Lễ
Ðức Mẹ Nhận Tin
Lịch Sử
Lễ Ðức
Mẹ Nhận Tin (hay lễ Truyền Tin) được mừng
đầu tiên tại Giáo hội Ðông phương vào Chúa nhật
I mùa Vọng từ thế kỷ IV hay thế kỷ V để
kính nhớ mầu nhiệm Nhập Thể. Ðến thế
kỷ VII, lễ này lan sang Giáo hội Tây phương để
kỷ niệm Ðức Trinh Nữ Maria chịu thai Ngôi Lời
Nhập Thể, đồng thời kỷ niệm Chúa Kitô
được xức dầu làm Thượng Tế và làm
Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người. Ðức Sergiô
(657-701) lập bốn lễ: Lễ Ðức Mẹ tịnh
tẩy, dâng Con vào đền thờ, lễ Truyền tin, lễ
Sinh nhật Ðức Mẹ, và lễ Ðức Mẹ lên trời.
Mỗi dịp lễ này, ngài truyền dạy
tổ chức cuộc rước Ðức Mẹ từ nhà
thờ Thánh Adrianô về đền thờ Ðức Bà Cả
tại Rôma. Thánh Phêrô kim ngôn đã giảng
nhiều trong lễ Truyền tin.
Thánh
Augustinô đã đề nghị mừng lễ Truyền tin
vào ngày 25 tháng 3 cho đúng chín tháng trước lễ Giáng
sinh, nhưng Giáo hội Tây-ban-nha không đồng ý, nên công
đồng Toledo năm 650 ấn định mừng tám
ngày trước lễ Giáng sinh rồi đổi sang ngày 18
tháng Giêng để tránh mùa Chay. Ðức Beneđictô XIV ra sắc
lệnh ấn định khắp Giáo hội mừng lễ
Truyền tin vào ngày 25 tháng 3 theo Thánh Augustinô đã đề
nghị và vẫn giữ cho đến ngày nay.
Suy Niệm I
Bí tích hòa giải
chúng ta với Thiên Chúa
Trích thư của thánh Lêô Cả, giáo hoàng:
"Thấp hèn đã được
cao cả lãnh lấy, yếu đuốc được sức
mạnh đón nhận và tử tất được
vĩnh cửu tiếp nhận. Ðể trả nợ cho loài
người chúng ta, bản tính bất hoại đã liên kết
với bản tính khả thụ, khiến Vị Trung Gian
duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, tức con
người Giêsu Kitô, vừa có thể chết theo bản
tính loài người, vừa không thể chết theo bản
tính Thiên Chúa, làm cho việc cứu chữa chúng ta được
hoàn toàn thích hợp.
Vậy
Thiên Chúa thật đã sinh ra trong bản tính loài người,
đầy đủ và toàn vẹn. Người có trọn vẹn mọi
đặc tính riêng của mình, và cũng có mọi đức
tính của con người chúng ta. Các đặc
tính của con người chúng ta nói đây là những cái Ðấng
Tạo Hoá đã dựng nên ở nơi ta ngay từ ban
đầu, mà Ðức Kitô đã nhận lấy để
đổi mới.
Còn những gì
tên bịp bợm đã mang đến và con người bị
lừa đã mắc phải thì không hề có vết tích ở
trong Ðấng Cứu Thế. Thế nên, không phải vì
đã chấp nhận sự yếu hèn của nhân loại
mà Người mắc phải tội lỗi của chúng ta
đâu.
Người
nhận lấy hình thức tôi tớ nhưng không vướng
vết nhơ của tội lỗi' Người nâng cao
nhân tính lên, nhưng không hạ thấp thần tính xuống. Việc Người hạ mình xuống,
khiến Ðấng vô hình trở nên hữu hình, và Ðấng Tạo
Hoá, Chúa Tể của muôn loài, trở nên một người
ở giữa phàm nhân, chỉ là một sự hạ cố
của lòng thương xót nhưng không phải là một sự
thất lạc quyền năng. Vậy nên Ðấng vốn ở
trong thân phận Thiên Chúa đã dựng nên con người
cũng lại chính là Ðấng đã trở nên con người
trong thân phận tôi tớ.
Vậy
Con Thiên Chúa vào nơi hạ giới là trần gian này. Người từ ngai trên trời mà xuống,
nhưng vẫn không từ bỏ vinh quang của Chúa Cha
Người được sinh ra theo một
trật tự mới và bằng một cuộc giáng sinh mới.
Nói là theo một trật tự mới vì rằng
là Ðấng vô hình theo bản tính riêng đã trở thành hữu
hình trong bản tính của ta. Ðấng bất
khả cập đã trở nên khả cập. Ðấng vẫn có trước cả thời gian,
nay bắt đầu hiện hữu trong thời gian.
Chúa Tể của hoàn vũ đã che giấu
uy quyền mênh mông của mình đi, để nhận lấy
thân phận tôi đòi. Thiên Chúa bất khả thụ nạn
chẳng nề làm con người khả thụ: Ðấng bất
tử, nay phục tùng lề luật của sự chết.
Vậy Ðấng
là Thiên Chúa thật, cũng là người thật, và trong sự
hiệp nhất, chẳng hề có chút gì man trá, bởi vì sự
cao cả của Thiên Chúa thật sự đã kết hợp
với sự thấp hèn của loài người.
Như Thiên Chúa
không bị thay đổi bởi lòng xót thương của
Người thế nào thì con người cũng chẳng bị
hủy diệt bởi phẩm chất của mình như vậy.
Cả hai bản tính cùng hoạt động hiệp thông với
nhau nhưng theo đặc tính riêng của
mình: Ngôi Lời làm công việc của Ngôi Lời, và xác thịt
làm công việc của xác thịt.
Một bản
tính thì sáng ngời trong các phép lạ, còn bản tính kia lại cam chịu mọi ô nhục. Rồi, như Ngôi Lời không mất sự vinh
quang ngang hàng với Chúa Cha thế nào, thì xác thịt không hề
bỏ bản tính loài người như vậy.
Phải nói rằng
cùng một Ðấng vừa là Con Thiên Chúa thật sự và
đồng thời cũng là con loài người thật sự
Người là Thiên Chúa vì: Từ nguyên thủy vẫn có Ngôi
Lời và Ngôi Lời hằng ở với Thiên Chúa, và Ngôi Lời
là Thiên Chúa Người cũng là người vì Ngôi Lời
đã hoá thân làm người và đã ở giữa chúng tôi."
(Các bài đọc giờ kinh sách, tr. 109-111).
Suy Niệm
II
Những tin
mới kỳ diệu
Danh từ NEWS
thành bởi North, East, West, South, có nghĩa là tin tức do những
sự việc xảy ra từ bốn phương Bắc,
Ðông, Tây, Nam. Không biết từ thời nào và ai đã sáng nghĩ
ra cách dùng danh từ News. Chỉ biết rằng
thế kỷ XIV và XV, người ta đã dùng danh từ
Newes, Newis, Newys (đọc 2 vần). Ý
nghĩa danh từ News là điều mới xảy ra
(recent) mới mẻ (fresh). Thi sĩ
Shakespeare (1584-1616) dùng danh từ News cả cho số ít và số
nhiều (this news, these news) như nhau. News
là những tin tức từ khắp bốn phương.
Còn Good News là Tin mừng Chúa Kitô thì được ban truyền
cho khắp thế giới.
Theo Ðức Giám mục
Bossuet, một "Tin Mới lạ lùng" Thiên Chúa đã
làm trên trái đất mà Tiên tri Giêrêmia đã tiên báo (31:22) là
biến cố "Mầu nhiệm Nhập Thể":
Ngôi Hai Thiên Chúa đã từ bỏ địa vị cao sang,
hạ mình thấp hèn, hủy mình ra không, mặc lấy thân
phận người tôi tớ (Phil 2:7-8).
Biến cố
Ngôi Lời nhập thể gồm hai điều kỳ diệu:
1. Con Thiên Chúa từ
muôn đời đồng hàng với Thiên Chúa, đã trở
nên tôi tớ của Người. Con Thiên Chúa cao sang, là nguồn
gốc mọi thụ tạo đã hạ mình ngang hàng với
mọi người, không sượng gọi họ là anh em
(Heb 2:11).
2. Ðức Trinh Nữ
Maria diễm phúc được thông phần vào điều
kỳ diệu đó: được gọi Thiên Chúa là Con,
được ưu tuyển trở thành một đền
thờ sống động, trong đó Con Thiên Chúa sùng bái
Thiên Chúa Cha, và được trở nên máng chuyển ơn
xuống cho loài người. Như vậy,
Con Thiên Chúa hạ mình tùng phục Ðức Maria để tôn
kính Mẹ, và nhờ Mẹ để hiệp thông với
loài người.
A.
Tin Mới diệu kỳ trước tiên là Thiên Chúa phối
hợp sự hèn mọn với ánh vinh quang của Người. Theo Thánh Tôma, công cuộc lớn lao nhất
của Thiên Chúa là Người tự kết hợp với
thụ tạo trong mầu nhiệm Nhập Thể. Và Thiên
Chúa toàn năng không thể làm gì cao cả hơn việc
Người ban cho thế gian một Thiên Chúa-làm-người.
Nếu công cuộc
đó là lớn lao nhất của Thiên Chúa thì cũng là ánh
vinh quang chói sáng nhất của Người, vì Chúa vui mừng
trong sự nghiệp của Người (Ps 103:31). Và việc
Chúa hạ mình cũng là một Tin Mới kỳ diệu vì
Người biểu lộ vinh quang của Người
trong sự yếu hèn của chúng ta: Người ở giữa
chúng ta, và chúng ta đã được nhìn ngắm vinh quang của
Người (Gio 1:14).
Vinh quang của Người được tỏ
hiện huy hoàng nhất khi tương hợp với sự
hạ cố thẳm sâu của Người.
B. Một Tin Mới
diệu kỳ thứ hai là Con Thiên Chúa không thể hạ
mình trong bản tính cao quang nội tại của Người.
Người phải nhập thể, mặc
thân xác loài người, mới có thể hạ mình vâng phục
Thiên Chúa Cha (Phil 2:8). Hành vi đầu
tiên của Chúa Kitô là khiêm hạ vâng phục như Thánh
Phaolô đã viết: "Khi vào trần gian, Người
nói (với Chúa Cha): Hy sinh và lễ vật Ngài đã chẳng
màng. Các lễ toàn thiêu và tạ tội Ngài
đã chẳng đoái. Bây giờ con nói:
này con xin đến để thi hành ý muốn của
Ngài" (Heb 10:5-7).
C. Tin Mới kỳ
diệu thứ ba là Con Thiên Chúa khiêm hạ đã tuyển chọn
Ðức Maria khiêm hạ và trinh trong như một đền
thờ để, tại nơi đó, Người tuyên khấn
tuân vâng Thiên Chúa Cha. Phúc âm ghi lại hai lời biểu lộ
đức trinh trong và đức khiêm nhu của Mẹ
Maria:
* Lời thứ
nhất: "Tôi không biết đến việc phu
thê" (Lc 1:34) chứng tỏ Mẹ Maria trinh trong do
đặc ân Vô Nhiễm Thai và do lời Người đã
tuyên khấn giữ mình đồng trinh trọn đời.
* Lời thứ
hai: "Này tôi là tôi tớ Chúa tôi xin vâng như lời sứ
thần truyền" (Lc 1:38) chứng tỏ Mẹ Maria
rất mực khiêm nhu, dù đã được thiên sứ
tiết lộ và truyền tin cho biết, nhờ quyền
năng của Chúa Thánh Linh, Người sẽ được
làm Mẹ Con Ðấng Tối Cao (Lc 1:31, 32, 35).
Sau hai lời
phúc đức này, các tầng trời liền mở ra, Con
Ðấng Tối Cao liền nhập thể đầu thai trong cung lòng Mẹ Maria. Trước Tin Mới
kỳ diệu này, Thánh Bênađô đã cảm hứng chúc tụng
Mẹ Maria: "Mẹ đẹp lòng Chúa do đức
Trinh trong, nhưng Mẹ chịu thai Con Chúa do đức
Khiêm hạ. Nếu Mẹ không khiêm hạ thì
Chúa Thánh Linh không ngự xuống, không có Thiên Chúa nhập thể,
và không có Kitô giáo".
D. Tin Mới diệu
kỳ thứ bốn là Thiên Chúa tuyển chọn Mẹ
Maria làm phương thế để ban mình cho nhân loại.
Từ thiên cung vô cùng cao thẳm, Thiên Chúa hạ cố đồng
cư với nhân loại, muốn truyện vãn với các
tôi tớ của Người, muốn cùng sống với
thụ tạo tội lỗi khốn nạn của Người.
"Người đến không phải
để cứu vớt thiên thần, nhưng để cứu
vớt dòng dõi Abraham" (Heb 2:16). Như người khổng lồ
đi đôi hia vạn dặm, Chúa vượt qua các phẩm
thiên thần như băng qua các rặng núi đồi (Cant
2:8) đi tìm kiếm bản tính nhân loại mỏng giòn, coi
thường án lệ sự chết và nhờ Mẹ Maria kết
hợp với loài người cả xác và hồn, để
chúng ta được hiệp thông với Người (1
Gio 1:3). Do đó, Mẹ Maria là mối dây liên kết chúng ta với
Chúa, vì Mẹ là phương thế, là đường lối
để Chúa đến cùng chúng ta trong mầu nhiệm Nhập
Thể, và vì Mẹ đã được tiền định
cùng với Chúa Kitô trong chương trình phục hồi nhân
loại (x. L.G., 61). Cha Faber tô thắm giáo lý này như sau: "Với
các thụ tạo, Thiên Chúa ban các ơn tự nhiên. Với
thiên thần và loài người, Thiên Chúa ban các ơn siêu
nhiên. Riêng với loài người, Thiên Chúa ban chính mình
Người trong mầu nhiệm Nhập Thể".
Chính vì thế,
Thiên Chúa đã sai sứ thần đến điều
đình với Ðức Mẹ và truyền tin cho Người
biết mầu nhiệm Nhập Thể và sứ mạng lớn
lao của Con Mẹ sẽ hạ sinh.
Lạy Mẹ
Maria yêu dấu! Vực thẳm khiêm hạ của
Chúa và vực thẳm khiêm hạ của Mẹ đã kêu gọi
lẫn nhau (xem Ps. 42:8) nên đã xảy ra biến cố Tin
Mới lạ lùng. Xin Mẹ giúp chúng con
biết sống khiêm hạ tới vực thẳm khốn
cùng để chúng con kêu gọi được vực thẳm
xót thương của Chúa và Mẹ, và để đáp ứng
được vực thẳm khiêm hạ của Chúa Giêsu
Con Mẹ hạ cố xuống lòng hèn mọn chúng con.
Và lạy Mẹ hiền ái! Xin Mẹ lấy chất bổ
dưỡng phúc lộc của Chúa Giêsu, quả phúc lòng Mẹ
(Lc 1:42), giải chất độc dữ trái cấm của
bà Evà đã lan tràn vào huyết mạch chúng con, để
chúng con được tràn đầy sức sống thần
thông của Chúa Giêsu Con Mẹ. Amen.
www.dongcong.net