực hoặc giàu có… Và như thế sau cùng họ không có tình yêu thương, bởi lẽ họ được yêu thương không phải vì chính họ mà vị sự vật họ có, hoặc sự nghiệp họ đã hoàn thành. Nhưng nếu họ trở thành một con người yêu thương, họ có thể được yêu vì chính họ. Và sau cùng, mọi người chúng ta muốn được yêu vì chính mình. Những ai không được yêu thì tìm cách cho người ta ngưỡng mộ mình.

 

Có ba tình trạng: (1) Không yêu thương và không được yêu thương, điều này xem ra giống hoả ngục trần gian. (2) Yêu thương nhưng không được yêu thương đáp lại –dù đây là điều đau khổ nhưng vẫn tốt hơn tình trạng đầu tiên. (3) Yêu thương và được yêu thương –đây là tình trạng được chúc lành mà Đức Giêsu đã vui hưởng: “Như Cha Thầy đã yêu mến Thầy, cũng thế Thầy đã yêu mến anh em!”.

 

Yêu thương biểu lộ điều tốt nhật trong con người đang yêu. Người ta sống trong sự tốt lành nhất và rực rỡ nhất khi yêu. Họ giống như một ngọn đèn toả sáng. Tình yêu là một chọn lựa chớ không phải là một cảm nhận. Nhưng từ chối yêu thương là bắt đầu chết. Điều tệ hại nhất là sự dửng dưng lạnh giá.

 

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Yêu Thương (2) (5/4/2010)
Yêu Thương (1) (5/4/2010)
Yêu Thương (5/3/2010)
Yêu Người Như Chúa - Đtgm. Ngô Quang Kiệt (5/3/2010)
Tình Thương (5/3/2010)
Tin/Bài cùng ngày
Tại Sao Sự Yêu Thương Nhau Lại Là Dấu Chứng Của Các Môn Đệ Chúa? (5/1/2010)
Giới Răn Yêu Thương (5/1/2010)
Tin/Bài khác
Giới Luật Yêu Thương (4/30/2010)
Điều Răn Mới (1) (4/30/2010)
Điều Răn Mới (2) (4/30/2010)
Đã Yêu (trích Trong ‘sợi Chỉ Đỏ’) (4/29/2010)
Ai Yêu Thương Đều Là Kitô Hữu (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ’) (4/29/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768