Thánh giá ĐỨc Kitô
Lm Augustine, S.J
Vinh quang của tôi là
Thánh Giá Đức Kitô
Từ tàu chở than, một
chiếc xuồng đưa người khách lạ hoắc
lên bãi biển xứ Biên Tường (Bretagne)
của nước Pháp. Hai ngư dân
địa phương tò mò hỏi khách, liền được
cho biết điều ước ao của ông là được
tham dự Thánh Lễ ở một nhà thờ gần đấy.
Đó là sáng sớm lễ Giáng Sinh 1643.
Khách không những được dẫn tới
nhà thờ mà còn được lo cho có mũ đội
đầu, có khăn ấm quàng cổ. Vừa
tới thánh đường, ông liền đi xưng tội
để chuẩn bị mừng lễ sốt sắng.
Trở về căn nhà ở bãi biển đã đón tiếp
ông, khách được mọi người quí mến lắng
nghe sau bữa ăn. Không ai dám hỏi thẳng vấn đề
liên quan tới thân hình khách, nhưng ai cũng thấy hai bàn
tay ông mang đầy sẹo với một
số ngón cụt tới phân nữa, một số ngón mất
móng, còn ngón cái tay trái thì không còn. Hai gò má nơi dung mạo
ông lõm với làn da nhăn nheo.
Cho dầu khách muốn ẩn danh nhưng cuối cùng
cũng phải cho chủ nhà biết mình là linh mục thừa
sai Dòng Tên với danh xưng An Sang Giang (Isaac Jogues), người
thành phố Orleans nước Pháp, đi truyền giáo ở
Bắc Mỹ và bị người Da Đỏ Uông Tinh
(Iroquois) bắt giữ từ hơn một năm; nhờ
người Hà Lan giúp mới thoát cảnh nô lệ, để
về thăm quê hương.
Nghe chuyện cảm động, ai nấy
đều rướm lệ. Riêng hai cô bé chủ nhà
bàn tính với nhau và đã đập con heo đất lấy
số tiền nhỏ kính tặng vị thừa sai.
Thế là từ căn nhà tranh, tin đến tai
nhà buôn giàu có của thành phố Rennes,
đó là ông Bùi Văn Sơn (Berson). Ông đến tận
nơi gặp cha An Sanh Giang và lấy ngựa chở ngài về
nhà các cha Dòng Tên tại Rennes
sáng sớm ngày 5 tháng 1, năm 1644.
Từ Rennes, cha An Sanh Giang về Orléans thăm mẹ và gia
đình hai ngày. Sau đó cha tới Paris.
Đâu đâu cha cũng được theo dõi và thán phục
như một vị tử đạo, đến nỗi
Hoàng Hậu Anna nhiếp chính cai trị nước Pháp thay
vua Luy XIV, con của bà còn nhỏ tuổi, cũng muốn gặp
cha. Cha tìm mọi cách để tránh né nhưng
không thành công. Hoàng hậu yêu cầu cha vui lòng kể lại
những cực hình cha đã chịu do người Da Đỏ
hành hạ, cùng với những cuộc mạo hiểm,
để thoát khỏi tay họ. Bà
đã đặt hai bàn tay bị biến
dạng của cha trong lòng bàn tay của bà, để nhìn
cho kỹ dấu vết của cuộc khổ nạn cha
đã trải qua. Nhân cơ hội, cha yêu cầu và
được Hoàng hậu ký sắc lệnh nhân danh vua Luy
XIV, gởi một đại đội Pháp Quốc tới
canh giữ đồn binh đang được xây dựng
để bảo vệ Sainte-Marie là tiền thân của
thành phố Minh Sơn (Montréal) của Canada hiện nay.
Nơi Ngài ơn cứu độ của tôi
Theo giáo luật, cha An Sanh
Giang không được dâng thánh lễ, vì ngón tay của tay
trái hoàn toàn bị mất, còn ngón trỏ thì bị cụt ngủn
nên cha không thể cầm Mình Thánh Chúa theo luật phụng vụ.
Cha nhân cơ hội ở Paris, đã
xin Đức Urbanô VIII cho cha được phép dâng thánh lễ.
Đức Thánh Cha rất lấy làm cảm động về
những đau khổ cha đã phải chịu nên đã
đồng ý ngay về ơn cha xin với lời Đức
Thánh Cha nói: “Thật sẽ là điều xấu hổ
để cho vị tử đạo của Chúa Kitô bị
mất quyền uống Máu Thánh Người!”
Đầu tháng 5 năm 1644, cha An Sanh Giang lên đường
trở về xứ truyền giáo Canada
với chính đại đội lính trẻ mà cha đã yêu
cầu chính phủ Pháp gởi sang Canada.
Giữa biển cả, tàu gặp bão lớn với
những lưỡi sóng cao ngất như muốn chôn vùi
hành khách xuống đáy biển. Mọi
người đều hoảng sợ trong tuyệt vọng.
Một mình cha An Sanh Giang kiên trì cầu nguyện
giờ kinh phụng vụ. Cha sử dụng ngay lời
ngôn sứ Isaia để khuyên mọi người thống
hối ăn năn và tin tưởng vào quyền năng và
tình yêu của Thiên Chúa, đoạn cha ban phép giải tội
chung. Lập tức, mọi người đều
nhận ra cơn bão đã lắng xuống. Thoát khỏi hiểm nguy, ai nấy đều
được khuyến khích để tạ ơn Thiên
Chúa. Họ cũng tỏ lòng biết
ơn cha An Sanh Giang, người mà họ kể như một
vị thánh. Những ngày kế tiếp bọn
lính trẻ đều lần lượt đến
xưng tội và nhận bí tích hoà giải.
Khi tàu cập bến Canada, cha An Sanh Giang hết đỗi
vui mừng đước thấy ngoài các bạn cùng Dòng,
còn có nhiều người dân tộc An Dương Kinh (Al
Gonquins) ra đón. Cha rất thương hại dân tộc
An Dương Kinh và Hướng Dương (Hurons) là hai dân
tộc đang bị đe dọa tuyện chủng vì nạn
đói và nạn dịch cũng như vì dân tộc Uông Tinh
sát hại họ cách tàn nhẫn. Do đó cha lại xung phong
đến với dân tộc Uông Tinh là dân tộc đã từng
giam giữ cha, vì cha mong trở nên dụng cụ Chúa dùng
hoán cải người Uông Tinh, hầu mang lại bình an giữa
các dân tộc ít người.
Sức sống của tôi
Vào mùa xuân
1645, một biến cố xảy ra, trở nên cơ hội
quan trọng cho sứ mạng cha An Sanh Giang. Đó là hai người Uông Tinh bị người
An Dương Kinh bắt làm tù binh. Một
trong hai người này lại là cháu của người mà
cha An Sanh Giang nhận làm bà cô. Chao liền vận động
để hai người này được trả tự
do. Người Pháp nhân cơ hội tổ chức
cuộc hoà đàm ba phía, gồm người Pháp, người
An Dương Kinh và người Uông Tinh. Cuộc hoà đàm diễn ra từ tháng 6 năm
1645 đến tháng 5 năm 1646. Ba bên
đều nhất trí trả tù binh và không tấn công nhau.
Sau hội nghị, mỗi bên gởi phái đoàn đi
thăm hai bên kia. Cha An
Sanh Giang tự nguyện làm đại sứ cho người
Pháp sang thăm người Uông Tinh. Chuyến
đi thành công tốt đẹp, mang lại hy vọng lớn
cho công cuộc truyền giáo giữa những dân tộc liên
hệ.
Nhưng bóng tối hãy còn bao phủ mối
tương quan giữa hai dân tộc Hướng
Dương và Uông Tinh. Cùng với một
số thủ lãnh của dân Hướng Dương, cha An
Sanh Giang tự nguyện đi đến với dân Uông Tinh
để hoà giải. Cùng đi với
cha, còn có hiến sinh giáo dân người Pháp là anh Gioan Lâm
Điền (Jean de la Lande) 25 tuổi.
Điều không may xảy ra là tại đó mới có
cơn dịch sát hại nhiều người. Liền sau
đó là nạn hạn hánh khiến mùa bắp thất thu nặng. Các thầy pháp cắt nghĩa cho
thấy lý do của cả hai tai nạn
đều do lá bùa cha An Sanh Giang còn để lại trong
chiếc rương khi ngài chạy thoát thân nhờ sự
giúp đỡ của người Hà Lan.
Cuộc họp để xét xử cha An Sanh Giang ngày
17.9.1646 chưa ngã ngũ. Các tù binh hiện
bị giữ làm con tin. Cha An Sanh Giang và
anh Lâm Điền được giao cho bà cô giữ.
Nhưng chiều hôm ấy, cha được mời đi
ăn cơm tối, trên đường
ngài bị một nhát búa rìu giáng trên đầu nên chết lập
tức. Được tin, anh Lâm Điền
đang đêm đi tìm xác cha, cũng lãnh một nhát búa rìu kết
thúc cuộc đời. Cả hai vị đều
đuợc Giáo Hội mừng kính cùng với các thánh Tử
Đạo Bắc Mỹ. Nơi cha An Sanh Giang trong chuyến
thăm quê hương, ta thấy thấp thoáng hình ảnh
chính Đức Giêsu vào thành Giêrusalem như được
mô tả trong Tin Mừng hôm nay(Mt 21,1-11).
Tác giả Mátthêu cho thấy Đức Giêsu vào thành từ
phía Đông, tức phía Vườn Dầu, liên quan tới lời
sấm về “ngày của Chúa” trong Dacaria 14,4. Biến cố
Đức Giêsu vào thành là để thể hiện Is 62,11 và Dcr 9,9. Câu “Hãy nói với thiếu nữ
Sion” (Is 62,11) được ứng nghiệm
nơi c.8 trong Tin Mừng hôm nay, cho thấy đám đông
đón rước Đức Giêsu như con cháu vua Đavít
theo Tv.118,25-26.
Cả thành đều chú ý và nhìn nhận Đức Giêsu là
vị ngôn sứ từ Galilê (Mt
21,10-11).Nhưng Dcr 9,9 cho thấy Đức Giêsu vào
thành cách khiêm hạ trên lưng lừa. Chính về
đức khiêm nhường ta thấy cha An Sanh Giang đã
nên giống Đức Giêsu.Và cha đã nên giống Người
cho tới nỗi chết vì những kẻ cha rất yêu mến
là các dân tộc ít người tại Bắc Mỹ.
Một số câu hỏi gợi ý
1. Bạn tâm đắc
gì về: việc cha An Sanh Giang ước ao trước
tiên là được dự thánh lễ Sinh Nhật? Việc cha quì gối xưng tội trước
khi dự lễ? Việc mọi người tò mò về
những ngón tay bị mất móng hoặc
bị cắt cụt? Nhất là về cái chết
tử đạo của cha?
2. Bạn hiểu gì
về lời Đức Giêsu dạy ta là “Hãy học cùng Thầy
ở khiêm nhường và hiền lành thực trong lòng” ? Lời đó có áp dụng với
bạn chăng? Bằng cách nào?