Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Bảy, Ngày 10 tháng 4-2010
|
Tôma
Bài Tin Mừng
kể lại câu chuyện Chúa Kitô Phục sinh hiện ra với
các môn đệ vào ngày thứ tám sau khi Chúa sống lại.
Vì thế, hôm nay là ngày thứ tám sau lễ Phục
sinh, tức là ngày cuối cùng của tuần bát nhật mừng
đại lễ Phục sinh, chúng ta nghe đọc lại
câu chuyện này. Thực vậy, vào buổi chiều
chính ngày Chúa nhật Phục sinh, Chúa Kitô đã hiện đến
với các môn đệ đang tụ họp nhau trong
căn phòng ăn bữa tiệc ly trước đó ba
ngày, Chúa cho họ xem các thương tích ở tay và cạnh
sườn Ngài để chứng thực Ngài đã sống
lại. Nhưng hôm ấy không có mặt ông
Tôma. Vì thế, khi nghe các bạn kể lại, ông không
tin và khi nào tự tay kiểm chứng mới
tin. Tám ngày sau, tức là Chúa nhật liền sau đó, Chúa
Kitô hiện đến lần nữa và gọi ông Tôma ra kiểm
chứng tay và cạnh sườn Ngài. Chúa đáp lại tất cả lời thách đố
của Tôma. Khi ấy, ông cung kính và run sợ nói lên lời
tuyên xưng lòng tin: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của
con”. Chúa âu yếm nhìn ông và nói: “Hỡi Tôma, vì đã thấy
Thầy, nên anh tin”. Rồi Chúa đưa mắt nhìn tất
cả và nói: “Phúc thay những người không thấy mà
tin”. Qua câu chuyện Tin Mừng kể lại, có người
coi ông Tôma như là “bổn mạng” của những kẻ
hoài nghi, cứng lòng, hoặc như là “ông tổ” của
phái duy lý, duy thực nghiệm, chỉ tin những gì nhìn thấy
được, sờ mó được. Nói
thế quả là quá đáng và bất công. Nhưng dầu
sao trong thái độ của ông Tôma, chúng ta cũng thấy phản
ảnh thái độ hoài nghi và kém lòng tin của nhân loại,
của mỗi người chúng ta. Trong đời sống
hằng ngày, chúng ta dễ tin lời người ta nói, dễ
tin quảng cáo, tuyên truyền, nhưng trong phạm vi tôn giáo, chúng ta lại dễ hoài nghi, yêu sách
lý lẽ minh bạch và đòi bằng chứng rõ ràng. Cho nên đừng vội trách ông Tôma, vả lại,
thái độ toàn diện của ông rất đáng cho chúng
ta khâm phục. Quả thực, lúc ban đầu,
ông Tôma tỏ ra một thái độ cứng lòng, khó tin những
điều các bà đạo đức, các bạn tông đồ
kể lại, ông cho là ảo tưởng, không đáng tin.
Chúa nhân từ và nhẫn nại, Ngài vui lòng chờ
đợi qua tám ngày rồi mới hiện ra để thoả
mãn những yêu sách quyết liệt của ông.
Nhưng trước bằng chứng quá hiển nhiên ấy,
ông phục xuống và kêu lên: “Lạy Chúa của con, lạy
Thiên Chúa của con”. Theo cha Larăng, một học giả
Kinh thánh nổi tiếng: đây là lần thứ nhất
Chúa Giêsu được gọi bằng danh hiệu “Thiên
Chúa” rõ rệt. Cho nên đây là một tác động
đức tin hoàn toàn và quyết liệt sau một thời
gian hoài nghi và từ khước. Tác
động đức tin này có giá trị, vì thực sự
ông Tôma đã vượt qua hình dáng bên ngoài để tới
thực tại tiềm ẩn. Mắt ông chỉ nhìn
thấy con người Chúa Giêsu, tay ông chỉ
sờ tới những vết thương vật chất hữu
hình, nhưng ông tuyên xưng Chúa là Thiên Chúa của ông.
Lúc ấy Chúa phán một
câu mà muôn đời sẽ suy niệm và trở nên nguồn
an ủi phấn khởi cho mọi thế
hệ về sau: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin”.
Nói điều ấy Chúa có ý nhằm đến chúng ta và
muôn thế hệ sau nữa, là những người không
được đặc ân chiêm ngưỡng dung nhan nhân
loại của Chúa, không được đặc ân nghe tiếng
Ngài, đụng chạm tới thân xác thánh thiện của
Ngài. Chúng ta tin theo bằng chứng của
các tông đồ và lời giảng dạy của Giáo Hội.
Đức tin ở đây không phải là tin theo
một học thuyết, một chân lý viễn vông, nhưng
là tin vào một nhân vật lịch sử, sống động:
Chúa Kitô chết và Phục sinh. Quả thực, sự hy sinh
lớn lao của Chúa Kitô trên núi Sọ
được Thiên Chúa đáp ứng, đó là Chúa Kitô
đã sống lại. Nếu Chúa không sống
lại thì tất cả cuộc khổ nạn của Ngài
chỉ là một đường hầm mù mịt, chẳng
dẫn đến đâu hết. Thứ Sáu Tuần Thánh
và Chúa nhật Phục sinh là hai mặt của chung một thực tại. Giả sử thiếu
một trong hai biến cố: Chúa chết, Chúa sống lại,
thì sự việc thành vô nghĩa. Tất cả những
điều trên đây làm cho chúng ta phấn khởi và
tăng thêm niềm xác tín vào mầu nhiệm Phục sinh của
Chúa Kitô. Tuy nhiên, thái độ cứng lòng tin của ông Tôma
cũng là điều có lợi cho chúng ta. Việc ông không
tin lúc đầu là một bảo đảm làm cho niềm
tin của chúng ta thêm vững chắc, vì niềm tin Chúa sống
lại của chúng ta không chỉ dựa trên những lời
nói suông, nhưng được xây dựng trên đức
tin của một người thực tế, bình dân, đã
nhìn thấy tận mắt và sờ tới tận tay vào
thân xác sống lại của Chúa. Do đó, cùng với thánh Gơrêgôriô,
chúng ta có thể kết luận: “Ngón tay
đa nghi của ông Tôma đã trở nên ông thầy của
toàn thể thế giới; bàn tay đa nghi của ông Tôma
đã dạy cho mọi người một sự thật
rất chắc chắn, đó là thân xác Chúa Giêsu Kitô đã Phục
sinh”.
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|