Hiện
ra
Các bài đọc của
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay hướng những suy
tư của chúng ta về vận mệnh tương lai của
Giáo Hội. Cộng đoàn là những kẻ tin nhận
Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế.
Vận mệnh
tương lai của Giáo Hội Chúa được xây dựng
trên nền tảng vững chắc là niềm tin vào Chúa Kitô
Phục sinh. Ơn cứu rỗi duy nhất của tất cả
mọi người là sự dấn thân của con người
dưới ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần để làm
chứng cho Chúa, cho anh chị em mình những sự thật
có sức cứu rỗi, trao ban ơn tha tội, giao hoà con
người với Thiên Chúa và với nhau.
Nơi bài đọc 1 trích từ sách
Tông đồ Công vụ giúp chúng ta nhìn thấy thái độ
mà các tông đồ phải đấu tranh, bị những
người lãnh đạo đầy uy quyền nhưng
không tin nhận Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế, bị
những người lãnh đạo Do thái ngăn cấm
không được lên tiếng làm chứng về Chúa Kitô
Phục sinh, không được rao giảng sự thật
của Chúa.
Thánh tông đồ Phêrô đã mạnh dạn
trả lời: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời
loài người”. Thiên Chúa Cha đã cho Chúa Kitô sống lại,
Đấng mà các ông đã giết chết bằng cách
đóng đinh Ngài trên thập giá, Thiên Chúa Cha đã tôn vinh Người
bên hữu Ngài, làm cho Người trở thành thủ lãnh và là
Đấng Cứu Thế để ban cho dân Israel ơn
ăn năn trở lại và sự tha thứ các tội lỗi:
“Về tất cả điều này chúng tôi và Chúa Thánh Thần
cùng làm chứng”.
Vận mệnh tương lai của
Giáo Hội được xây dựng trên thái độ can
đảm này. Thái độ sống đức tin, làm chứng
cho Chúa Kitô và cho sự thật cứu rỗi của Ngài:
“Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời loài
người”.
Đọc và suy
nghĩ về lời tuyên bố này của thánh Phêrô trong hoàn
cảnh mà thánh nhân và các tông đồ khác lúc đó phải trải
qua, chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của nó. Khi những người
lãnh đạo dân Do thái, những vị lãnh đạo
đầy uy quyền mà lạm dụng quyền hành của
họ để xen mình vào việc tôn giáo thì các tông đồ
đã mạnh dạn làm chứng cho Chúa Kitô Phục sinh
để trao ban ơn tha tội cho con người, làm chứng
cho một sự thật tôn giáo.
Khi các vị lãnh đạo lạm dụng
quyền của mình để xen vào sinh hoạt tôn giáo của
các tông đồ, bắt buộc các ngài phải chọn một
trong hai thái độ là theo Chúa Kitô hoặc chiều theo sự
lạm dụng của các vị lãnh đạo Do thái thì
chính lúc đó thánh Phêrô đã trả lời mạnh mẽ
là ngài và các tông đồ chọn theo Chúa Kitô Phục sinh, chọn
vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời loài người.
Đây là câu trả lời
cho một quyền hành xen mình vào việc tôn giáo, chứ
không phải là một lời kêu gọi con người nổi
loạn chống lại một quyền hành chính trị. Nếu sinh hoạt
tôn giáo của các tông đồ được tự do
để rao giảng Chúa Kitô Phục sinh, rao giảng sự
ăn năn thống hối, sự giải phóng con người
khỏi cảnh nô lệ của tội lỗi, của những
sự xấu, của những sự dữ đang làm cho
con người thù ghét nhau, chia rẽ với nhau thì các tông
đồ đã chọn sự tự do ấy, đó là việc
rao giảng Tin Mừng giải phóng cho con người. Nếu
sinh hoạt tôn giáo của các tông đồ được
tôn trọng, nói theo kiểu nói ngày nay được hưởng
sự tự do như đang được thì các ngài đâu
cần phải xác nhận phải vâng lời Thiên Chúa
hơn là vâng lời con người. Làm sao con người
có thể chiếm lấy địa vị hoặc thay thế
Thiên Chúa được.
Trong thâm tâm mỗi người chúng ta
hôm nay, trong giây phút này làm sao chúng ta có thể nói là mình không cần
sự tha thứ của Thiên Chúa, không cần được
ơn Thiên Chúa giải thoát khỏi những điều xấu,
điều tội để sống đúng địa vị
con người, sống như là con cái Thiên Chúa và như là
anh chị em với nhau. Ai trong chúng ta không cần được
sự nâng đỡ để sống trọn vẹn cuộc
sống con người, một cuộc sống lãnh nhận
từ Thiên Chúa và cuối cùng qua 20, 30 năm hay 100 đi nữa
thì cũng sẽ phải trở về lại với Thiên
Chúa trong cõi đời đời.
Thái độ các tông
đồ được trình bày trong bài đọc 1 của
bài đọc hôm nay đã xây dựng Giáo Hội cho đến
ngày nay.
Chúng tôi và Chúa Thánh Thần không phải tự sức riêng
các tông đồ, nhưng là trong sự cộng tác chặt
chẽ với Chúa Thánh Thần. Chúng tôi và Chúa Thánh Thần
làm chứng cho ơn Chúa, nhưng con người chúng ta có cộng
tác với ơn Ngài ban hay không?
Bài Phúc âm hôm nay kể
lại biến cố Chúa Giêsu hiện ra với các tông
đồ đang bị cám dỗ từ bỏ ơn gọi
của mình để trở về với cuộc sống
hằng ngày, trở về với nghề chài lưới. Nhưng
Chúa đến để kêu gọi họ trở về với
ơn gọi tông đồ, đồng thời Ngài củng
cố đức tin cho các tông đồ.
Điều gì đã
xảy ra cho các ngài? Từ đó Chúa đến củng cố
các ngài nhờ một phép lạ và một bữa ăn; bữa
ăn bổ sức trong tinh thần. Ước gì chúng ta cũng được củng
cố như vậy trong Bí tích Thánh Thể, để chúng
ta trở thành những chứng nhân của Chúa, chứng
nhân hữu hiệu trong mọi hoàn cảnh và cho mọi
người ở khắp mọi nơi.