Lòng thương xót
Trong cuộc đời của mình, chúng ta có khuynh
hướng đưa ra một giá trị cao hơn về
nhân đức tốt lành – sự tử tế rõ rệt,
thông thường và diễn ra hằng ngày. Khi nhìn lại cuộc sống của mình, chúng ta cảm
thấy tiếc nuối, khi nhớ đến những hành
vi thiếu sự tử tế. Nhưng
khi nhớ lại những hành động ân
cần tận tuỵ của mình, thì đó thật là những
giây phút đáng yêu. Sự tử tế chủ
yếu là lẽ công bằng đích thực. Đức Giêsu đặc biệt thương cảm
đối với những kẻ mà người ta
đưa ra cho Người phán xét. Một ví dụ
kinh điển là câu chuyện nói về người phụ
nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại
tình.
Câu chuyện
này cảnh báo chúng ta chống lại thói quá vội vã trong
việc đưa ra phạm vi luân lý cao.
Ai trong chúng ta là người vô tội? Chúng ta phải học hỏi từ ví dụ của
Đức Giêsu. Người kết án
tội lỗi của người phụ nữ đó,
nhưng Người từ chối không kết án bản
thân chị ta. Không phải là tội lỗi
đó không thành vấn đề đối với Người.
Có chứ. Nhưng Người
phân biệt giữa tội lỗi và tội nhân.
Người kết án tội lỗi,
nhưng lại tha thứ cho tội nhân.
Và động cơ quan trọng nhất trong tất cả
hành động này của Người, đó chính là tấm
lòng thương xót. Vấn
đề không phải là hào phóng, nhưng là biết
thương xót. Một người thánh thiện,, thì càng ít có khuynh hướng phán xét người
khác. Trong mỗi con người, đều có khuynh hướng
muốn tránh né quyền phê phán của bất cứ người
nào khác.
Đức Giêsu từ chối việc phán xét người
phụ nữ ngoại tình. Nhưng
Người nói với chị ta “Chị cứ về
đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”. Nói cách khác, Người không hề
phủ nhận tội lỗi của chị ta. Người bảo chị ta hãy thừa nhận
và chịu trách nhiệm về tội lỗi của mình.
Thật là dễ dàng hơn nhiều, khi
người ta chối tội, biện hộ, hoặc
đổ tội cho người khác. Khi người
ta biết trực diện với tội lỗi và giải
quyết nó, thì không còn gì để đổ tội, hối
tiếc, ân hận, hoặc thất vọng
nữa.
Lòng thương xót và sự tha thứ của Đức
Giêsu mang lại sự sống. Người
phụ nữ đó đã được tự do ra đi
– tự do để thay đổi thái độ sống của
mình, và lấy lại được lòng tự trọng.
Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng con người
có khả năng thay đổi, nếu được tạo
cho cơ hội.
Sứ vụ
của Giáo Hội phải là một nơi dành cho sự tha
thứ, sao cho những kẻ đã bị sa
ngã (tất cả chúng ta đều đã từng sa ngã, theo
nhiều cách thức và mức độ khác nhau) đều
cảm nghiệm được tình yêu thương và lòng
thương xót của Đấng đã khước từ
việc kết án. Giáo Hội phải trở thành một cộng
đoàn của ân sủng, một cộng đoàn không câu nệ
vào luật lệ, một cộng đoàn sẽ không kết
án, nhưng sẽ yêu thương, một cộng đoàn
quan tâm đến lòng thương xót, hơn là sự công bằng.
Ngày kia, có một phụ nữ đến van xin
hoàng đế Napoléon tha thiết cho người con trai của
bà. Anh thanh niên đó đã phạm một tội
nặng. Lề luật đã rõ rệt.
Công lý đòi buộc anh ta phải chết.
Hoàng đế quả quyết rằng đảm
bảo phải thi hành công lý. Nhưng bà mẹ
nài nỉ “Thưa bệ hạ, tôi đến van xin lòng
thương xót của ngài, không phải vì công lý”. Hoàng đế Napoléon trả lời “Nhưng hắn
ta không xứng đáng được thương xót”.
Bà mẹ nói “Thưa bệ hạ, nếu nó xứng
đáng, thì không còn gọi là lòng thương xót nữa”.
Hoàng đế Napoléon đáp “Thôi được. Ta sẽ rủ lòng thương xót nó”. Và
ông sai thả người thanh niên đó ra.
Về bản
thân, sự thương xót thuần tuý là một quà tặng.
Đây là điều gì đó mà tất cả chúng ta đều
cần đến, và do đó, chúng ta phải sẵn sàng mở
lòng ra với người khác. Chúa nói “Phúc cho kẻ
có lòng thương xót”.